[Vật lí 12] Giúp THA câu lực căng dây này với

T

tranhaanh

Last edited by a moderator:
H

hoangtrungneo

Lực căng dây

Tớ xin trả lời:

Ta có công thức tính lực căng dây thế này:

[TEX]T=m.g(3cos\alpha-2.cos\alpha_0)[/TEX]

Ứng với các TH đặc biệt ta có:

[TEX]T_{max} = m.g(3-2.cos\alpha_0)[/TEX] (Tại VTCB)

[TEX]T_{min} = m.g.cos \alpha_0[/TEX] (Tại Biên)
 
P

pqnga

tại vị trí cân bằng thì T = P = mg
Bạn tính ra
Còn ở các vị trí khác thì CT bạn hoangtrungneo đã đưa ra rùi đó
 
H

hoangtrungneo

tại vị trí cân bằng thì T = P = mg
Bạn tính ra

\Rightarrow Tớ xin khẳng định lại. Tại VTCB thì Lực căng T ko như của pqnga. Cái này có rất nhiều bạn nhầm trong trường hợp này. Lực căng dây T = m.g \Leftrightarrow con lắc ko dao động. Còn con lắc dao động thì lực căng dây là[TEX] T_{max}[/TEX] tại VTCB như bài viết trên tớ post.
 
T

thinhtran91

uhm, như bạn hoangtrungneo nói rất chính xác về 2 trường hợp đặc biệt của lực căng dây, tại vị trí cân bằng thì ly độ = 0 ===> cos anfa =1 ===> hiệu (3cos anfa - 2cos anfa0) đạt giá trị cực đại .
Rất nhiều bạn nhầm rằng tại vtcb thì T=P, nếu mà đẳng thức đó xảy ra thì con lắc hết lắc mất >"< ;)) .

Áp dụng công thức như bạn hoangtrungneo đã nói , bạn có thể tính anfa 0 bằng hệ thức độc lập thời gian với con lắc đơn : (anfa 0 )^2 = anfa ^2 + v^2 / omega^2
Với anfa 0 là ly độ cực đại, anfa là ly độ bất kì tại thời điểm con lắc đc truyền vận tốc v.
Lưu ý : góc tính ra ở công thức trên đc ghi nhận với đơn vị rad.

Xin phép bạn hoangtrungneo cho phép mình nói rõ hơn 1 tí nha ^^.
Chúc bạn thanh công ^^
 
T

tranhaanh

Bài này có 4 kết quả:
2,4 N
3 N
4 N
6 N
Sao tôi dùng công thức mà chỉ tính ra đc 2,5 N chịu thua quá. Hay là "làm tròn" xuống 2,4 N
 
T

thinhtran91

uầy , với công thức tính góc quy đổi ra radian với các góc lệch nhỏ thì việc sai số 0.1 là hoàn toàn có thể khi bạn không tính liên tục mà tính nối các bước dựa trên các đáp án sai lệch nhỏ, vô tư đi :))
 
P

pqnga

\Rightarrow Tớ xin khẳng định lại. Tại VTCB thì Lực căng T ko như của pqnga. Cái này có rất nhiều bạn nhầm trong trường hợp này. Lực căng dây T = m.g \Leftrightarrow con lắc ko dao động. Còn con lắc dao động thì lực căng dây là[TEX] T_{max}[/TEX] tại VTCB như bài viết trên tớ post.

uhk !! Cái chỗ T = P ấy tớ nhầm rùi .... Bi giờ thì tớ hỉu rùi thanks các bạn nhá
@tranhaanh kết quả bài này ng` ta cho là 2,4 ak` bạn?? vậy còn v ng` ta cho làm j` nhỉ??
 
C

coldhear_tth

một con lắc đơn có khối lượng vật nặng m=250 g, chiều dài l=50cm.Từ VTCB ta truyền cho vật nặng vận tốc v=1 m/s theo phương ngang.Lấy g=10 m/s^2. Lực căng dây khi vật qua VTCB là:...b-(

Bài này kết quả bằng 3.
_Khi ở VTCB thì:
v^2= 2gl(1-cosa)
\Leftrightarrow cosa= 9/10
\Rightarrow Tmax = mg(3-cosa)
\Leftrightarrow Tmax=3
 
S

strike12

Có bạn nào chứng mình công thức [tex] T=m.g(3cos\alpha-2.cos\alpha_0) [/tex] hộ tớ với, mấy ông thầy làm mỗi người 1 kiểu T_T
 
C

conech123

Công thức này chỉ áp dụng trong TH thả không vận tốc ban đầu thôi bạn ạ.
Áp dụng ĐL bảo toàn cơ năng:
[TEX]m.g.h_1=\frac{mv^2}{2}+mgh_2[/TEX]
[tex]\Leftrightarrow m.g.l(1-cos\alpha_o) = \frac{mv^2}{2}+m.g.l(1-cos\alpha)[/tex]
[TEX]\Leftrightarrow v=\sqrt{2.g.l.(cos\alpha-cos\alpha_o)}[/TEX]
Mặt khác theo định luật 2 Niu-tơn, tổng các lực tác dụng lên con lắc:
[TEX]\vec{T}+\vec{P}=m.\vec{a_{ht}}[/TEX]
\Rightarrowchi chiếu theo chiều hướng vào tâm, ta có[TEX]T-Pcos\alpha=m.\frac{v^2}{l}[/tex]
\Leftrightarrow[TEX]T= \frac{mv^2}{l}+Pcos\alpha[/tex]
đến đây bạn thế biểu thức v ở trên vào thì sẽ ra được CT của T thôi, công thức đó chỉ áp dụng trong bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận thì phải chứng minh lại
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom