[văn 9]văn học trung đại

D

duoisam117

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình nhé !!!!!!!!!
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của chi tiết trỏ bóng trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Câu 2: Ca dao có câu :
“ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ”.
Và trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết :
“ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ”.
Hãy phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong những cặp câu thơ lục bát trên.
Dịch giùm ý nghĩa của những câu này:
- “ Bất tri tam bách dư thiên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ”.
- “ Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ”.
 
M

mr.lik

Nguyễn Du sinh trưởng ở thời loạn lạc, lại gặp cảnh nước . . . nhà . . . mà lòng trung nghĩa cô đơn không thể nào vãn hồi được thời thế, đành phải ôm mối dầu uất mà chôn tên giấu tiếng ở quê nhà. Cả một tập thơ Thanh hiên là đầy những nguồn cơn bực tức. Người bất đắc chí ấy có thể vui lòng nhận bổng lộc của triều đình mới được không ? dẫu trong gia phổ họ Nguyễn không nói rõ tâm sự của Nguyễn Du ở lúc này, thì ta cũng có thể theo những điều sách Chính biên liệt truyện chép một cách vô tình mà biết rằng ông làm quan hay bị người trên đè nén, không được thoả chí, cho nên thường buồn rầu luôn. Đối với vua thì mỗi khi yết kiến ra vẽ sợ sệt, nhưng không biết nói năng gì. Có khi vua đã trách rằng: “Nhà nước dùng người,cứ kẻ hiền tài là dùng, chứ không phân biệt Nam Bắc. Ngươi với Ngô vị, đã được ơn tri ngộ làm quan đến bực Á Khanh, biết việc gì thì phải nói để hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè sợ hãi, chỉ vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện thôi ?”. Thực ra Nguyễn Du không phải là người buồn vì quan trên đè nén, không phải là người sợ hãi rụt rè, mà chỉ là người dẫu ở Triều đình mà chi nhất định không thay đổi cái thái độ ngoan dân đã quyết. Nhưng tâm sự ấy khó ngỏ cùng đời,cho nên Nguyễn Du thường có sắc bực tức buồn rầu, thậm chí có khi ông phải sợ rằng dẫu đời sau cũng chưa chắc có người hiểu thấu được lòng mình.


Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hà hà nhân khóc Tố như ?
Sống bất đắc dĩ, sống không lý tưởng, không hy vọng, không tín ngưỡng, ông vẫn cho là cái sống thừa, nặng nhọc, cho nên khi mắc bệnh nặng ông nhất định không chịu uống thuốc, chỉ chờ chết cho xong. Lúc lâm chung ông bảo người nhà sờ tay chân, họ nói đã lạnh cả rồi thì ông chỉ nói : “được, được” rồi tắt thở, không hề trối lại điều gì,thế là ông đã đem theo xuống mồ cái tâm sự u uất
Mình chỉ có đc tửng này thui .... thông cảm nha
 
T

thuyan9i

Ta vẫn thường bắt gặp những cái bóng trong văn học cái ko phải là cái bóng văn chương mà là cái bóng của tình người.
VŨ nương người con gái đẹp ngươif đẹp nết tư dung tốt đẹp đã chịu một số phận bắt hạnh ngay cả trong mái ấm hạnh phúc gia đình do sự hiểu lầm đnags tiếc về cái bóng .TRong rât nhìu chi tiết trong chuyện có lẽ cái bóng là chi tiết đặc săc nhất có tính nhân văn nhân đạo nhất.Nó vừa là chi tiết thắt nút và mwor nutrs câu chuyện.Sau khi Trương SInh đ,i lính Vũ nương luôn tận tình chăm sóc gia đình để bù đắp tình cảm cho con nàng thường chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha của Đản.Và tất nhiên ngwuoif cha "hờ" ấy ko bao giwof nói chuyện và bế đuwocj Đản cả.Cai bóng cũng nhwu đã làm khuây khoả nỗi nhwos chồng của nag.Cái bóng đẫ thể hiện được lòng thuỷ chung son sắt của Vũ nuwong khi chồng đi vắng , cái. bóng nhưì làm dịuh bớt phần nao nhungx lo toan của cuộc sống khi vắng chồng .Chiếc bóng vô chi vô giác hiện lên tường thôi nhwungx cũng đủ sưởi ấm trái tim của người thiếu phụ trẻ cùng đứa con nhỏ.Hàng ngày vẫn vậy mỗi tôi nàng vãn luôn cung "chồng" chwoi đùa với con trong lòng nghĩ đến ngày hạnh phúc sắp tới.Những tuwongr hạnh phúc đến vơi nag nhwung ngày nag mong đợi nàng lại chịu một nỗi oan khó rửa sạch và ngọn nguồn là do cái bóng.Do sự thương nhớ của nag gửi nhầm chỗ.Do sự ghen tuông của ngwuwoif chồng vu phu.Và thật buồn cười khi Truwong Sinh lại đi ghen tuông với một cái bóng in trên vách tường.Lúc này cái bóng nhwu làm mở nút câu chuyện đầy bi kịch.Nhng cáih bóng khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật - một cô gái dưc hạnh vẹn toàn.Và chi tiết đó cũng góp phần tố cáo hiện thwucj chiến tranh bạo tàn khiến bao gia đình li biệt khiến bao nguwoif phụ nữa phải chịu nỗi oan kêu trời.Và ở đây cái bóng alij làm công viêch thắt nút câu chuyện .Bonsg chàng in trên vách vậy la ngwuwoif cha hwof lại xuáta hiện ,tưởng gặp phải tinh ffichj chàng sẽ ko tự chủ đc nhưng ai ngờ gặp pahir tình địch cũng chính là lcus chàng ân hận chua xót về mình thì đã quá muộn.CHàng đã chính tay mình huỷ hoại hạnh phúc gia đình mình mà ko bít.CHi tiết cái bóng là chi tiết đặc sắc khi đã giúp đwua truyện thêm kịch tính và giàu gia trị nhân văn nhân đạo
 
C

cuno31

Chuyện Người Con Gái Nam Xương

Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn.

Nghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn. Chuyện đời vẫn thế, đó là chỗ éo le phức tạp trong đời sống tâm hồn con người. Chỗ kì bút của Nguyễn Dữ là đã bắt nắm được một tình huống éo le như vậy. Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần truyền kì vùa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vùa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì (phần thực, tôi muốn nói thực của văn học). Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần của tác phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết Vũ nương là người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”.

Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy.

Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tủ. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp.

Nói cho cùng, hiện thực của câu chuyện là hiện thực về tấm lòng của nhà văn trước những vấn đề của cuộc sống. Nhà văn đã đi sâu khai thác những vẻ đẹp và nỗi đau khổ xót xa phức tạp của tâm hồn con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội đương thời như Vũ nương. Cũng qua đó, nhà văn khẳng định một chân lí nghệ thuật phảng phất như trong các truyện cổ dân gian… Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển… kì lạ mà cũng rất thực.
 
1

1246

câu 1: ya nghĩa của chi tiết chiếc bóng trong chuyện người con ghái Nam Xương
-Ý Nghĩa
tô đậm về nét đẹp trong phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người mẹ, người vợ: nhớ thương, sự thuỷ chung, ước muốn đồng nhất( xa mặt mà không cách lòng) với người chồng nơi chiến trận. Đó là tấm lòng của người mẹ muốn khoả lấp sự trống vắng thiếu hụt của người cha trong lòng đứa con.
chiếc bóng là hình ảnh ẩn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân nào mà không lường trước được. Phụ nữ chính là bi kịch gia đình và xã hội
chiếc bóng xuất hiện ở cuối tác phẩm khắc hoạ giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm
bài học về hạnh phúc muôn đời một khi đã đánh mất niền tin, hạnh phúc chỉ là một chiếc bóng hư ảo
-NGhệ thuật
chi tiết chiếc bóng tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho truyện: chi tiết mang tính thắt nút và cởi nút bất ngờ hợp lí
+/ bất ngờ : lời nói này là lời nói của đứa trẻ, chính lời nói đó đã đẩy người mẹ vào vòng oan nghiệp: chiếc bóng của tình chồng nghĩa vợ thể hiện nỗi khao khát đoàn tụ, thể hiện sự thuỷ chung sâu sắc nhưng chính chiếc bóng lại dẫn đến bị chồng nghi oan là thất tiết
+/ chiếc bóng thể hiện sự hợp lí
-/ tạo kịch tính và tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm
-/ chi tiết chiếc bóng là sáng tạo của Nguyễn Dữ chính chi tiết chiếc bóng tạo sự lung linh huyền ảo cho tác phẩm đồng thời tạo kết thúc có hậu cho tác phẩm
 
D

duoisam117

Ưm!!! Không hiểu một tí, tại sao chi tiết chiếc bóng lại tạo kết thúc có hậu cho tác phẩm ????????
 
O

o0thuytien0o

Hình ảnh cái bóng trong "Chuyện người con gái Nam Xương" tưởng như vô tình nhưng lại là 1 chi tiết mang ý nghĩa rất quan trọng. Đối với Vũ Nương, "cái bóng" là sự yêu con, nhớ chồng, là những lời dụ con trìu mến, nó làm nàng vơi đi nỗi mong chồng nơi sa trường. Đêm đêm, nàng thường trỏ bóng mình trên tường mà nói với con rằng đó là cha Đản, điều đó cho thấy sự khát khao sum họp và mong muốn hạnh phúc gia đình, nhưng nàng đâu ngờ rằng, "cái bóng" lại mang đến cái chết đau thuơng cho nàng. Đối với bé Đản, "cái bóng" là 1 người đàn ông bí ẩn vẫn thường đến đêm đêm: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả". Đối với Trương Sinh, "cái bóng" lần 1 qua lời kể ngây thơ của bé Đản làm cho Trương Sinh mờ mắt. Nó khiến y bộc phát tính "đa nghi", y hành động hồ đồ và vũ phu, mắng nhiếc và đuổi đánh vợ ra khỏi nhà==>cái chết như 1 sự bức tử của Vũ Nương. "Cái bóng" lần 2 xuất hiện trong đêm chỉ có Trương Sinh và bé Đản đã giúp y mở mắt, thấy được những lỗi lầm mình đã gây ra cho vợ, nhưng mọi việc đã quá muộn.
==> Cái bóng đã trở thành đầu mối của câu chuyện, khiến người đọc cảm thấy ngỡ ngàng và bất ngờ.
 
C

congchualolem_b

Các bạn giúp mình nhé !!!!!!!!!
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của chi tiết trỏ bóng trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
Câu 2: Ca dao có câu :
“ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ”.
Và trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết :
“ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ”.
Hãy phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong những cặp câu thơ lục bát trên.
Dịch giùm ý nghĩa của những câu này:
- “ Bất tri tam bách dư thiên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ”.
- “ Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng ”.

Chị cho em bản dịch của 2 câu thơ chữ Hán (được trích trong "độc tiểu thanh kí" của ND có nghĩa:
"không biết hơn ba trăm năm sau
thiên hạ ai người khóc Tố Như"

dịch thơ:

"chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
người đời ai khóc Tố Như chăng?"

Đây là tâm trạng của ND khi viết những dòng thơ dành cho ng con gái tài sắc vẹn toàn nhưng số phận hẩm hiu, ông tự thấy bản thân cũng có sự đồng cảm và hoàn cảnh như Tiểu Thanh vì thế mới hỏi "không biết hơn ba trăm năm sau/ thiên hạ ai người khóc Tố Như?". Đó là câu thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, thiếu sự đồng cảm và le lói niềm hi vọng ng đời sau sẽ hiểu, thông cảm và chia sẽ cùng vs ND như ông đã làm như thế vs Tiểu Thanh. Điều này đã thành hiện thực :)

Ở câu Kiều:
"Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"

Trong văn chương ng ta vẫn thường nói "bãi bể nương dâu" để ám chỉ cuộc đời trầm lắng, những biến đổi thăng trầm của cuộc đời.

Theo chị nó có ý rằng qua bao biến đổi, sóng gió của cuộc đời con ng ta rút ra đc nhiều điều từ cuộc sống và những điều đó k tránh khỏi đau lòng vì quá nhiều cảnh ngang trái, bất công, số phận của con ng bị vùi dập. ND đã thấy, thấy trong cả hiện tại xã hội và thấy trog cả cuộc đời của Kiều, của những ng phụ nữ thời đó. Một nỗi đau mà k chỉ có ND mới thấy đau lòng, cả những thế hệ sau này cũng k tránh khỏi nước mắt thấm tay.
 
D

duoisam117

Câu 2: Ca dao có câu :
“ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ”.
Và trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết :
“ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ”.
Hãy phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật trong những cặp câu thơ lục bát trên.
Bức xúc!!!!!!!!!!! Chẳng ai chịu giúp cả. Tự làm. Pà con đọc rồi cho nhận xét... Không biết có đủ không nữa??????:p:p:p
Ca dao có câu :
“ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ”.
Và trong Truyện Kiều, Nguyễn Du có viết :
“ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ”.
Hai cặp câu thơ lục bát, tuy một là khúc hát lao động bình dị còn kia là một kiệt tác văn học nổi tiếng thế nhưng vẫn có sự gặp nhau về mặt tư tưởng. Cả hai câu đều miêu tả cảnh thiên nhiên đầy lãng mạn chứa đựng tình cảm trong sáng của con người, là những lời thơ hay, là kiệt tác nghệ thuật.
“ Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ”.
Chỉ bằng hai dòng thơ ngắn ngủi nhưng đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy lãng mạn, thơ mộng nhưng không kém phần giản dị. Câu thơ đã vẽ nên một bức tranh tràn ngập ánh trăng vàng, tại đó, một cô gái đứng bên đường đang tát nước bằng chiếc gàu sòng với nhũng động tác thật thuần thục. Ánh trăng vàng lan tỏa khắp không gian và in xuống mặt nước trong trẻo. Từ ngữ “ Hỡi cô ”, đây như lời của chàng trai muốn ngỏ lời làm quen với cô gái, một cách làm quen thật tế nhị, thật dễ thương. Anh ta trách “ sao cô múc ánh vàng đổ đi ”, thật ra cô gái chỉ dùng gàu để tát nước thôi nhưng vì ánh trăng kia đã in xuống mặt nước trên cánh đồng lúa và cả trong gàu nước của cô gái nên chàng trai nhìn thấy thế rồi nhờ cớ ấy để trêu ghẹo cô. Một khúc hát lao động không chỉ làm giảm không khí căng thẳng mệt nhọc của công việc mà còn như một khúc hát giao duyên ý nhị bộc lộ tình yêu thiên nhiên và cạnh đó là tình yêu đôi lứa trong sáng. Nếu câu ca dao kia là một bức tranh sinh động thì câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du lại là một bức tranh tĩnh lặng:
“ Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng ”.
Bức tranh mùa thu vào buổi hoàng hôn thật lãng mạn và yên tĩnh. Nước thu trong veo, long lanh đến nỗi cả bầu trời có thể soi mình ở đấy “ Long lanh đáy nước in trời ”. Khói biếc chính là những làn sương thu mong manh đang vây mắc những ngọn núi trùng điệp, những thành trì to lớn. Ánh nắng chiều vẫn đủ sức nhuộm vàng cả núi non hùng vỹ. Vẻ đẹp huyền bí của một sứ sở thần tiên được phác họa chỉ bằng hai dòng thơ, thật tài tình. Giữa thiên nhiên lãng mạn ấy thấp thoáng tâm trạng vui mừng, khấp khởi của Thúc Sinh sắp tao ngộ cùng Thúy Kiều – người yêu của mình. Người này là một thi sĩ dân gian còn kia lại là một đại thi hào thế nhưng cảm hứng sáng tác của họ đều lấy chất liệu từ thực tế. Đây chỉ là một trong vô vàn nững câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp, huyền bí, quả là đời sống tình cảm của nhân dân ta thật phong phú biết nhường nào.
 
Last edited by a moderator:
D

duoisam117

Này!!!! Như vậy có đủ không zậy pà con. Tui sắp phải nộp cho cô đấy. Cô mình khó lắm không đủ, đúng là tiêu đấy...
 
V

vonfram24

ý nghĩa của cái bóng là - là đoan thắt của cậu truyện, chính từ đó câu truyện đã đi theo một hướng khác, dẫn đến cái chết thương tâm cho Vũ Nương. hơn nữa tình huống này đói với thúc sinh- một con người hay ghen thì thật là k hủ ng kh iếp. Chính cái ghen đó đã làm cho ta hiểu sau hơn về nỗi khổ của người con gái thời đó, nàng đã bảo toàn sự trong sạch của mình bằng cách nhảy sông tự vẫn. Chính tính huống cái bóng đã tố cáo cái sự thật ngiệt ngã của xá hội phong kiến thờ dóđã phủ chụp lên những người con gái công dung ngôn hanh đó và tính hay ghen của gã đàn ông đã làm những người phụ nữ khổ đau.
lại thấy rằng, trò chơi cái bóng đó lại do Vũ Nương sáng tạo ra, nàng chỉ muốn quên đi sự buồn tủi của nàng khi vắng chồng mình , cũng làm cho Đản bớt đị sự buồn tủi khi thiếu cha. Nhưng nàng ngờ đâu đó là con dao vô hình đã cướp đi hạnh phúc của nàng, rồi đến tính mạng của nàng. Thật nghiiệt ngã.
 
Top Bottom