Văn [VĂN 9] Tiếng việt

P

phuclinh9090

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

M.n cho e hỏi các câu sau dc ko
Tìm nghĩa tường minh và hàm ý trong câu sau:
a/ Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi. {Sang Thu, Hữu Thỉnh}
b/ Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con. { Nói với con, Y Phương}
c/ Con người ta trên đường đời thấy khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình. {Bến Quê, Nguyễn Minh Châu}
d/ Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống những con đuờng trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Nguời ta đi mãi thì thành đường thôi. {Cố Hương, Lỗ Tấn}
P/s: e đag cần nên ai biết chỉ e với
 
N

naruto2001

bạn chịu khó đọc hết cái này đường nào cũng tìm ra!( câu a)

MB:
Mùa thu là một đề tài khá quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Nhiều tác giả đã thành công khi viết về đề tài này như: Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu…Nhưng ấn tượng nhất là bài thơ “sang thu” của Hữu Thỉnh. Bài thơ được viết vào gần cuối năm 1977, in trong tập “từ chiến hào đến thành phố”. Tác phẩm thể hiện sự chuyển biến nhẹ nhàng như rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
TB:
Nếu như trong thơ cổ, dấu hiệu mùa thu thường là sắc lá vàng rơi thì đối với Hữu Thỉnh lại là những tín hiệu sang thu rất đổi quen thuộc, bình thường, giản dị trong đời sống:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ”
Người đọc dễ dàng bắt gặp hình ảnh khá quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Đó là mùi hương “ổi” thơm nồng đậm đặc “phả” từng luồng vào gió “se” lạnh và tác giả bất chợt bắt gặp nhiều hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” là một sự liên thú vị qua phét tu từ nhân hóa,.
Làng sương sớm giống như bóng dáng của một ai đó bước qua “ngõ” hẹp một cách “chùng chình” nữa muốn đi, nữa muốn ở lại. Như vậy tín hiệu sang thu hiện lên rất rõ, được tác giả cảm nhận qua các giác quan: khứu giác, xúc giác, thị giác… Nhưng có lẽ vì thu đến quá bất ngờ, đột ngột nên tác giả mới có tâm trạng lãng tránh, chưa dám tin, chưa dám đối diện với mùa thu. Chính cái mơ hồ, mờ nhạt ấy có sức khám phá và gợi nên một tọa độ thời gian không rõ nét:
“Hình như thu đã về”
Nếu như ở khổ một, không gian thu dừng lại ở “ngõ hẹp” thì sang khổ thứ hai, không gian và cảnh vật sang thu được mở rộng hơn:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vả
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Khi tiết trời “sang thu”, con sông nước mùa thu chảy một cách chậm chạp. Những đàn chim thì vội vã bay về phương Nam và làm tổ để tránh những ngày đông rét mướt. Đó cũng là những dấu hiệu rất thực về mùa thu. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” là một phát hiện khá thú vị của tác giả. Nếu như “thu điếu” của Nguyễn Khuyến đã viết:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,…”
Thì Hữu Thỉnh lại nhân hóa “đám mây mùa hạ” “vắt nữa mình sang thu” . Qua cách tu từ nhân hóa với nhiều liên tưởng, tưởng tượng đám mây mùa hạ như tấm khăn voan mền mại của người thiếu nữ vắt lưng chừng giữa cuối hạ và đầu thu. Mà ta cũng có thể nghĩ là cuối hạ và đầu thu là hai đầu bờ bến và đám mây là nhịp cầu bắt qua. Nhịp cầu thật duyên dáng nối hai đầu bờ bến thời gian bằng vẻ đẹp mền mại, trữ tình của mình mà đến một lúc nào đó ta thấy ngỡ ngàng.
***Từ những hình ảnh mang đậm dấu hiệu giao mùa của đất trời thì tác giả đã có những suy ngẫm triết lí đầy sâu sắc về thiên nhiên và cuộc đời người.
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
*Hoặc có thể chuyển ý:
Khổ cuối cùng như là một lời kết mang đến bài thơ một ý nghĩa mới:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
Nhà thơ vẫn cảm nhận trực tiếp dấu hiệu giao mùa như hai khổ thơ đầu. Sấm, mưa, nắng là những hiện tượng của thiên nhiên, khi sang thu đã có sự thay đổi rõ rệt. Cái nắng gắt của mùa hè đã dịu bớt đi. Những cơn mưa rào cũng đã “vơi dần”. những cơn giông cũng bớt “bất ngờ” trên hàng cây yên lặng theo năm tháng.”Sang thu” không chỉ dừng lại ở cảm nhận trực tiếp mà còn được cảm nhận bằng sự suy ngẫm của một người từng trải. Hai câu thơ cuối ngoài ý nghĩa tả thực về dấu hiệu giao mùa còn mang hàm nghĩa ẩn dụ sâu sắc “ Sấm” là những vang động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” chỉ con người đã từng trải thì sẽ vững vàng hơn trước những vang động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời. Như vậy, bài thơ không chỉ dừng lại “sang thu” của thiên nhiên mà là sang thu của cả một đời người.
Với thể thơ 5 chữ, xây dựng hình ảnh thiên nhiên đẹp giản dị, giàu sức liên tưởng, đặc biệt cách cảm nhận mới mẻ, tinh tế, “sang thu”có một cốt cách riêng: vừa cổ điển, vừa hiện đại. Bài thơ “sang thu” đã gợi nên một bức tranh giao mùa của đất trời. Từ đó, chúng ta rút ra được những suy ngẫm sâu sắc và triết lí về cuộc đời
 
Top Bottom