[Vật lí 11]Mắt và các dụng cụ quang học

M

muatrongmatem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Máy ảnh

a) Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu được một ảnh thật (nhỏ hơn vật) của vật cần chụp trên một phim ảnh.

ly7quangvg8.jpg


b) Cấu tạo: Bộ phận chính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ (hay một hệ thấu kính có độtụ dương) gọi là vật kính. ở các máy ảnh thông thường, vật kính có tiêu cự vào khoảng trên, dưới mười centimét. Vật kính được lắp ở thành trước của một buồng tối, còn phim được lắp sát thành đối diện, bên trong buồng tối (h.6.1b).


Khoảng cách từ vật kính đến phim có thể thay đổi được.

ở sát vật kính (hoặc xem giữa các thấu kính của vật kính) có một màm chắn, ở giữa có một lỗ tròn nhỏ mà đường kính có thể thay đổi được. Màn này dùng để điểu chỉnh chùm sáng chiếu vào phim.

Ngoài ra còn một cửa sập M chắn trước phim, không cho ánh sáng chiếu liên tục trên phim. Cửa này chri mở ra trong một khoảng thời gian rất ngắn mà ta chọn, khi ta bấm máy.

ly8quangqz6.jpg



c) Cách điều chỉnh máy: Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim người ta thay đổi khoảng cách d’ từ vật kính đến phim, bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim. Để nhận biết xem ảnh trên phim đã rõ nét hay chưa,người ta dùng một kính ngắm, có sẵn trong máy.

Ngoài ra , tuỳ theo ánh sáng mạnh hay yếu mà người ta còn phải chọt một cách thích hợp thời gian chụp và độ mở của lỗ tròn trên màn chắn.
 
Last edited by a moderator:
M

muatrongmatem

Mắt

a) Về phương diện quang hình học, mắt giống như một máy ảnh. Nó có chức năng tạo ra một ảnh thật, nhỏ hơn vật, trên một lớp tế bào nhậy với ánh sang, để từ đó tạo ra những tín hiệu thần kinh, đưa lên não. Tuy nhiên hệ thống quang học của mắt phức tạp hơn hệ thống quang học của máy ảnh rất nhiều.

ly9quangty9.jpg


b) Cấu tạo : Bộ phận chínhcủa mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là thuỷ tinh thể (5) (h.6.2). Độ cong của hai mặt thuỷ tinh thể có thể thay đổi được nhờ sự co gain của cở vòng đỡ nó.

Đằng trước thuỷ tinh thể là một chất lỏng trong suốt, có chiết suất [tex]n \approx 1,333[/tex], gọi là dịch thuỷ tinh (6).

Mặt ngoài của mắt là một màng mỏng trong suốt, cứng như sừng, gọi là giác mạc (1).

Thành trong của mắt, phần đối diện với thuỷ tinh thể, gọi là võng mạc (7). Nó đóng vai trò như một màn ảnh, tại đố có các tế bào nhạy sáng, nằm ở hai đầu các dây thần kinh thị giác.

Trên võng mạc, có một vùng nhỏ màu vàng, rất nhạy với ánh sáng, nằm gần giao điểm V của trục chính của mắt với võng mạc. Vùng này gọi là điểm vàng.

Dưới điểm vàng một chút có điểm mù M là điểm hoàn toàn không nhạy sáng, vì tại có các dây thần kinh phân nhánh và không có đầu dây thần kinh thị giác.

Sát mặt trước của thuỷ tinh thể có một màng không trong suốt, mầu đen (hoặc xanh hay nâu) gọi là màng mống mắt (hay lòng đen) (3).

Giữa màng mống mắt có một lỗ tròn nhỏ gọi là con ngươi (4). Tuỳ theo cường độ của chùm sáng tới mà đường kính của con ngươi sẽ tự động thay đổi, để dễ điều chỉnh chùm sáng chiếu vào võnh mạc. Ở ngoài nắng, con ngươi thu nhỏ lại; trong phòng tối, nó mở rộng ra.

Một đặc điểm rất quan trọng về mặt cấu tạo của mắt là : độ cong và do đó, tiêu cự) của thuỷ tinh thể có thể thay đổi được. Trong khi đó, khoảng cách từ quang tâm của thuỷ tinh thể đến võng mạc (d’ = OV) lại luôn luôn không đổi ([tex]d'\approx 2,2cm[/tex]).



c) Sự điều tiết - Điểm cực cận và điểm cực viễn :

- Khi mắt nhì thấy vật nào thì trên võng mạc hiện lên ảnh thật, ngược chiều và rất nhỏ của vật đó.

Khi đưa vật thật lại gần mắt (d giảm) nếu tiêu cự của thuỷ tinh thể không đổi thì ảnh của vật sẽ lùi ra sau võng mạc (d tăng). Muốn cho ảnh trở lại đũng vpngx mạc (d’ như cũ) thì tiêu cự f của thuỷ tinh thể phải giảm. Cơ vòng đỡ thuỷ tinh thể phải co lại làm cho thuỷ tinh thể phồng lên. Ngược lại, khi đưa vật ra xa mắt, muốn cho ảnh của vật vẫn hiện trên võng mặc thì tiêu cự của thuỷ tinh thể phải tăng lên. Cơ đỡ thuỷ tinh thể phải giãn ra, làm cho thuỷ tinh thể dẹt lại.

Sự thay đổi độ con của thuỷ tinh thể (và do đó, thay đổi độ tụ hay tiêu cự của nó) để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên võng mạc gọi là sự điều tiết.

- Điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó, mắt còn có thể nhìn ró được gọi là điểm cực viễn ([tex]C_v[/tex]).

Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn ở vô cực. Khi quan sát vật đặt ở điểm cực viễn, mắt không phải điều tiết, do đó không mỏi mắt. Độ tụ của thuỷ tinh thể lúc đó nhỏ nhất ; tiêu cự của nó lớn nhất và tiêu điểm của nó nằm đúng trên võng mạc.

[tex]f_{max}=OV[/tex]

Vậy, mắt không có tật là mắt, khi không điều tiết, có tiêu điểm nằm trên võng mạc.

- Điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật tại đó, mắt còn nhìn rõ được gọi là điểm cực cận [tex]C_c[/tex]. Sở dĩ như vậy, vì thuỷ tinh thể chỉ có thể căng phồng đến chừng mực nào đó thôi. Tiêu cự của thuỷ tinh thể chỉ có thể giảm đến một giá trị tối thiểu nào đó.Lúc đó khoảng cách từ vật, có ảnh hưởng rõ nét đến võng mạc, đến mắt là khoảng cách ngắn nhất. Ta gọi đó là khoảng thấy rõ ngắn nhất và kí hiệu bằng chữ Đ. Nếu vật tiến lại gần hơn thì thuỷ tinh thể không còn khả năng cho ảnh rõ nét của vật hiện trên võng mạc được nữa.

Đối với những người trẻ, không có tật của mắt, điểm cực cận cách mắt từ 10cm đến 20cm. Tuổi càng cao điểm cực cận càng lùi ra xa mắt.

Khi quan sát vật đặt ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất. Thuỷ tinh thể căng phồng cựcđại, do đó rất chóng mỏi mắt.

Đẻ quan sát được lâu và rõ (đọc sách báo, viết bài, nhìn một vật qua dụng cụ quang học v.v...) người ta thường đặt vật (hoặc ảnh cần quan sát) cách mắt một khoảng lớn hơn khoảng cách từ mắt đến điểm cựccận một chút. Khoảng cách đó vào cỡ 25cm.

Khoảng từ điểm cực cận [tex]C_c[/tex] đến điểm cực viễn [tex]C_v[/tex] gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.



d) Góc trông vật và năng suất phân li của mắt :

- Góc trông một vật AB có dạng một đoạn thẳng đặt vuông góc với trục chính của mắt, là góc tạo bởi hai tia sáng đi từ hai đầu A và B của vật qua quang tâm O của mắt (h.6.3).

ly10quangeq3.jpg


[tex]tg_{\alpha}= \frac{AB}{l}[/tex]

- Muốn phân biệt được hai điểm A và B thì không những hai điểm đó phải nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt,mà góc trông đoạn AB phải đủ lớn. Thực vậy, khi đoạn AB ngắn lại, góc trông đoạn AB giảm đi, hai ảnh A’ và B’ cuat chúng trên võng mạc sẽ tiến lại gần nhau. Khi hai ảnh A’, B’ nằm trên cùng một đầu tế bào nhạy sáng thì ta không còn phân biệt được hai điểm A và B nữa.

Do đó, người ta gọi năng suất phân li của mắt là góc trông nhỏ nhất ??? giữa hai điểm A và B mà mắt còn có htể phân biệt được hai điểm đó. Lúc đó hai ảnh A’ và B’ của chúng nằm tại hai tế bào nhạy sáng cạnh nhau trên võng mạc.

Năng suất phân li của mắt phụ thuộc vào từng con mắt.


e) Sự lưu ảnh trên võng mạc : Sau khi tắt ánh sáng kích thích trên võng mạc, phải mất một khoảng thời gian cỡ 0,1s, võng mạcmới hồi phục lại như cũ. Trong khoảng thời gian đó, cảm giác sáng chưa bị mất và người quan sátvẫn còn thấy hình ảnh của vật. Đó là sự lưu ảnh trên võng mạc.

Hiện tượng này được sử dụng trong chiếu bóng. Người ta không cho phim chạy liên tục trước vật kính của máy chiếu, mà cho mỗi chiếc dừng lại trước vật kính khoảng 0,04 s. Sau đó, có một cánh quạt quay đến che vật kính và phim dược thay thế rất nhanh bằng chiếc khác v.v.. Nhờ vậy, hình ảnh mà ta nhìn thấy trên màn ảnh hình như cử động liên tục.

Một kĩ thuật tương tự cũng được sử dụng trong vô tuyến truyền hình.
 
Last edited by a moderator:
M

muatrongmatem

Kính lúp

Định nghĩa

Giả sử ta phải quan sát một vật rất nhỏ có dạng một đoạn thẳng AB và nếu ngay cả khi đặt vật đó ở điểm cực cận của mắt thì góc trông vật vẫn rất nhỏ. Muốn tăng góc trong vật, phải đưa vật lại gần mắt hơn nữa. Nhưng lúc đó mắt lại không nhìn rõ được vật vì vật đã nằm ngoài khoảng nhìn rõ của mắt.

Để làm tăng góc trông vật AB trong trường hợp này,người ta dùgn một thấu kính hội tụ và đặt vật AB nằm trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâm của kính sao cho có một ảnh ảo A’B’ lớn hơn vật và nằm xa thấu kính hơn vật. AB càng nằm gần tiêu điểm thì A’B’ càng lớn và càng nằm xa thấu kính. Do đó, có thể điều chỉnh kính sao cho ảnh A’B’ nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. Mắt đặt sau kính và quan sát ảnh A’B’ với góc trông lớn hơn năng suất phân li của mắt rất nhiều. Thấu kính nói trên gọi là một kính lúp.

Vậy, kính lúp là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ. Nó có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh ảo lớn hơn vật và nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

Kính lúp đơn giản nhất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngăn.

Cách ngắm chừng ở điểm cực cận và cách ngắm chừng ở vô cực

Muốn quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng từ tiêu điểm vật đến quang tâmcủa kính để có một ảnh ảo. Mắt được đặt sau kính để quan sát ảnh ảo đó. Phải điều chỉnh vị trí của vật hoặc kính để cho ảnh ảo này hiện trong giới hạn nhìn rõ C[sub]c[/sub] – C[sub]v[/sub] của mắt (h.6.8).

ly11quanggd2.jpg


nếu điều chỉnh để ảnh A’B’ hiện lên ở điểm cực cận của mắt thì cách quan sát này gọi là cách ngắm chừng ở điểm cực cận.

Thông thường, để cho mắt đỡ bị mỏi, người quan sát điều chỉnh để ảnh của vật nằm ở điểm cực viễn C[sub]v[/sub] của mắt. Vì đối với cắcmts không có tật thì điểm cực viễn ở vô cực, nên cách quan sát này gọi là cách ngắm chừng ở vô cực.

Độ bội giác của kính lúp

a) Người ta gọi độ bội giác G của một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt là tỉ số giữa góc trôgn ảnh của một vật qua dụng cụ đó ([tex]\alpha[/tex] ) với góc trông trực tiếp vật đó khi vật đặt ở điểm cực cận của mắt ([tex]\alpha_o[/tex] ).

ly13quangad2.jpg


[tex]G=\frac{\alpha}{\alpha_o}[/tex]

Vì các góc trông [tex]\alpha[/tex] và [tex]\alpha_o[/tex] đều rất nhỏ,nên người ta thường thay các góc bằng tang của chúng:


[tex]G=\frac{tg\alpha}{tg\alpha_o}[/tex]


Theo hình 6.9 ta có [tex]tg \alpha_o =\frac{AB}{D}[/tex]. *D=Đ (6-5)

Đ là khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt (Đ = OC[sub]c[/sub])


b) Trong trường hợp của kính lúp (h.6.8) nếu gọi l là khoảng cách từ mắt đến kính và d’ là khoảng cách từ ảnh A’B’ đến kính (d’ < 0).

[tex]tg\alpha =\frac{A'B'}{|d'|+1}[/tex]

[tex]G=\frac{tg\alpha}{tg\alpha_o} =\frac{k.D}{|d'|+1}[/tex] *D=Đ

k là độ phóng đại của ảnh.

Giá trị của độ bội giác G của kính lúp phụ thuộc vào mắt người quan sát (Đ) và vào cách quan sát (k, |d’|và 1).

Nhìn chung, giá trị của độ bội giác G không trùng với giá trị của độ phóng đại k.

c) Khi người quan sát ngắm chừng ở điểm cực cận thì |d’| + 1 = Đ và G = k.

d) Trong cách ngắm chừng ở vô cực, vật cần quan sát được đặt ở tiêu điểm vật của kính lúp, ảnh A’B’ ở vô cực, các chùm tia ló ra khỏi kính là các chùm tia song song. Do đó, đặt mắt ở bất kì vị trí nào sau kính góc trông ảnh A’B’ cũng là [tex]\alpha[/tex] 9h.6.10).


Trong trường hợp này, ta có.

[tex]tg\alpha =\frac{AB}{OF}=\frac{AB}{f}[/tex]


Muốn có G∞ lớn thì f phải nhỏ. Cách ngắm chừng ở vô cực không những giúp cho mắt không phải điều tiết mà còn làm cho độ bội giác của kính không phụ thuộc vị trí đặt mắt.

Khi ngắm chừng ở vô cực thì khái niện về độ phóng đại của ảnh không còn ý nghĩa nữa.

Trong việc trao đổi,mua bán, để có một tiêu chuẩn đánh giá khách quan, người ta thường lấy Đ = 0,25m. Giá trị của G∞ sẽ là.

[tex]G\infty= \frac{0,25}{f} [/tex] (m)

Đối với các kính lúp thông dụng, G∞ có giá trị từ 2,5 đến 25. Giá trị này thường được ghi ngay trên vành kính. Thí dụ: X 2,5, X5 v.v...

ly12quanglr8.jpg
 
Last edited by a moderator:
M

muatrongmatem

Kính hiển vi

a) Kính hiển vi là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp.

b) Cấu tạo: Kính hiển vi có hai bộ phận chính là vật kính và thị kính (h.6.11)

ly14quangyd7.jpg


Vật kính O1 là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra một ảnh thật rất lớn của vật cần quan sát.

Thị kính O2 cũng là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng như một kính lúp để quan sát ảnh thật nói trên.

Hai kính được gắn ở hai đầu một ống hình trụ sao cho trục chính của chúng trùng nhau và khoảng cách giữa chúng không đổi.

Ngoài ra, còn có bộ phận tụ sáng dùng để chiếu sáng vật cần quan sát. Bộ phận tụ sáng có thể đơn giản là một gương cầu lõm G.

c) Cách ngắm chừng: Vật AB (thường là một tiêu bản) được đặt ngoài nhưng rất gần tiêuđiểm vật của vật kính. Qua vật kính, ta thu được một ảnh thật A1B1 lớn gấp k1 lần vật.

ly15quangwa1.jpg


Phải điều chỉnh kính sao cho ảnh A1B1 nằm trong khoảng từ tiêu điểm vật F2 đến quang tâm O2 của thị kính. Qua thị kính, ta có ảnh ảo cuối cùng A2B2 rất lớn, ngược chiều với vật AB (h.6.12)

Mắt được đặt sát sau thị kính để quan sát ảnh A2B2. Quang tâm O của mắt coi như trùng với quang tâm O2 của thị kính.

Để nhìn rõ ảnh A2B2 người quan sát phải điều chỉnh kính sao cho ảnh A2B2 nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Muốn điểu chỉnh kính, người ta thay đổi khoảng cách d1 giữa vật và vật kính bằng cách đưa toàn bộ ống kính lên, xuống. Khi đó, khoảng cách d’2 từ ảnh cuối cùng A2B2 đến thị kính tức là đến mắt, cũng sẽ thay đổi.

Thường thường, để cho đỡ mỏi mắt, người quan sát điều chỉnh để ngắm chừng ảnh A2B2 ở vô cực. Lúc đó ảnh A1B1 nằm ở tiêuđiểm vật F2 của thị kính (h.6.13).

d) Độ bội giác của kính hiển vi: Ta hãy tínhđộ bội giác G∞ của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực. Căn cứ vào hình 6.13, ta có:

[tex]tg\alpha =\frac{A_1B_1}{O_2F_2}=\frac{A_1B_1}{f_2}[/tex]


Còn [tex]tg\alpha_o[/tex] vẫn được tính theo công thức (6-5)

Do đó, độ bội giác của kính sẽ là:

[tex]G\infty=\frac{tg\alpha}{tg\alpha_o}=\frac{A_1B_1}{AB}. \frac{D}{f_2}[/tex]

[tex]G\infty=k_1.G_2[/tex]



Độ bội giác G∞ của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực bằng tích của độ phóng đại k1 của ảnh A1B1 qua vật kính với độ bội giác G2 của thị kính.

Hai số liệu này thường được ghi ngay trên vành đỡ của vật kính và thị kính.

Bây giờ ta lại xét hai tam giác đồng dạng A1B1F’1 và O1IF’1 trên hình 6.13 . Ta có.

[tex]\frac{A_1B_1}{AB}=\frac{A_1B_1}{O_1I}=\frac{F'_1F_2}{O_1F_1}=\frac{\delta}{f_1}[/tex]

Với [tex]\delta[/tex] =F’1.F2. Khoảng cách d từ tiêu điểm ảnh của vật kính đến tiêu điểm vật của thị kính gọi là độ dài quang học của kính hiển vi.

Kết quả, ta có

[tex]G\infty =\frac{\delta D}{f_1f_2}[/tex]

Người ta thường lấy Đ = 25 cm

Muốn có bội giác lớn, tiêu cự f1 và f2 của vật kính và thị kính phải nhỏ. Độ bội giác của kính hiển vi thông thường không vượt quá 1500 đến 2000 lần.

ly16quangui5.jpg
 
Last edited by a moderator:
M

muatrongmatem

Kính thiên văn

ly17quangkc8.jpg


[Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa ( các thiên thể).

Kính thiên văn có hai bộ phận chính là vật kính và thị kính.

Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. Hai kính được lắp cùng trục, ở hai đầu của một ống hình trụ. Khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được.

Vật AB ( chẳng hạn như một đường kính AB của Mặt trăng) , coi như ở vô cực, qua vật kính cho một ảnh thật A1B1 nằm ở tiêu diện ảnh F’1 của vật kính. Thị kính được dùng như một kính lúp để quan sát ảnh A1B1. ảnh cuối cùng A2B2 là một ảnh ảo. người quan sát đặt mắt sát sau thị kính và quan sát ảnh A2B2. Phải điều chỉnh kính ( thay đổi khoảng cách O1O2 giữa vật kính và thị kính) sao cho ảnh A2B2 nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt.

ly18quangkg8.jpg


Trong cách ngắm chừng ở vô cực, người quan sát điều chỉnh để ảnh A2B2 ở vô cực. Lúc đó, ảnh A1B1 nằm ở tiêu diện vật F2 của thị kính. Như vậy tiêu điểm ảnh F1 của vật kính sẽ trùng với tiêu điểm của vật F2 của thị kính. Lúc này, góc trông ảnh cuối cùng qua kính chính là góc A1O2B1; còn góc trông vật AB khi không dùng kính đúng bằng góc A1O1B1

Vậy [tex]tg\alpha =\frac{A_1B_1}{f_2} [/tex] và [tex]tg\alpha_o =\frac{A_1B_1}{f_1}[/tex]

Do đó độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chứng ở vô cực là :

[tex]G=\frac{tg\alpha}{tg\alpha_o}= \frac{f_1}{f_2}[/tex]

Ngoài loại kính thiên văn nêu trên, còn nhiều loại kính khác mà ta không xét ở đây. Những ống nhòm quân sự, ống ngắm trắc địa .. cũng có nguyên tắc cấu tạo với kính thiên văn.

ly18quangkg8.jpg
 
Last edited by a moderator:
D

dungno1

Chả lời

tramngan said:
hcnvbkv said:
mat va may anh khac nhau o cho nao
Mắt không thể thay đổi tiêu cự f còn máy ảnh thì có thể

mình lại ko nghĩ như vậy.
Vì mắt có thể thay đổi tiêu cự còn máy ảnh thì ko.
Ngoài ra,mắt có k/c giữa thủy tinh thể và võng mạc const.Còn f,d có thể cùng tăng hoặc cùng giảm và có thể có giới hạn.
Máy ảnh: f=const còn d và d` thay đổi(d tăng thì d` giảm và ngược lại)

Chác còn thiếu nhiều
Bổ sung giúp mình với.
Mình đang học phần "Mắt và các dụng cụ quang học",chỉ mới tự đọc sgk thui nên cũng ko tôt lắm.
Có thể giới thiệu cho mình vài tên sách trắc nghiệm hay phần này ko?
Cảm ơn nhá. :D
:D :) ;) >:D< :D
 
N

nguoibatdau

Re: Chả lời

dungno1 said:
Bổ sung giúp mình với.
Mình đang học phần "Mắt và các dụng cụ quang học",chỉ mới tự đọc sgk thui nên cũng ko tôt lắm.
Có thể giới thiệu cho mình vài tên sách trắc nghiệm hay phần này ko?
Cảm ơn nhá. :D
:D :) ;) >:D< :D
bạn có thể mua bộ sách 4 quyển của Lê Gia Thuận
 
H

Help_physics

Trả lời bạn tramngan.

Câu hỏi Vì sao Kính Hiển Vi không thể thay đổi O1 và O2 mà Kính Thiên Văn lại có thể thay đổi được?


Trả lời Cả hai kính đều cho ảnh hiện rõ trong khoảng nhìn rõ (ảnh là ảnh ảo)
Với kính hiển vi do khoảng cách giữa vật quan sát và vật kính dễ thay đổi nên để cho đơn giản người ta chế tạo sao cho O1 và O2 không đổi (khi đó chỉ cần điều chỉnh vật là đủ để ảnh hiện lên trong giới hạn nhìn rõ).
Với kính thiên văn do vật luôn không đổi (các sao, thiên hà ....) nên để điều chỉnh ảnh người ta chế tạo sao cho khoảng cách O1O2 thay đổi (điều chỉnh sao cho ảnh hiện lên trong giới hạn nhìn rõ).
 
H

huyentrangbs

cha moi nguoi gioi ghe ha phan mat va cac quang cu nay kho qua ah tui hoc ma chang hieu gi ca bai tap cua no triu tuong qua co ai cho tui biet nen hoc phan nay o sach nao thi tot ko #:-S :D cac ban nghi sao neu chung ta co buoi giao luu de cung co kien thuc va giao luu nhi that la thu vi do
 
N

namthieugia.sh9x

kính hiển vi ??????????

Tại sao độ bội giác của kính hiển vi thông thường không thể vượt quá 1500 đến 2000 lần.
 
H

hoangtumattrang_dl_92

bai kinh hiển vi này mình chưa hoc đến bạn à thế bạn học hết chương trình lớp 11 chưa
 
S

stucle

mình lại ko nghĩ như vậy.
Vì mắt có thể thay đổi tiêu cự còn máy ảnh thì ko.
Ngoài ra,mắt có k/c giữa thủy tinh thể và võng mạc const.Còn f,d có thể cùng tăng hoặc cùng giảm và có thể có giới hạn.
Máy ảnh: f=const còn d và d` thay đổi(d tăng thì d` giảm và ngược lại)
nói mắt có thể thay đổi tiêu cự thì đúng, vì cơ co bóp thủy tinh thể phồng lên or xẹp lại


chớ nói máy ảnh ko thể đổi tiêu cự thì bạn nhầm to:|
máy trong sách nói là máy cổ điển nhất :)) vật kính chỉ là 1 thấu kính, nên tiêu cự
các máy ảnh cổ lỗ sĩ bây giờ đều có thể vặn vẹo cho tiêu cự nó thay đổi@-) máy xịn hơn thì toàn auto (nhưng muốn ảnh đẹp fải qa phôtôshop=)))

thêm nữa, vật ta chụp cách máy ảnh 1 khoảng cách a, lớn hơn nhiều lần so với d [từ vật kính đến phim], nên khoảng cách d ta chỉnh đc là nhích từng chút một, nhích rất ít >>> khó khăn cho việc tinh chỉnh:p
 
Top Bottom