Văn 9 văn tổng hợp

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Phân tích chi tiết bài " Mùa xuân nho nhỏ " giùm mk nha các bn
:r3 hic hic.....
I. MỞ BÀI
- Thanh Hải là nhà thơ miền Nam, hoạt động văn nghệ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Thơ ông để lại nhiều cảm nhận sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là bài “Mùa xuân nho nhỏ”.
- Bài thơ này được sáng tác khi ông đang năm trên giường bệnh, nhưng “Mùa xuân nho nhỏ” lại tràn đầy sức sống như một bài ca thể hiện tình yêu thiên nhiên đất nước bước vào xuân và khát vọng sống cao đẹp của nhà thơ.

II. THÂN BÀI
1. Giới thiệu chung:
Chảy giữa “Mùa xuân nho nhỏ” là dòng cảm xúc vừa trong trẻo vừa dạt dào, hối hả của nhà thơ trước mùa xuân của đất trời và sức sống của đất nước khi xuân về. Từ những cảm xúc ấy, suy tưởng về mùa xuân của Thanh Hải được đẩy tới những ước nguyện hết sức bình dị nhưng đẹp đẽ và cảm động, ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ hoà vào mùa xuân vĩnh cửu của đất trời.

2. Cảm nhận bài thơ:

KHỔ 1:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
- “Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc”:
+ Bức tranh xuân xứ Huế đã bắt đầu được hoà phối bởi những gam màu rất đặc trưng ( xanh – tím).
+ Phép đảo trật tư giữa hai câu thơ làm cho tứ thơ động hẳn lên trong sự sinh thành, nảy nở, khởi sắc của sự sống.
+ Một bông hoa tím biếc khiêm nhường dung dị mọc giữa dòng sông xanh dịu dàng, thơ mộng. Trời xanh, nước xanh, in đậm sắc màu cây cỏ thành dòng sông xanh, vừa làm nổi bật màu tím của hoa, lại vừa tạo nên sự hài hoà sắc màu thanh khiết giữa một vũ trụ trong trẻo của đất trời xứ Huế.
( Chỉ vài nét phác hoạ, tác giả đã tái hiện trước mắt ta một bức tranh xuân tươi tắn, thoáng đãng và thoang thoảng hương vị của đất cố đô.
- “Ơi con chim chiền chiện / Hót chi mà vang trời”:
+ Trong cái rạo rực của đất trời tác giả còn nghe được khúc ca xuân vang vọng trong tiếng hót của chim chiền chiện.Tiếng hót ngân vang rót sự sống vào bức tranh xuân tươi vui sống động.
+ Nhà thơ như đang trò chuyện với mùa xuân, tha thiết, đằm thắm ơi...hót chi mà...
+ Câu thơ tràn đầy cảm xúc bởi tình yêu quê hương và thiên nhiên đất trời voà xuân.
- “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng”:
+ Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, cảm nhận tinh tế, nhạy cảm.
+ Nhà thơ như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình từ tiếng chim trong vắt và long lanh như viên ngọc mùa xuân ban tặng cho đất nước, cuộc sống, con người.
+ Nhà thơ đang trân trọng nâng niu từng nguồn sống bé nhỏ bằng một chỉ đầy khát khao “Tôi đưa tay tôi hứng”. Thanh Hải khát khao ôm lấy sự sống vào mình.
+ Từng giọt long lanh cứ thấm dần vào đôi bàn tay, rồi khẽ chạm vào tâm hồn đang say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân quê hương.

KHỔ 2:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...”
- Trong tình cảm chân thành về quê hương, Thanh Hải chuyển sang mạch xúc cảm về mùa xuân đất nước với cặp hình ảnh sáng tạo “người cầm súng”, “người ra đồng”, đẹp như hai vế đối mừng xuân để nói đến hai lực lượng chủ yếu của cách mạng, biểu trưng cho hai nhiệm vụ của đất nước: chiến đấu và lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Điệp ngữ “lộc”: Thiên nhiên của màu xuân vẫn tươi tắn qua hình ảnh “lộc” non đang có mặt khắp nơi nơi.
- Ý tưởng thơ không mới nhưng hình ảnh thơ lại rất sáng tạo:
+ “Lộc” không nằm trên những cành non
+ “lộc” gắn với người cầm súng ra trận, “lộc” gắn với người nông dân ra đồng.
“Lộc giắt đầy quanh lưng
........................................
Lộc trải dài nương lúa”
+ “Lộc” được dùng với hai lớp nghĩa: nhành non và nghĩa ẩn dụ là sức sống, thế vươn lên, sức phát triển......
( Phải chăng hình ảnh mùa xuân mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng. Chính họ là những con người đã và đang đi gieo lộc cho đất nước, đem xuân về trên mọi miền Tổ quốc thân yêu. Họ là người làm ra mùa xuân và bảo vệ mùa xuân cho đất nước.
- “Tất cả như hối hả / Tất cả như xôn xao”:
+ Điệp cấu trúc + hai từ láy
+ Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước
+ Làm tăng nhịp điệu mùa xuân, nhịp điệu sống của đất nước trong cảm nhận của nhà thơ. Xuân tràn trề, xuân rạo rực, rộn lên không khí khẩn trương hồ hởi náo nức bắt tay vào cuộc sống mạnh mẽ. Cả đất nước đang rộn ràng đi lên giữa mùa xuân tươi đẹp.

KHỔ 3:
Từ những con người cụ thể, nhà thơ nghĩ về mùa xuân đất nước trong cảm nhận khái quát chan chứa cảm xúc tự hào.
- Bốn nghìn năm lịch sử hào hùng của dân tộc mà chất chồng bao vất vả, gian lao của cha ông trở về trên từng câu chữ của Thanh Hải.
- Để rồi, trong gian lao, đất nước ấy, dân tộc ấy vẫn vững vàng, kiêu hãnh sánh ngang cùng nhân loại trong nguồn sáng không bao giờ tắt của một vì sao.
- Đất nước như vì sao / so sánh: chỉ là một vì sao khiêm nhường như một vì sao xa nhưng lại chất chứa tự hào: vì sao ấy vẫn mãi tỏa sáng, sức sống Việt Nam vẫn mãi trường tồn, bất diệt. Tương lai Tổ quốc vẫn mãi sáng trên bầu trời nhân loại.
...

III. Kết bài:
- Khái quát nội dung nghệ thuật.
- Nhận ra tâm niệm của Thanh Hải : vấn đề lẽ sống , ý nghĩa về cuộc đời con người.
- ‘’Mùa xuân nho nhỏ’’ thật sự đã góp thêm cho đời một khúc ca mùa xuân
- Bài học bản thân : Đúng như câu nói rất hay của N.OSTROVSKI
rằng “Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người...”
 
  • Like
Reactions: hà chily

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
22
Hà Nội
Trường Đời
Dàn ý :
I. Mở bà
i: Giới thiệu chung về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
( chú ý phần hoàn cảnh sáng tác) .
II. Thân bài:
1, Tình yêu thiên nhiên,cuộc sống của tác giả
a) Trong khổ 1: Phân tích hình ảnh và nghệ thuật
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
  • Hình ảnh giản dị,gợi cảm: dòng sông xanh,hoa tím biếc
  • Màu sắc tươi tắn, hài hòa: nền sông xanh điểm xuyết bông hoa màu tím biếc đặc trưng của xứ huế
  • Sức xuân mạnh mẽ, dạt dào : Chữ "mọc" đảo lên trước gợi vẻ đẹp duyên dáng, sức sống mãnh liệt.
  • Không chỉ rực rỡ sắc màu mà còn rộn rã âm thanh : tiếng chiền chiện gợi không gian cao vời,trong lành
=> Sức sống mãnh liệt, sự vươn lên, trỗi dậy của thiên nhiên mùa xuân
- Cảm xúc của tác giả về mùa xuân
  • Thán từ " ơi" như lời thốt lên đầy xúc động. Cảm xúc ngỡ ngàng,xao xuyến
  • Câu hỏi tu từ "hót chi" như cuộc trò chuyện thân mật giữa con người với thiên nhiên. Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
  • Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" giọt - hứng". "Tiếng chim" là âm thanh vô hình , được cảm nhận bằng thính giác . " Giọt " có hình khối được cảm nhận bằng thị giác. " Hứng " cảm nhận bằng xúc giác
  • Giọt có thể là giọt âm thanh, giọt mưa xuân ,....
  • Giọng thơ tha thiết
=> Cảm nhận mùa xuân bằng tất cả các giác quan. Tâm trạng say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của tác giả.
=>Khâm phục tình yêu thiên nhiên, yêu đời của tác giả dù đang nằm trên giường bệnh. Ông viết khi trời chưa kịp sang xuân.
b) Trong khổ 2 và khổ 3:
- Cảm xúc của tác giả về những con người làm nên mùa xuân đất nước (khổ 2)
  • Hai hình ảnh cụ thể ,sóng đôi hài hòa biểu tượng cho hai nhiệm vụ chính trọng tâm của đất nước : " người cầm súng "- nhiệm vụ chiến đấu và " người ra đồng" - nhiệm vụ sản xuất
  • Từ " lộc " . Nghĩa thực : Chồi non lá biếc , " lộc giắt đầy trên lưng " - vành là ngụy trang người lính và " lộc trải đầy nương mạ" - nương mạ xanh non của người nông dân. Nghĩa ẩn dụ : sức sống,phát triển, thế vươn lên mạnh mẽ và những điều tốt đẹp, may mắn đến với người lính ( thắng lợi tiền tuyến) và nông dân ( thành quả ở hậu phương)
  • Điệp ngữ "tất cả như " kết hợp với từ láy " hối hả ", " xôn xao" gợi hình ảnh con nguời trong mọi lĩnh vực đều sôi nổi, nhộn nhịp , khẩn trương.
  • Giọng điệu khỏe khắn,hào hùng,mạnh mẽ
- Suy ngẫm về vẻ đẹp đất nước khi xuân về ( khổ 3 )

  • Nghệ thuật nhân hóa: " đất nước bốn nghìn năm / Vất vả và gian lao " cho thấy chân dung của đất nước. Vừa đau thương, lại vừa tự hào .
=> Khẳng định sức sống bền bỉ mãnh liệt của đất nước. Yêu nước , tin tưởng, tự hào vào đất nước
  • Phép So sánh : " Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". Đất nước mang vẻ đẹp rạng ngời như vì sao trên bầu trời toản sáng vĩnh hằng.
=> Niềm tự hào về đất nước trường tồn, bất diệt, sự lạc quan vào tương lai đất nước.
  • Phụ từ " cứ" kết hợp với động từ " đi lên"
=> Khẳng định sức sống mãnh liệt, kì diệu của một đất nước gan góc,kiên cường, thách thức mọi thế lực tàn bạo
2. Khát vọng hòa nhập và cống hiến của tác giả
c) Trong khổ 4 và khổ 5
- Khát vọng hòa nhập
  • Phép điệp" ta làm"
=> Khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt muốn hóa thân vào thiên nhiên, đất trời " làm con chim hót "," làm một cành hoa" và hóa thân vào mọi người" nhập vào hòa ca"
  • Hình ảnh tự nhiên giản dị "con chim hót ","một cành hoa"," một nốt trầm "
=> Ước nguyện đóng góp một phần nhỏ bé của mình làm đẹp cho mùa xuân đất nước. Mong muốn được sống có ích là lẽ tự nhiên
  • Sự chuyển đổi từ đại từ " tôi " thành "ta" thể hiện khát vọng hòa nhập của cá nhân vào cộng đồng. Là lời tâm niệm của Thanh Hải và của chung mọi người
=> ước nguyện trang trọng, thiêng liêng, tha thiết
- Khát vọng cống hiến
  • Ẩn dụ : " mùa xuân nhỏ nhỏ"
=> Ước nguyện hòa nhập, cống hiến nhỏ bé nhưng tốt đẹp, góp phần làm nên mùa xuân đất nước
  • Đảo từ láy " lặng lẽ" lên đầu câu
=> Khiêm tốn, giản dị, tình cảm và thái độ cống hiến trân trọng, tự nguyện, thầm lặng.
  • Hoán dụ : " tuổi hai mươi" - chỉ tuổi trẻ, "tóc bạc " - chỉ tuổi già
=> Khẳng định ước nguyện, khát vọng cống hiến cả cuộc đời.
  • Phép điệp:" dù là"
=> Nhấn mạnh khát vọng dâng hiến sức sống riêng trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện.
d) Trong khổ 6
  • Nhà thơ muốn cất lên điệu Nam Ai, Nam Bình ; điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân
=> Yêu đời, lạc quan
  • Khúc ca ca ngợi mùa xuân
=> Tạo ấn tượng về một bài ca không dứt. Bài ca về tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước
III. Kết bài : Khái quát lại và nêu cảm nhận về khát vọng và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của tác giả​
 
Top Bottom