[ văn 9] đề thi HK2 tp huế, cực dễ

A

anh_anh_1321

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: (2đ)
1.1: thế nào là thành phần biệt lập?
1.2: xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong các ngữ liệu sau:
a. sang tháng 10, nhất định anh đi lại đc.
b. nào, mày cho tao mấy viên nữa.
c. ông đừng ra, chết nỗi!
d. muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa nhất là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra điều đó (...)
câu 2: (3đ)
2.1: thế nào là nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng, đời sống ?
2.2: viét 1 văn bản ngắn (dài ko quả 1,5 trang giấy thi) bàn về hiện tượng vứt giấy ra đường hoặc nơi công cộng.
câu 3: (5đ)
3.1: ghi lại theo trí nhớ khổ thơ đầu và cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
3.2: viết bài văn trình bày cảm nhận của em về 2 khổ thơ vừa ghi.

các bạn làm thử xem nhé :)
 
D

duoisam117

Mình hơi lúng túng ở bài 3. Vậy 3.1 và 3.2 là làm chung một bài hả? Hay viết thơ rồi trình bày????
 
T

thuyan9i

Khổ 1: hai câu thơ đầu như một lời tự sự nhưng đã chứa bao nhiêu cảm xúc: con ở miền Nam….bát ngát
Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”. Bác đã vĩnnh viễn ra đi khi nước nhà còn chia cắt. Câu thơ của VP đã mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách xưng hô “con” và “Bác” vừa gần gũi, thân thương vừa trân trọng, thành kính.
Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về quan cảnh lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương việt: “ôi hàng tre…thẳng hàng”. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ đã liên tưởng đến cây tre VN, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ của con người VN.
Khổ cuối: bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải về miền Nam: “Mai về miền Nam…chốn này”. “mai về miền Nam”, nhớ thương Bác đến “trào nước mắt”. Câu thơ có cách diễn đạt mộc mạc, chân thành kiểu Nam Bộ. Ba câu thơ cuối bắt đầu bằng điệp ngữ “muốn làm” bày tỏ niềm mong ước. Tấm lòng lưu luyến của nhà thơ gửi vào trong niềm mong ước thiết tha muốn hóa thân vào những cảnh vật bên Bác. Hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu được lặp lại ở cuối bài, tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, tô đậm hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.
 
A

anh_anh_1321

Khổ 1: hai câu thơ đầu như một lời tự sự nhưng đã chứa bao nhiêu cảm xúc: con ở miền Nam….bát ngát
Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha”. Bác đã vĩnnh viễn ra đi khi nước nhà còn chia cắt. Câu thơ của VP đã mang theo niềm xúc động của đứa con miền Nam sau bao ngày mong mỏi lần đầu tiên được ra viếng lăng Bác. Cách xưng hô “con” và “Bác” vừa gần gũi, thân thương vừa trân trọng, thành kính.
Hình ảnh đầu tiên và ấn tượng nổi bật trong cái nhìn đầu tiên về quan cảnh lăng Bác là hàng tre. Nhà thơ cảm nhận ở đó linh hồn quen thuộc của quê hương việt: “ôi hàng tre…thẳng hàng”. Từ hàng tre cụ thể bên lăng Bác, nhà thơ đã liên tưởng đến cây tre VN, đến bản lĩnh, sức sống bền bỉ của con người VN.

bạn nên xoáy thêm vào từ "thăm", ví dụ:
VP đã ko dùng twf "viếng" mà dùng từ "thăm", phải chăng nhà thơ có cảm giác đc về bên Bác, gặp gỡ Bác, Bác vẫn nhw còn sống đâu đây.
còn về hình ảnh hàng tre, cần nói thêm đó là vừa là hình ảnh thực vừa là hình ảnh ẩn dụ, cây tre tượng trương cho dân tộc việt nam...
 
B

baby_playgirl_26

bạn ơi nhưng sao toàn lí thuyết không vậy!!!
Huế chơi bài thi lạ we'? văn sao lại hỏi lí thuyết chứ?
 
Top Bottom