văn nhật dụng----->>>chuyên văn

C

cissy_yb_vkl_pn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mem nào có bài hay viết về các vấn đè xã hội như ô nhiễm môi trường , hút thuốc lá, chiến tranh hạt nhân , dân số,tệ nạn xã hội, hiện tượng băng tan và sự nóng dần lên of TĐ thì post cho tớ ná (((((thư 4/8/7/09 thi òy>>>>>>>
CẢM ƠN NHÌULÉM!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!%%-
 
T

thuyan9i

Những người hút thuốc lá thường nói, chẳng có gì thú vị hơn là được "quẹt lửa" sau một ngày làm việc mệt nhọc. Nhưng cũng hầu hết những người hút thuốc lại "buột mồm" rằng mong muốn lớn nhất của họ là làm sao bỏ được thói quen này.
Tại Mỹ, hàng năm có hơn 400.000 chết vì các bệnh do hút thuốc lá gây nên, chưa kể đến những bệnh nhân ung thư phổi ngày càng tăng đột biến.
Bạn có phải là người thường xuyên hút thuốc? Hãy cố gắng loại trừ thói quen xấu này ngay. Bạn đã từng thử, nhưng không được? Dù bạn là người hút ít hay nhiều, những cách dưới đây sẽ giúp bạn bỏ được thuốc.
Quyết định dừng
Ban đầu, hãy tự đả thông tư tưởng cho mình, tại sao mình lại phải bỏ thuốc lá? Sức khoẻ của bạn chính là nguyên nhân đầu tiên. Không hút thuốc lá tức là giảm thiểu đáng kể rủi ro mắc các loại bệnh ung thư. Một thực tế là những người đã từng hút thuốc rất nhiều, sau khi bỏ, sức khoẻ tăng lên đáng kể so với khi anh ta còn hút thuốc. Thêm nữa, hãy vì mọi người, bạn có biết tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi với những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc cũng tương đương với những người sử dụng thuốc? Hãy bảo vệ những người thân của bạn.
Tiếp đến, hơi thở từ miệng bạn phát ra thật kinh khủng, nó khiến mọi người xung quanh thật khó chịu. Mùi hôi này không chỉ xuất hiện ngay khi và sau khi hút thuốc, với những người hút nhiều, mùi hôi này sẽ luôn thường trực trên miệng. Nó sẽ làm mất hết đi những cảm giác của bạn.Bạn cũng hãy nghĩ về số tiền mà mình sẽ tiết kiệm được khi dừng hút thuốc. Hãy tính xem, một ngày bạn hút một bao thuốc, nhân chúng lên số tiền một năm bạn phải bỏ ra. Với số tiền này, bạn có thể đầu tư vào một việc có ích nhằm sinh lợi cho mình.Một điều quan trọng nữa mà bạn nên nhớ đó là bạn chỉ có thể dừng hút thuốc khi tự mình cảm thấy sẵn sàng có thể từ bỏ. Đừng dừng hút thuốc vì một người khác hay vì một lý do nào khác, bạn chắc sẽ không làm được lâu đâu. Hãy dừng ngay thuốc lá vì chính bản thân bạn, đó là cách duy nhất giúp bạn có thể từ bỏ nó vĩnh viễn.
Thực hiện kế hoạch bỏ thuốc
Một cách gián tiếp, chúng làm hại cả những người thân bên bạn
Từ bỏ hút thuốc dường như là một khó khăn lớn nhất với đa số những người đã quen với nó. Bạn hãy cố gắng làm theo những phương pháp dưới đây:
Xác định ngày bắt đầu
Khi đã xác định phải bỏ thuốc, bạn cần thiết phải xác định ngày bắt đầu. Không xác định được ngày bắt đầu, việc hút thuốc càng kéo dài, khó bỏ. Bạn nên quyết định bạn sẽ cai thuốc bằng cách cắt đứt ngay tức thì hay theo một thời gian kéo dài. Hãy cố gắng chấp nhận, cắt đứt ngay lập tức sẽ là phương pháp tốt hơn cho bạn. Nếu như bạn giảm số thuốc hút mỗi ngày, cơ hội để bạn quay lại "thời kỳ ban đầu" rất dễ xảy ra.
Ký giao kèo.
Mặc dù đây không phải là một sự trói buộc của pháp luật, nhưng hãy tự ký giao kèo "Dừng hút thuốc" như một hiệp ước chính thức. Hãy ký với bạn bè, thành viên trong gia đình và nói với mọi người rằng bạn sẽ chắc chắn làm theo. Hãy bắt đầu với những khẩu hiệu "No smoking" dán ở xung quanh nhà, văn phòng và xe. Khẩu hiệu sẽ thay thế với lời nhắc nhở của mọi người.
Hai phương pháp khác cũng giúp bạn nhanh chóng có thể từ bỏ thuốc lá là: châm cứu và thôi miên. Những phương pháp này các nhà y khoa đã nghiên cứu ra nhằm giúp bạn loại bỏ được độc tố nicôtin trong cơ thể. Kết quả sẽ làm thay đổi đáng kể.
Từ bỏ những thứ có liên quan tới thuốc lá
Đôi khi, chúng làm hình ảnh bạn trở nên tồi tệ trong mắt bạn bè, đồng nghiệp, người yêu...
Vẫn còn lưu giữ những điếu thuốc ở nhà thì tình trạng tái phát lại càng cao. Hãy vứt bỏ những gì có liên quan đến thuốc như gạt tàn thuốc lá, bật lửa và cả thuốc. Còn giữ những vật này, bạn còn chưa thể bỏ ngay được.
Hiện tại, với bạn nếu thuốc lá cũng quan trọng như cà phê, tốt nhất là hãy giảm bớt thói quen này đi. Hãy sơn lại ngôi nhà để thay đổi cảm giác và mùi quen thuộc trước kia và hãy sơn màu đối nghịch hẳn với mầu khói thuốc.
Hãy đền bù cho sự thèm muốn của mình
Hút thuốc là một thói quen, là một thứ mà bạn làm thường xuyên nhưng không ý thức được bản thân để làm dịu đi trạng thái thần kinh của bạn hay điều khiển tức thời việc thói quen xảy ra. Bạn hãy đền bù cho thói quen đã từng hay hút thuốc của mình bằng một thói quen có ý nghĩa khác. Ví dụ như ăn rau xanh, nhai kẹo cao su, kẹo mút hoặc kẹo dẻo...
Hơn nữa, bạn phải tìm việc cho bản thân vào những thời gian rảnh rỗi. Khi cảm thấy có mùi thuốc lá, hãy uống ngay một cốc nước lọc trắng đầy cho qua cảm giác này, hoặc đơn giản hãy thở thật sâu.
Thay đổi thói quen hàng ngày
Trước kia, bạn thường hút thuốc khi đi ăn sáng và uống cà phê, giờ thay vào đó hãy uống nước cam hay ngũ cốc. Nếu bạn thường hút thuốc khi đi uống cà phê với đồng nghiệp với bạn bè thì giờ hãy chịu khó tới môi trường không có thuốc lá, không có người hút thuốc lá. Hãy lập cho mình một thói quen mới, một thói quen khoẻ mạnh hơn.
Hãy giữ khoảng cách với những điểm có thuốc lá
Bạn không cần phải tránh xa những người bạn cũng hút thuốc, nhưng cũng đừng đi với họ những địa điểm có thuốc lá như các quán bar, câu lạc bộ đêm, tụ điểm vui chơi…. Giờ thay vào đó hãy đến những nơi có khẩu hiệu "No smoking" như khách sạn. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thật sự bước vào "trận chiến" chống lại thuốc lá.
Nhờ sự giúp đỡ của thuốc
Dừng hút thuốc là thật dễ nói nhưng lại không đơn giản để làm. Khoa học ngày càng tiến bộ, cũng đã có những loại loại thuốc giúp từ bỏ thuốc lá ra đời. Đầu tiên, có loại kẹo ngậm nicotin, nhưng loại kẹo này không ngậm được lâu, nhưng lại giải phóng được một lượng nhỏ nicotine trong cơ thể. Miếng thuốc nitcotin để giữ cho cơ thể ở trạng thái bằng lòng với chất nicotine khi bạn đang trong giai đoạn cai thuốc. Cuối cùng là thành phần thuốc phiện giống như Zyban trừ khử đi vị giác đã tồn tại nicotine khi bạn hút thuốc. Bạn có thể nhờ đến những phương thuốc trên, tuy nhiên hãy nghe lời khuyên của các bác sĩ trước khi sử dụng.
Kiên trì
Như đã nói, từ bỏ thuốc lá là một việc cực kỳ khó. Bạn sẽ phải cố gắng và gặp rất nhiều khó khăn trong một thời gian dài. Bạn phải thật sự kiên trì và không được nản trí. Không phải chạy hết tốc lực như marathon, nhưng đây thực sự là một cuộc chiến, mỗi ngày với bạn sẽ không dễ dàng gì.
Thưởng công cho chính bản thân
Dừng được thuốc lá cũng chính là một bước lớn trong cuộc đời, bạn phải chuẩn bị cẩn thận như một mốc lịch sử. Với những người có điều kiện, thường thuốc lá sợi, hãy thưởng cho mình một món quà lớn như chiếc TV Plasma màn hình lớn hay đi một chuyến đi chơi . Bằng cách tự thưởng cho mình như vậy, bạn sẽ phần nào giảm bớt "nỗi nhớ" thuốc lá và tạo cuộc sống vui vẻ hơn.
Làm theo cách dân gian
Hãy bỏ thuốc sớm nhất khi có thể
Hãy trở thành một người căm ghét thuốc
Chắc chắn với bản thân sẽ không bao giờ "bén mảng" đến thuốc lá, hãy quen cho mình cảm giác ghê sợ thuốc lá điều này sẽ khiến bạn không bao giờ quay trở về hút thuốc nữa. Cách tốt nhất là hãy gom những mẩu thuốc lá hút dở vào một chiếc lọ, khi có cảm giác muốn hút, bạn hãy mở nó ra, hít một hơi, đảm bảo mùi hôi thối của thuốc sẽ khiến bạn đóng ngay lại.
Dùng giây chun cao su
Đây là một cách thuộc về tâm lý hành vi. Hãy vòng một giây chun cao su ở cổ tay hàng ngày. Khi bạn muốn hút thuốc, giật thả dây chun đến khi bạn cảm thấy thật đau. Trong đầu bạn sẽ hình thành cảm giác thèm muốn thuốc lá giống như một nỗii đau và tiềm thức này ngay tức khắc sẽ dừng lại.
Tập thể dục
Tập thể dục trong một thời gian dài sẽ giúp cho phổi được hoạt động đủ để làm quên đi những thôi thúc. Bạn sẽ có một tâm lý tốt hơn, điều này rất có lợi cho việc từ bỏ thuốc lá.
Ăn uống điều độTập cho mình một thói quen ăn uống điều độ, giờ giấc chính xác. Lập một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Làm được thế bạn sẽ tăng cân và khoẻ mạnh hơn nhiều khi bạn còn hút thuố
Tự do không thuốc lá
Khi tất cả đã được nói và làm, hãy nhớ một điều rằng không có ai tán thành hút thuốc lá, chỉ có phản đối mà thôi. Hơn nữa, không ai có thể bắt buộc bạn bỏ thuốc lá được, hãy coi đó là một thử thách mà bạn phải vượt qua trong cuộc sống. Và cuối cùng, hãy làm những việc có ý nghĩa để bù lại cho bản thân, hãy thận trọng đừng để phát triển những thói quen xấu.

--------------------------------------------------------------------------------
 
T

thuyan9i

Hôm nay, tôi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này đang được toàn thế giới quan tâm. Chủ đề này đã tốn không ít giấy mực của gíới báo chí và luôn là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong các cuộc hội thảo toàn cầu. Đó chính là sự biến đổi khí hậu và những hành động của con người để khắc phục hậu qủa này.

Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó còn tăng thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho con người không có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán ngỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để cải tạo môi trường. Vậy nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ ko tách rời nhau.

Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây xanh. Đó là một ý tường tốt nhưng khi dự án đó đc đưa vào thì nó đã thất bại. Nguyên nhân là do ng trồng rừng ko đc hưởng lợi nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục chặt phá rừng bởi điều đó mang lại thu nhập cho họ. Đã có rất nhiều dự án như thế bị thất bại. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi bằng cách mang lại cho ng trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ. Hãy giao đất cho họ quản lí giúp họ các phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát triển. Từ đó những đồi trọc đc bao phủ một màu xanh mà những người nghèo cũng có thể thu nhập từ nguồn lợi đó.

Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưũng bầy chim lớn và những con thú quý hiếm. Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống của họ nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật. Buộc nhà nước và các tổ chức phải ngăn chặn điều đó. Một đề án đc đưa ra cấm ko đc thu nhặt trứng chim và săn bắt động vật. Nếu người dân làm đúng như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập chính của họ bị cắt mát và cho dù họ phải miễn cưỡng làm điều đó thfi việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi những con thú vào phá hoại rau màu của họ . Kết quả là người ta phải bắn chết những con nthú đó, cuối cùng chình nghèo đói đã dấn đến việc phải hoại môi trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể đc khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi. Thay vì cách nói chuyện với họ là ko đc săn bắt thú rừng thì hãy nói rằng học sẽ kiếm đc tiền từ việc làm đó. Bởi khi ta xây dựng 1 khu du lịch sinh thái ở đây những người dân sẽ đc hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy trở thành những ng hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những đồ lưu niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có công ăn việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn dịnh.

Khu vực nc lợi, khu rừng ngập mặc có thể nói ở dây có hệ động thực vật đa dạng nhất. Chính bởi vậy mà 1 dự án nuôi trồng thuỷ hải sản đc đề xuất, ngay sau khi đi vào thực hiện dự án đã mang lại thành công lớn. Chính vì vậy nó ngày càng đc mở rộng ra và khi đó ng ta chặt những rừng cây để mở rộng diện tích nuôi tông thủy sản. Một năm, rồi hai năm diện tích nuôi trồng càng đc mở rộng những rừng cây càng thu hẹp và hệ động vật tự nhiên biến mất nguồn nc bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng sinh cho hải sản. Cũng vào thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người ta không ngờ tới chính là khi không có lớp rừng đệm giữa khu vực nc mặt và nc ngọt khiến sự ngập mặn lấn sâu vào đất liền khiến bị nhiễm mặn trở nên cằn cỗi và hoang hoá nc biến cũng lấn sâu và nc sông hơn, vậy chính việc phát triển của nuôi trồng thuỷ hải sản bừa bãi đã có tác động xấu tới môi trường như thế dự an đó đã phải thay đổi lại.

ST
 
T

thuyan9i

Vào thời điểm hiện nay, hiện tượng nóng lên toàn cầu thật sự đã và đang là chủ đề nóng bỏng trên các bàn nghị sự liên quan đến vấn đề môi trường toàn cầu, và sự“đóng góp” của các khí nhà kính trong hiện tượng nóng lên toàn cầu là một sự thật không chối cãi được.Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ngày càng có nhiều nhà khoa học đã hoài nghi: Liệu có thực sự các khí nhà kính (chủ yếu là CO2) là thủ phạm chính gây ra hiện tượng “nóng lên toàn cầu” hay không? Liệu chúng có gây ra tác dụng nào ngược lại với hiện tượng trên hay không?


Một trong những sự kiện trọng đại bậc nhất trong lĩnh vực môi trường của năm 2008 vừa qua là hội nghị về vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu mới diễn ra trong tháng 12 tại Poznan, Ba Lan dưới sự chủ trì của Liên Hiệp Quốc. Khoảng 9.000 đại diện của 190 quốc gia trên thế giới tham dự cuộc đàm phán kéo dài trong suốt thượng tuần tháng 12 nhằm mục đích mở đường cho một thoả thuận vào năm sau để thay thế Nghị định thư Kyoto (1997) sắp kết thúc sứ mạng của mình vào năm 2012. Nghị định thư Kyoto 1997, được 37 quốc gia, chủ yếu là các quốc gia công nghiệp cam kết đến năm 2012 sẽ cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính (greenhouse gases, như CO"C4E""C4E"2, hơi nước, CH4, N2O…) ít nhất 5% so với mức thải năm 1990.Điều đầu tiên và tiên quyết ở đây là: có thể khẳng định CO2 và các khí nhà kính khác là một trong số những thủ phạm gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, dẫu chưa chắc chắn chúng là thủ phạm chính. Vậy thì lý do nào để các nhà khoa học cũng như các nhà hoạt động môi trường luôn “chĩa mũi nhọn” vào các khí nhà kính mỗi khi đề cập đến hiện tượng nóng lên toàn cầu?
Câu trả lời có thể được tìm thấy ở việc áp dụng “nguyên lý phòng ngừa” (Precaution Principle) trong các ”nguyên lý cho vấn đề phát triển bền vững về sinh thái” (ESD: ecologically sustainable development): việc gì có khả năng ảnh hưởng xấu đến môi trường thì dẫu chưa có đủ những chứng cứ về mặt khoa học ta cũng phải áp dụng những biện pháp phòng ngừa (phòng bệnh hơn chữa bệnh !). Do đó dẫu chưa có những chứng cứ chắc chắn về việc liệu CO2 và các khí nhà kính khác có phải là thủ phạm chính gây ra hiệu ứng nóng lên toàn cầu hay không thì ta vẫn phải ngăn chặn trước. Hơn nữa, thủ phạm này thuộc loại “nhân tai” nên con người càng có trách nhiệm và có khả năng trong tầm tay ngăn chặn được nếu quyết tâm.
Việc hoài nghi về thủ phạm chính của hiện tượng nóng lên toàn cầu nói trên (nóng lên toàn cầu là “nhân tai” hay thiên tai), xuất phát từ việc các nhà khoa học tin rằng có những “bằng chứng” cho việc này.
Trong lịch sử, trái đất đã trải qua những giai đoạn nóng lạnh khác nhau, đó là một chu trình tự nhiên (như con người có ngày cảm lạnh, ngày nóng sốt vậy). Trong quá khứ đã có những kỷ băng hà lớn nhỏ khác nhau (một kỷ băng hà là một giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái đất, dẫn tới sự mở rộng của các dải băng lục địa, các dải băng địa cực và các sông băng trên núi). Kỷ băng hà cuối cùng được cho là đã kết thúc khoảng 10.000 năm trước; và xen kẽ vào các thời kỳ băng hà chính là các giai đoạn “nóng lên “ của quả đất (nhưng rõ ràng trong quá khứ chưa có bàn tay của con người trong vấn nạn tăng lượng khí CO2 cũng như các khí nhà kính khác như ngày nay).

Nguyên nhân của các kỷ băng hà và các giai đoạn nóng lên giữa chúng cho đến nay vẫn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có một sự đồng thuận chung cho rằng: chúng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm thành phần khí quyển, những thay đổi của quỹ đạo trái Đất quanh mặt trời (như độ nghiêng của trục trái đất), quỹ đạo của mặt trời quanh Ngân Hà, các hoạt động của mặt trời (như gió mặt trời) và vị trí của các lục địa. Nghĩa là, hầu hết đều do “thiên tai” chứ không phải “nhân tai”. Hơn thế nữa, còn nhớ vào đúng tháng này năm ngoái ngay cả trong Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Bali, Indonesia (3/12 – 14/12/07) Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cũng chỉ kết luận rằng tình trạng thay đổi khí hậu toàn cầu “rất có thể” (chứ không khẳng định chắc chắn) là do hành vi của con người gây ra.
Một nhà khoa học tiêu biểu cho trường phái này là GS.TS. James Koermer, một chuyên gia khí tượng tại Đại học Plymouth State (Hoa Kỳ). Trong buổi thuyết trình mới đây nhất tại trường (19/11/2008), ông cho rằng trái đất đã trải qua nhiều giai đoạn nóng lạnh, cách đây hơn một triệu năm đã có những giai đoạn nóng hơn hiện nay. Ông thêm rằng có nhiều bằng chứng cho thấy giai đoạn nóng lên toàn cầu trong quá khứ gần đây nhất bắt đầu từ đầu thiên niên kỷ trước và kết thúc vào khoảng năm 1600; (tiếp theo là giai đoạn “lạnh đi toàn cầu” kéo dài khoảng 100 năm). Giai đoạn nóng lên toàn cầu mới đây bắt đầu từ khoảng năm 1700, trùng với sự khởi đầu của thời đại công nghiệp (và do đó thường được gán cho quá trình công nghiệp hoá gây ra). Cũng theo ông, với hiện tượng nóng lên toàn cầu thì hơi nước chịu trách nhiệm chính: khoảng 95%, các khí nhà kính khác (bao gồm cả CO2) chỉ đóng góp khoảng 5%(!?)
Bên cạnh hiện tượng nóng lên toàn cầu mà nguyên nhân chính còn gây nhiều tranh luận ở trên, các nhà khoa học còn quan sát được một vấn đề thú vị khác liên quan trực tiếp đến hiện tượng này: Theo các số liệu quan trắc toàn cầu thì trong giai đoạn 1950-1990 lượng bức xạ mặt trời đến được bề mặt trái đất đã giảm khoảng 4% (và hệ quả là làm giảm nhiệt độ trái đất: ngược lại với hiện tượng nóng lên toàn cầu). Điều này cho thấy rằng có một hiện tượng nào đó “ngược lại” hiện tượng nóng lên toàn cầu đang tồn tại. Hiện tượng này có tác dụng như là “chiếc dù” làm mát trái đất. Hiện tượng đó được cho là có nguyên nhân từ việc gia tăng hàm lượng các “hạt có kích thước li ti” trong khí quyển (gồm hạt hơi nước và các hạt có nguồn gốc chủ yếu từ carbon và sulphat được tạo ra từ hoạt động của con người). Các hạt li ti đó, tiếp theo, lại là các nhân để ngưng tụ hơi nước. Hệ quả là tạo thành những “đám mây: có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời mạnh, làm cho lượng bức xạ đến được bề mặt trái đất giảm đi và do đó làm giảm nhiệt độ không khí. Một ví dụ tiêu biểu cho việc tạo ra các hạt li ti trong khí quyển này là khói thải từ động cơ máy bay. Hiện tượng đó được đặt tên là “hiện tượng mờ đi toàn cầu“ (global dimming).
Bằng chứng khoa học rõ ràng nhất cho hiện tượng này xuất phát từ một sự kiện chấn động thế giới: sự kiện khủng bố ngày 11/ 9/ 2001. Ba ngày sau sự kiện trên, xuất phát từ lệnh cấm của chính quyền Liên Bang, trên bầu trời nước Mỹ đã xảy ra tình trạng chưa từng có: vì lý do an ninh, ngoại trừ một số ít máy bay quân sự, toàn bộ các máy bay khác đều không được cất cánh. Lệnh cấm này lại bất ngờ tạo ra một cơ hội hiếm có cho các nhà khoa học: khảo sát ảnh hưởng của khói thải từ động cơ máy bay đối với khí hậu. Kết quả quan trắc cho thấy một điều thú vị là: tại một số vùng trước đây có cường độ máy bay hoạt động cao thì nay nhiệt độ tăng thêm khoảng 1oC. Rõ ràng là khói thải từ máy bay có khả năng làm giảm nhiệt độ khí quyển.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tính hai mặt của hiện tượng này, chính sự tồn tại của nó đã làm “lu mờ”, giảm nhẹ đi nhiều hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nếu không có nó hẳn sự nóng lên toàn cầu sẽ gay gắt hơn rất nhiều. Nó được ví như chiếc “mặt nạ” che lấp đi phần nào khuôn mặt “quỷ dữ” thật sự của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Cuối cùng, dù có tranh luân ra sao đi nữa thì cũng có thể khẳng định CO2 cũng là một trong số những thủ phạm gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hơn nữa, việc gia tăng hàm lượng của nó trong khí quyển là do chính con người tạo ra. Do đó, con người phải có trách nhiệm với nó và việc áp dụng “nguyên lý phòng ngừa” là rất cần thiết trong trường hợp này. Đó cũng là lý do tại sao 190 quốc gia trên thế giới tụ hội tại Poznan, Ba Lan tham dự vào hội nghị về sự thay đổi khí hậu toàn cầu.

ST
 
H

hoabattu1072000

"Ngôi nhà chung" của toàn nhân loại chúng ta đang phải sống trong sự ô nhiễm của khói bụi, khí thải độchậi. Ở các nước tiên tiến, vấn đề về bảo vệ môi trường được quan tâm thường xuyên. Riêng ở nước ta, việc xả rác bừa bãi nơi công cộng vẫn khá phổ biến. Người ta có thể đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia qua cái nhìn vào mỹ quan đô thị.Hiện tượng ô nhiễm ở nước ta có thể gọi là một nếp sồng thiếu văn hóa, văn minh đô thị. Vậy chúng ta phải làm gì để khắc phục được tình trạng ấy. Đây có lẽ là bài toán mà chúng ta đang cần tìm ra lời giải.

Như chúng ta đã biết, trái đất của chúng ta đang nóng dần lên và chắc nhiệt độ của nó sẽ tăng thêm trong vài năm tới. Và không khí của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Vậy hiện tượng ấy do đâu mà có. Nếu tự đặt cho mình câu hỏi ấy khi nhìn vào "bộ mặt" của các đô thị chắc hẳn chắc hẳn nhiều người sẽ nói do mọi người không ý thức được hành vi của mình. Nhưng chính người trả lời câu hỏi ấy cũng chưa chắc bạn là người biết giữ gìn vệ sinh môi trường.

Tất cả chúng ta ai cũng muốn nhà mình sạch sẽ thế nhưng mọi người chẳng ai quan tâm đến việc giữ gìn vệ sinh cho "ngôi nhà chung" của toàn nhân loại.

Đi ra đường, vừa nhai xong thỏi sing-gum có người nào đã cuộn vào giấy bỏ vào sọt rác chưa hay là cứ thế mà tự tiện vứt xuống đường.

Không những chỉ ở ngoài đường mà còn ở các khu du lịch, nơi công cộng... mọi người vẫn vô ý thức như thế. Ngày nào những công nhân vệ sinh cũng phải làm việc vất vả, dọn dẹp sạch sẽ thế nhưng có nhiều người lại vứt ngay chai nước ngọt, gói bánh, vỏ kẹo cuống mặt đường vửa được dọn dẹp sạch sẽ trước ánh mắt, cái nhìn ngơ ngác của cô chú lao công, Họ sẽ nghĩ rằng bạn là người không có ý thức bảo vệ môi trường và bạn đang "chà đạp" lên sức lao động của họ. Bạn sẽ nghĩ gì về hành động đã góp phần hủy hoại môi trường mà mình đã làm.

Ở các nước phát triển như Singapore, việc xả rác không đúng nơi qui định sẽ bị phạt tiền rất nặng. Thế còn Việt Nam thì sao, chúng ta không bị xử phạt như thế mà chỉ bị nhắc nhở. Nhưng ý thức và thói quen của nhiều người chưa tốt nên những lời nhắc nhở ấy chỉ như "gió thoảng qua tai" mà thôi.

Nếu đi trên một con đường ở thành phố rất đẹo và thơ mộng với cảnh sông nước, núi non êm đềm bỗng gặp một bãi rác bên dòng sông thơ mộng ấy thì lúc đó bạn sẽ nghĩ gì? Vẻ đẹp thơ mộng kia được tạo hóa ban tặng nhưng con người đã hủy hoại nó chỉ trong chưa đầy một phút. Không những bị mất mỹ quan đô thị mà còn ô nhiễm cả nguồn nước, khí hậu và cả môi trường đất nữa. Môi trường bị ô nhiễm sẽ kéo theo đó là sự phát triển của dịch bệnh. Như thế sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tiền bạc của chúng ta rất nhiều. Vậy tác hại do sự thiếu ý thức của chúng ta gây ra là rất lớn.

Để khắc phục tình trạng ấy, chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng tôi mong rằng mọi người hãy tự ý thức về điều này. Bên cạnh đó, chúng ta cần xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi cố tình làm ảnh hưởng tới môi trường để mọi người có thể rút ra kinh nghiệm giúp cho môi trường này xanh, sạch hơn.

Hiện tượng hủy hoại môi trường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tất cả mọi người.Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta nên thay đổi nhận thức của mình. Điều đó luôn mang lại những điều tốt đẹp nhất không chỉ cho bạn mà là cả nhân loại.

Chúng ta hãy cũng nhau bảo vệ môi trường để trái đất này xanh mãi mãi và để mọi ngtha6y1a6y1 được chúng ta là những người con Việt Nam- những người con của một đất nước văn minh, lịch sự và là một đất nước "XAnh - sạch - đẹp"
 
Top Bottom