[Văn 9] Miêu tả trong văn tự sự

N

nhocxinhcute

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Tìm những yếu tố tả người và tả cảnh trong hai đoạn trích Truyện Kiều(Chị em Thúy Kiều và Cảnh ngày xuân).Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung mỗi đoạn trích.
Câu 2: Dựa vào đoạn trích Cảnh ngày xuân,hãy viết một đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi trong buổi chiều ngày Thanh minh. Trong khi kể, chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân.
Câu 3: Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình.
Giúp mình với nha, thank trước.
 
K

ken_luckykid

1,
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài săc lại là phần hơn:
Làn thu thuỷ nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Giá trị của các yếu tố miêu tả:
\Rightarrow
Các yếu tố miêu tả trong đoạn trích làm cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn và giàu chất thơ; nó góp phần làm cho người đọc có khoái cảm thẩm mĩ theo qui luật.

Vân xem trang trong khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngóc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc , tuyết nhường màu da,

Chỉ vài nét chấm phá, bức chân dung của Thúy Vân hiện lên thật nghiêm trang , đứng đắn và phúc hậu. Gương mặt của nàng đầy đặn như mặt trăng tròn. chân mày của nàng đẹp như mày của con bướm tằm. Đuôi mắt của nàng đẹp như mắt phượng . miệng của nàng nở nụ cười tươi như đóa hoa đang khoe sắc , tỏa hương. Tiếng nói của nàng trong như ngọc. Những làn mây trên không trung vẫn không đẹp bằng mái tóc mượt mà của nàng. Tuyết là biểu tượng của màu trắng nhưng không nhường màu cho da mịn màng, trắng trẻo của nàng.
Bằng cách phối hợp các biện pháp nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê, đối ngữ, thậm xưng và cách dùng các từ láy, từ Hán Việt một cách điệu luyện, Nguyễn Du không những miêu tả được vẻ đẹp ưa nhìn của Thúy Vân mà còn dự báo được tương lai của nàng. Đặc biệt, các từ " thua ", "nhương " cho chúng ta thấy số phận bình an, tốt lành của Thúy Vân trên những chặng đường đời .

Còn đây là bức chân dung của nàng kiều :
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thủy tinh , nét xuân sơn

Cặp mắt của nàng trong trẻo và long lanh như làn nước mùa thu. Còn lông mày lại thanh nhẹ, tương đẹp như nét núi mùa xuân nghiêng nghiêng, duyên dáng .đây cũng là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn cổ.

Câu 2,
a/ Khung cảnh ngày xuân :
Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân :
“Ngày xuân con én đưa thoi . Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Ý câu đầu là ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt cửi do cái thoi thường làm giống như con chim én . Nhưng cũng có thể hiểu là cảnh ngày xuân chim én bay lượn đầy trời như con thoi đưa ngụ ý tiếc nuối ngày xuân qua nhanh quá. Như thế hai câu đầu vừa nói về thời gian mà còn gợi tả không gian mùa xuân.
Hai câu còn lại là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
“Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Bát ngát trải rộng đến tận chân trời là thảm cỏ non tơ xanh rợn. Đó chính là gam màu nền của bức tranh ngày xuân tươi đẹp. Trên nền thảm cỏ xanh ấy điểm thêm vài bông lê trắng. Màu sắc của bức tranh thật hài hòa. Tất cả cho thấy ngày xuân ở đây thật mới mẻ, thanh tân, dạt dào sức sống trong một không khí trong lành, thanh thoát. Từ “điểm” dùng ở đây làm cho bức tranh thêm sinh động, có hồn.
b/ Chị em du xuân trở về :
Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu này so với mấy câu đầu đã có sự khác biệt.
Cái không khí rộn ràng náo nức của buổi sáng không còn . Mọi thứ đều đã lắng xuống, nhạt dần. Cảnh vật lúc này từ nắng cũng “nhạt” đi, khe suối nhỏ, nhịp cầu bắc ngang tuy vẫn giữ nét thanh diụ của mùa xuân với mọi chuyển động nhẹ nhàng, nhưng mặt trời ngả bóng về Tây, bước chân người thẩn thơ lưu luyến, tiếc nuối, dòng nước uốn quanh. Nhưng tất nhiên thời gian khác thì không gian cũng khác. Nếu cảnh trong bốn câu đầu là cảnh buổi sáng lúc lễ hôi mới bắt đầu thì ở đây là cảnh chiều tan hội . Tâm trạng mọi người theo đó cũng khác hẳn. Những từ láy “nao nao”, “tà tà”, “thanh thanh” đâu chỉ tả cảnh mà còn ngụ tình … Một cái gì đó lãng đãng, bâng khuâng, xuyến xao và tiếc nuối…Ngày vui nào rồi cũng qua, cuộc vui nào rồi cũng tàn...Bởi lẽ "Sự vật chảy trôi không ngoái đầu nhìn lại...Sự vật chảy trôi không quyền nào ngăn cản nỗi" .


Câu 3:
Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Câu chuyển tiếp cho ta thấy từ sắc đến tài, Kiều hơn hẳn Thúy Vân, đó không phải là cái đẹp hiền lành, phúc hậu mà trái lại vừa sắc sảo, lộng lẫy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Thì ra, Thúy Vân đã sắc nước hương trời, Thúy Kiều còn rực rỡ hơn thế nữa. Bằng thủ pháp đòn bẩy, Nguyễn Du đã mượn vẻ đẹp của Thúy Vân làm nền để nêu bật vẻ đẹp, tài năng của Thúy Kiều, giúp người đọc hình dung rõ hơn về bức chân dung của nàng bằng cái nhìn của riêng mình. Thực tế, đến Thúy Kiều, ta thấy Nguyễn Du rất ít tả mà chỉ gợi. Ông lại thêm một lần nữa chứng tỏ cốt cách nghệ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy. Bởi, nếu bây giờ nhà thơ cũng lặp lại trình tự tả y hệt như tả Thúy Vân thì hóa ra quá đỗi vụng về.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Nguyễn Du dường như chỉ nói về đôi mắt của nàng. Đôi mắt trong, sáng ngời, gợi tình như sóng nước mùa thu và đôi mày cong cong mềm mại, thanh tú như dáng núi mua xuân. Cách mieu tả khiến khi đọc lên, ta như thấy có ánh áng và làn sóng xao động bên trong. Chỉ vậy thôi mà bao ẩn ý. Đôi mắt nhìn đời, nhìn người sâu thẳm. Đôi mắt dạt dào, ẩn chứa bao tình cảm lai láng: biết yêu thương, căm hận, nhức nhối, sẻ chia,… Đôi mắt thể hiện một đời sống nội tâm phong phú. Đôi mắt “tinh đời” chứ không như đôi mắt đẹp mà vô hồn, vô cảm của Thúy Vân. Thì ra, cụ Nguyễn Du cố tình bỏ sót đôi mắt nàng Vân là vì lẽ đó. Một lần nữa, ta lại thấy nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật ẩn dụ và tiểu đối trong thơ cổ điển cũng với ý nghĩa tượng trưng để tô đạm, tạo ấn tượng về nhan sắc của Kiều nhưng không gây rườm rà, phức tạp mà trái lại giá trị diễn đạt vẫn hay và tự nhiên. Nhan sắc nàng tuyệt mĩ đến nỗi:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Thêm một lần nữa thiên nhiên được sử dụng để nói về vẻ đẹp của người thiếu nữ. Thiên nhiên vốn là vẻ đẹp vĩnh cửu vậy mà cũng phải “ghen”, “hờn” trước một nàng Kiều “sắc sảo mặn mà”. Hoa không tươi thắm bằng dung nhan của nàng, liễu kém phần tươi non so với sức sống, tuổi trẻ mơn mởn của Kiều. Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nhân hóa để thổi linh hồn vào câu thơ làm ý thơ thêm phần sống động và trước mắt ta hiện ra một náng Kiều trẻ trung với tuổi xuân tràn đầy như hoa vừa đang độ nở, liễu đến kì xanh tươi. Mà cũng vì thế mà ta càng thấp thỏm hơn khi nghĩ tới tương lai của đời Kiều. Liệu với vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” ấy, Kiều sẽ phải sống thế nào trong bể đời vốn “Thiên địa phong trần, hồng nhan đa truân”.
Bút pháp miêu tả của Nguyễn Du tài hoa ở chỗ: không chỉ miêu tả ngoại hình để thể hiện tính cách, mà còn thông qua đó dự đoán số phận, cuộc đời nhân vật. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du dùng cặp từ “thua, nhường” để miêu tả Thúy Vân và cặp từ “ghen, hờn” để miêu tả Thúy Kiều. Ảnh hưởng, tác động của nét đẹp hai Kiều với tạo hóa lại đi theo hai hướng khác nhau. Tả Vân, câu thơ Kiều thanh thản bao nhiêu thì khi tả Kiều, câu chữ Tố Như lại trăn trở bấy nhiêu. Như vậy đó, chỉ mới mươi câu Kiều mà đã giúp ta thấu hiểu tấm lòng ưu ái sâu sắc, bao la của nhà thơ nhân đạo Nguyễn Du: ông yêu thương, nâng niu tất cả. Có điều, với Thúy Kiều là cả một sự yêu thương, nâng niu đầy băn khoăn, lo lắng so với Thúy Vân. Thật vậy, trong Truyện Kiều, có lúc Nguyễn Du đã để sư bà Tam Hợp đạo cô đoán định tương lai bất ổn của Kiều qua lời thơ:
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Vậy nên những chốn thong dong,
Ở không yên chỗ, ngồi không vững vàng.
Chuyện thế thái, nhân tình cũng thật sâu sắc trong cách nhìn, cách cảm của Nguyễn Du.
Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du còn đề cao trí tuệ và tài năng của nàng, cho thấy rằng Kiều không phải chỉ có nhan sắc tuyệt trần mà còn là người con gái vốn có thiên tư thông minh bẩm sinh và rất mực tài hoa:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
………
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Tài năng của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Làm thơ, vẽ tranh, ca ngâm, âm nhac, mọi thứ Kiều đều tỏ ra thành thạo. Đặc biệt, nàng rất sành chơi Hồ cầm. Nguyễn Du một lần nữa lại rất công phu khi dành cho Kiều các chữ: “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi” “làu bậc”, “ăn đứt” làm cho cái gìcũng đầy đủ và toàn vẹn. Tài năng của Thúy Kiều qua cách khắc họa của Nguyễn Du họa chăng chỉ có thể so sánh với tài thơ vè xuất sắc của cung nữ tròn tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia thiều:
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.
Quả là “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”! Lại thêm một lần nữa ta hiểu tại sao Nguyễn Du không miêu tả cái tài của Thúy vân. Tạo hóa đã dành cả cho Thúy Kiều, để rồi lại tỏ ra đố kị mà đan tâm chơi trò nhỏ nhen:
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Ông bà ta xưa cũng đã từng nói: “Một vừa hai phải ai ơi / Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Vậy mà, Thúy Kiều của Nguyễn Du tột đỉnh hơn người. Câu chữ, lời thơ chất chứa sự ngợi ca, ngưỡng mộ mà nỗi băn khoăn, lo lắng cứ xốn xang trê mỗi chữ dùng của Tố Như. Nguyễn Du biết thế. Bởi, có lúc ông đã phải thốt lên rằng:
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Nhưng là sao khác được. “Thiên bạc mệnh” ai oán đã vận vào Kiều mất rồi. Trái tim yêu thương mênh mông của Nguyễn Du cũng chẳng thể nào bảo vệ được Kiều trước vòng xoáy nghiệt ngã cuẩ định mệnh.
Đoạn trích khép lại trong bốn câu miêu tả cuộc sống phong lưu, khuôn phép trong đức hạnh, mẫu mực của hai chị em Kiều:
Phong lưu rất mực hồng quần,
………
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Vẻ đẹp chung của hai chị em được đúc kết lại trong cuộc sống nhung lụa, phú quí. Hai cô gái họ Vương đang ở vào giai đoạn đẹp nhất, thơ mộng nhất của đời người, đó là tuổi dậy thì vô tư, trong trắng. Đã đến tuổi cài trâm nhưng hai thiếu nữ không hề quan tâm đến những chuyện “ong bướm”, tâm hồn như băng tuyết, họ đang sống trong cảnh êm đềm của một gia đình gia phong, nề nếp. Một lần nữa, Nguyễn Du khẳng định lại nếp sống phong lưu, đài các của hai chị em Kiều. “Êm đềm”, “mặc ai” là phong thái cao giá của người đẹp chứ nào phải sự vô cảm trước những rạo rực của tuổi trẻ. Chữ dùng của Nguyễn Du tinh tế lắm chứ đâu phải buông lơi hờ hững, vô tình!
Chỉ với hai mươi bốn câu thơ lục bát, chúng ta cũng đủ thấy tài năng, sáng tạo bậc thầy của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Ngòi bút của ông linh hoạt vô cùng, khi vẽ chi tiết, khi chỉ lướt qua; khi tả, khi gợi, kết hợp nhuần nhuyễn tính ước lệ của sách vở và cách nói dân gian; vừa làm nghệ thuật, vừa gởi gắm tâm tư, tình cảm. Để người đời yêu mến Tố Như và nhân vật của ông khi đến với Truyên Kiều, đều cảm nhận được một ẩn ý sâu sắc: ẩn sau bức chân dung mĩ nữ là tiếng lòng chan chứa yêu thương của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Sưu tầm .
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom