văn lop 11

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
phân tích hình tượng bóng tối và ngọn đèn dầu nơi phố huyện >_<
Em phân tích dựa vào dàn ý này nhé:
MB:
- Thạch Lam ( 1910-1942) ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn - truyện nhưng không có chuyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng , cảm giác mơ hồ , mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi.
- Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” . Ở đây, nhà văn đã thật thành công trong việc tạo nên sự tương phản giữa hai hình ảnh ánh sáng và bóng tối mang ý nghĩa biểu tượng, gắn với cảm xúc vui buồn của con người nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám.
TB:
- Bóng tối:
+ Bóng tối của thiên nhiên trong tác phẩm đậm đặc, trở đi, trở lại như một ám ảnh không dứt : “Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối; tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ con vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa” . Bóng tối gần như chiếm lĩnh cả không gian bao la , tĩnh mịch nơi phố huyện.
+ Cùng với bóng tối của thiên nhiên là bóng tối cuộc đời và bóng tối của cuộc sống con người: Bóng tối ấy được hiện lên qua đôi mắt của Liên “ngập dần vào cái buồn của buổi chiều quê”; qua hình ảnh của bà cụ Thi với tiếng cười khuất dần trong bóng tối như cảnh đời đen tối, bức bối , vật vờ của cụ Thi Đó còn là bóng tối hiện lên qua hình ảnh của mẹ con chị Tý với cái chõng nước và ngọn đèn dầu leo lét…
=> Có thể nói, chừng ấy con người trong bóng tối như những hạt bụi li ti, vô giá trị, bị lãng quên trong sa mạc của cuộc đời mênh mông, bế tắc.
- Ánh sáng:
+ Đối lập với bóng tối bao phủ là ánh sáng và niềm khao khát tội nghiệp của người dân nghèo nơi phố huyện: Đó là hình ảnh ánh đèn chị Tý leo lắt, nhỏ nhoi, mỏng manh của ánh sáng.
=> Cái hay, độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của Thạch Lam là nhà văn đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối: Trên trời, ánh sáng xuất hiện với sự lấp lánh của những ngôi sao …và những ánh đom đóm lập lòe
+ Giữa cái bóng tối dày đặc của không gian, của cuộc đời, ánh sáng nhỏ nhoi trở nên cao giá hẳn lên : hầu như mọi thứ làm ra ánh sáng ở cái phố huyện nhỏ đều được tác giả huy động : các loại đèn ( đèn treo, đèn hoa kỳ, đèn dây, đèn lồng, đèn ghi) ; bếp củi, tàn lửa, những con đom đóm và dải Ngân hà…
=> Có thể nói : Tất cả các ánh sáng dù thiên tạo hay nhân tạo đều như vẽ ra những vạch đích khát vọng của những nhân vật chính, phụ trong tác phẩm, đều biểu tượng lấp lánh những cung bậc của mơ ước
KB: Khẳng định lại vấn đề:
Hình ảnh ánh sáng và bóng tối cứ thấp thóang ,cứ ám ảnh người đọc: khi nào ánh sáng , tương lai và hạnh phúc mới đến với Liên – An và những người dân nghèo nơi phố huyện
 
Top Bottom