[ Văn 9 ] Làm hộ tui nha!!

L

lunvan

T

thuyan9i

Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.
- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.
- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.
- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?
- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.
c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.
- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.
- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.
- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.
- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:
+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.
+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.
+ Qua đó, ta thấy rõ:
Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).
Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.
d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.
- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.
- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.
3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.
- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.
Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
C- Kết bài:
- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.
mình cũng sư tầm thui
ko bít giúp dc bạn nhìu ko
 
P

pe_nobita

cái đó là hay rồi đấy bạn à/!!
ko lẽ bạn muốn bài văn đầy đủ luôn?
 
P

pe_nobita

vào đề bạn tự nói nhé, tui chỉ nói ngắn gọn phần thân bài thôi
bạn nên nêu đc những ý chính sau

a. tình yêu làng của ông hai
+ khi còn ở trong làng luôn tự hào vì làng mình rất đẹp, và luôn cho là làng mình đẹp nhất
+ sau khi tản cư, đi đâu cũng say sưa kể về làng với giọng tự hào vô đối
+ sáng nào cũng ra phòng thông tin nghe đọc báo để biết tin tức kháng chiến, tin tức về làng.
b. sự thống nhất trong con n`g ông
+ khi nghe tin làng mình theo giặc ông "xấu hổ", ko dám nhìn mặt ai, suốt ngày chỉ nằm ở trong nhà, sợ hãi, ngờ vực....
+ đã có lúc muốn quay về làng vì ở đây bị ruồng bỏ, nhưng lại gặt phắt ngay í nghĩ đó, "làng thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phảỉ thù"
+ hành động nói chuyện với con thực ra chỉ giống như ông đang độc thoại nội tâm, để cảm thấy mạng mẽ và dứt khoát hơn, như đang thanh minh cho chính mình.
c. khi nghe tin cải chính về làng
+ ông lão mừng hết sức, "chạy ngay lên nhà bác Thứ thông báo cho bác, rồi chẳng đợi trả lời lại chạy đi tiếp", ông muốn cho cả làng cả nước này biết làng ông ko theo Pháp...
+ nuôi lợn ăn mừng....
-> có thể thấy ông Hai là một con ng` có tinh thần yêu làng, yêu nước, nhất quán trong suy nghĩ, ủng hộ cách mạng, có mọt vẻ đẹp của ng` nông dân chất phác "nuôi lợn ăn mừng"...(chỗ này bạn nên nói rõ cảm nhận của mình về tình yêu làng cuả ông Hai...)

đây chỉ là dàn ý ngắn gọn sơ lợc về cái sườn chính của bài phan tích thôi, chứ chưa đầy đủ một bài giàn ý, tại bạn yêu cầu ngắn gọn, nấu cần thiết bạn có thể đưa têm những câu nói của ông Hai vào làm dẫn chứng, sẽ hay hơn...
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom