van kt

P

phamhienhanh21

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn giúp mình mấy bài này nhá:
c1: vì sao nói Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại việt
c2:sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. qua đoạn trích trên, hãy CM
c3: phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch.
c4: chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình.
P/s: mình cảm ơn các bạn nhiều
 
M

magiciancandy

các bạn giúp mình mấy bài này nhá:

c3: phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch.
Hồi lớp bảy, chúng ta đã được học "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta", qua đó đã hiểu phần nào vè những cử chỉ của lòng yêu nước. Và lên lớp tám, ta lại được học hai tác phẩm được viết bằng những câu văn chan chứa tình cảm yêu nước : "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" được viết bởi hai nhân vật nổi tiếng của lịch sử dân tộc Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn.

Trước hết, ta phải hiểu lòng yêu nước là gì. Theo nhà văn Ê - ren - bua trong bài "Lòng yêu nước", lòng yêu nước là "lòng yêu những vật tầm thường nhất, yêu người thân, yêu Tổ quốc". Còn theo như chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" thì khi Tổ quốc bị xâm lăng, "tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn" và "nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". Qua đó, ta có thể kết luận, lòng yêu nước chính là thứ tình cảm cao đẹp của con người dành cho đất nước của mình. Khi đất nước cần thì phải thể hiện lòng yêu nước qua những hành động. Thời bình thì cùng nhau bắt tay xây dựng đất nước, thời chiến thì xông pha trận mạc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Mỗi tác phẩm của hai tác giả Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn cũng được viết trong hai thời kỳ khác nhau : thời bình và thời chiến.

Trong bài "Chiếu dời đô", lòng yêu nước của Lý Công Uẩn được thể hiện bằng một khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

Nếu như lòng yêu nước của Lý Công Uẩn là một niềm ao ước đất nước phát triển phồn thịnh trong một thời thái bình, thì ở Trần Quốc Tuấn, lòng yêu nước xuất phát từ trong thời chiến, là lòng căm ghét giặc, là môt ý chí muốn đánh tan giặc, bảo vệ nước nhà. Trong vai trò của một vị chủ tướng, Trần Quốc Tuấn có trách nhiệm khích lệ tướng sĩ quyết tâm đánh giặc. Vậy nên, ông đã viết nên một bài hịch được lưu truyền đến mãi sau này, trở thành một trong những bài hịch nổi tiếng nhất : Hịch tướng sĩ. Trong bài hịch, trước tiên, ông kể những tội ác của giặc bằng những câu văn biền ngẫu sắc sảo và sử dụng từ ngữ phong phú, độc đáo. Sau đó, ông thẳng thắn nhìn vào những sai trái của tướng sĩ và trực tiếp phê phán làm thức tỉnh lòng tự trọng trong mỗi binh lính. Tiếp theo, ông đưa những dẫn chứng nằm trong hai viễn cảnh trái ngược thắng và bại nhằm khích lệ tướng sĩ phải chiến đấu và sống sao để người chủ tướng được tự hào. Cuối cùng, ông rút ra lời khuyên tướng sĩ đọc cuốn "Binh thư yếu lược" để hiểu hết binh pháp các nhà. Và cũng nhờ bài hịch đó, nhờ ý chý đánh giặc và nhờ lòng yêu nước mà quân đội nhà Trần đã đánh tan được giặc, đội quân mạnh bậc nhất thế giới thời bấy giờ, đó quả là một kỳ tích. Tất cả là nhờ có lòng yêu nước...

Hai người khác nhau, có những hành động khác nhau ở các thời kỳ khác nhau, nhưng tất cả đều xuất phát từ lòng yêu nước. Liệu rằng, nếu không có lòng yêu nước, Lý Công Uẩn có thể viết nên một bài chiếu thuyết phục nếu không có lòng yêu nước không ? Liệu Trần Quốc Tuấn có viết nên một bài hịch hay nếu không có lòng yêu nước không ?

Lòng yêu nước đã trở thành một tình cảm cao đẹp mà mỗi người đều phải có. Nó đã trở thành tình cảm tất yếu con người Hi vọng rằng, lòng yêu nước sẽ được thể hiện qua nhiều hành động và cử chỉ của mỗi con người Việt Nam chúng ta.
 
M

magiciancandy

các bạn giúp mình mấy bài này nhá:

c4: chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình.
P/s: mình cảm ơn các bạn nhiều

bạn xem qua bài này nhé, là "đoạn văn" chứ không phải bài văn
Chiếu dời đô của vua Lí Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hòa giữa lí và tình. Thật vậy, trước tiên là về li. Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lí Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu. Hai nhà ấy năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh Lê vì không vâng theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền, trăm họ hao tốn. Tiếp đó, để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế, những điểm mạnh của thành Đại La. Những gì Lí Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lí và lôgic, tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu. Đi đôi với lí là tình, tuy ở hình thức một bản chiếu để ra lệnh nhưng có những đoạn ông viết ra để tỏ nỗi lòng mình. Ngôn từ của Lí Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hẹ vua tôi- chủ tớ mà lại vô cùng thân mạt, gần gũi. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Nếu ở vế đầu là mệnh lệnh thì tại vế sau Lí Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần tuy đã quyết định nhưng ông vẫn để họk được đưa ra ý kiến đẻ cùng bàn luận. Nhờ vậy, ông có được sự đồng cảm của mọi người. Qua bản chiếu người đọc có thễ nhận ra Lí Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt, ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt.
 
M

magiciancandy

các bạn giúp mình mấy bài này nhá:

c2:sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. qua đoạn trích trên, hãy CM

Nguyễn Trãi (1380-1442) là một nhà nho uyên bác, một nhà quân sự đa tài, một nhà chính trị sáng suốt, một nhà ngoại giao lỗi lạc … của nưóc ta, hơn thế nữa ông còn được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (1980). Nguyễn Trãi ko nhưng đựơc người nguời khâm phục ở tài quân sự mà còn khâm phục ông là một người tận trung ái quốc, yêu mến quê hưong đất nước tha thiết. Văn võ song toàn, cống hiến suốt đời và đóng góp to lớn cho sự nghiệp cứu và dựng nước, đáng là bậc anh hùng nước ta. Với ~ chiến lược quân sự tài ba, lời lẽ chau chuốt của một nhà ngoại giao chính trị, lời văn mượt mà tha thiết của một nhà văn hóa, Luôn “lo trước điều thiên hạ phải lo, vui sau cái vui của thiên hạ”, Nguyễn Trãi lúc nào cũng sống một cuộc đời giản dị, cần kiệm liêm chính. Nguyễn Trãi đáng là một đại văn hào của dân tộc.
Năm 1407, giặc Minh sang xâm lăng nước ta. Năm 1417, tại núi rừng Lam Sơn, Thanh Hóa, Lê Lợi phất cờ khỏi nghĩa xưng là Bình Định Vương. Trải qua mưòi năm kháng chiến vô cùng gian lao và anh dũng, nhân dân ta quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi. Mùa xuân năm 1428 thay lời Lê Lợi, Nguyễn Trãi thảo “Đại cáo bình Ngô” để tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt.
Đại cáo bình Ngô hay một áng văn lớn bình phẩm về bọn “cuồng Ngô” T/p được viết bằng thể Cáo. Là thể văn nghị luận có thừ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Trong thể cáo, có các loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia. Cáo có thể được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng như hịch , cáo là thể căn hùng biện, do đó lời lẽ đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
“Đại cáo bình Ngô” là một “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thể hiện khí phách của dân tộc ta. Khẳng định sức mạnh nhân nghĩa Đại Việt căm thù lên án tội ác ghê tởm của quân Minh, ca ngợi những chiến công oanh liệt thuở “Bình Ngô”, tuyên bố đẩt nước Đại Việt bước vào kỳ nguyên mới độc lập, thái bình bên vững muôn thuở. Đánh giá đầy đủ súc tích, sắc sảo về cuộc kháng chiến chống Minh gian khổ suốt mưòi năm trời mà nhân dân Đại Việt đã tiến hành dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Xuyên suốt tác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa nguyên lí nhân nghĩa và yêu nước, thương dân. Đó là nguyên lí lớn nhất của dân tộc ta, cũng là cái nguyên tắc lớn nhất mà ông tuân theo. Việc nhân nghĩa phải có tác dụng yên dân và khẳng định rằng việc khiến yên dân chính là việc nhân nghĩa. Đồng thời khẳng định yên dân là làm cho dân được yên, ăn yên, ở yên, sống yên; làm cho nhân dân yên vui, khắp mọi nơi không có tiếng than vãn oán hờn. Quá trình phát triển bài văn cũng là để phát triển tư tưởng ấy. Tư tưởng nhân nghĩa, tiêu chuẩn yên dân trong suốt bài văn, mặc dầu không được nhắc lại, nhưng vẫn sáng lấp lánh cả tác phẩm. Đoạn một tác giả nêu luận đề chính nghĩa dựa trên mối quan hệ giữa ba yếu tố là nhân nghĩa, đất và nước. Đồng thời nêu lên truyền thống vẻ vang của dân tộc và khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc. Chân lí về sự độc lập dân tộc đứng trên lập trưòng chính nghĩa. Đoạn 2: vạch trần tội ác của bọn giặc điên cuồng. Như là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên đất nước Đại Việt. Sang đoạn 3: Kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi nghĩa. Ở đây tác giả tập trung khắc họa hình tượng Lê Lợi với cách xưng hô thể hiện sự khiêm nhường. Nêu lên nhưng phẩm chất tốt đẹp với tinh thần vượt khó kiên trì, lòng căm thù giặc sâu sắc, biết tập hợp và đoàn kết tòan dân, có chiến lược và chiến thuật tài tình, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa. Cho ta thấy đựơc Lê Lợi là hình ảnh tiêu biểu của những nguời yêu nước dám hi sinh quên mình đứng lên chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập tự do của dân tộc. Bài Cáo tập trung làm sáng rõ vai trò của một tập thể anh hùng trong quá trình kháng chiến. Tác giả còn sử dụng cách liệt kê để làm sáng rõ nhịp độ dồn dập của những trân chiến thắng. Đoạn 4: tuyên bố kết thúc chiến tranh mở ra một kỉ nguyên mới hòa bình và phát triển.
Đại cáo bình Ngô là áng văn chính luận với nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc. Tác giả đã sử dụng phép liệt kê để làm sáng rõ nhịp độ dồn dập của những trân chiến thắng. Cuối bài với nhịp thơ dàn rải, trang trọng để khẳng định thế suy thịnh là tất yếu. Để đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi đã sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động. Bài Cáo có sự kết hợp hài hòa giữa tư duy logic và tư duy hình tượng. Tư duy logic được thể hiện qua hệ thống luận điểm, trình tự lập luận chặt chẽ. Mở đầu nêu lên tiền đề có tính chất nguyên lí, chân lí làm chỗ dựa về mặt lí luận và để triển khai lập luận trong những phần sau.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 1: Chiếu dời đô ra đời là sự phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì :
- Hai triều Đinh –Lê trước đó thế và lực chưa mạnh nên còn phải dựa vào vùng rừng Hoa Lư hiểm trở
- Việc nhà Lý dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng Thăng Long chứng tỏ thế và lực của dân tộc Đại Việt đã đủ mạnh để sanh ngang hàng với Phương Bắc
- Định đô ở trung tâm đất nước là thực hiện nguyện vọng của nhân dân xây dựng một quốc gia thống nhất hùng cường.
 
L

leo345

câu 4:
“Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý , một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .

Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì LÝ Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .

Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của một người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất” , một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .

Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !

Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lý Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .

“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
 
C

co_gai_hoa_hong

bạn xem qua bài này nhé, là "đoạn văn" chứ không phải bài văn
Chiếu dời đô của vua Lí Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hòa giữa lí và tình. Thật vậy, trước tiên là về li. Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lí Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu. Hai nhà ấy năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh Lê vì không vâng theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền, trăm họ hao tốn. Tiếp đó, để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế, những điểm mạnh của thành Đại La. Những gì Lí Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lí và lôgic, tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu. Đi đôi với lí là tình, tuy ở hình thức một bản chiếu để ra lệnh nhưng có những đoạn ông viết ra để tỏ nỗi lòng mình. Ngôn từ của Lí Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hẹ vua tôi- chủ tớ mà lại vô cùng thân mạt, gần gũi. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Nếu ở vế đầu là mệnh lệnh thì tại vế sau Lí Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần tuy đã quyết định nhưng ông vẫn để họk được đưa ra ý kiến đẻ cùng bàn luận. Nhờ vậy, ông có được sự đồng cảm của mọi người. Qua bản chiếu người đọc có thễ nhận ra Lí Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt, ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt.


Bài này có phải của bạn không vạy ??????????:confused: vì tớ đã đọc được ở nơi khác roài /:)
 
Top Bottom