[Văn 9] cần tìm dàn ý

T

tonghia

ai vào giúp mình với
gấp gấp************************************************************************************************.......
 
T

tonghia

Mình chỉ cần dàn ý thôi bạn à!************************************************..........
 
P

pe_kun

Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ, tình yêu. Nhĩ - một người từng đi đến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng đến cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không thể nhúc nhích được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra những nét gần gũi, bình dị của quê hương mình.
Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt anh đẹp biết bao. Nhĩ đưa mắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao qua ô cửa sổ nhà mình. Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn. Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường. Mọi thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ- Cảnh vật đẹp quá làm Nhĩ cứ ngắm hoài một cách say mê. Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao hơn”, “dòng sông như rộng ra’. Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ? Đó chỉ là cái nhìn của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa, xa lắm…. Phải chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau những câu hỏi anh đã hỏi Liên- vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi nhỉ?”. Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời. Không phải ngẫu nhiên mà những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một cách thật kín đáo, thầm lặng. Những hình ảnh mang tính biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá thành công.
Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên giường bệnh thì không đau khổ nào bằng. Nhưng chính những ngày này Nhĩ mới được sống bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương. Đó là những bông hoa bằng lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương… Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc áo vá. Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh. Mọi sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm sóc của Liên. Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ hết. Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đổi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.
Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu thương những gì gần gũi, bình dị của quê mình. Khát khao cuối cùng của Nhĩ là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này không thể. Anh đã nhờ con anh- Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh. Nhưng nghịch lý thay! Con anh cũng không làm được điều mà cha mình mong muốn. Tuấn chưa hiểu được ý muốn của cha và ra đi một cách miễn cưỡng. Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để thoả mãn nhu cầu ham chơi, thích khám phá của mình. Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ anh cũng từng như thế. Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu hết được sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm? Lúc này, Nhĩ mới nhận ra một triết lý. Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những nghịch lý trong cuộc đời mỗi người không ai có thể lường hết được. Và hai tình huống nghịch lý trong truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết cách sống tốt hơn, sống đẹp hơn.
Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được. Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một cách xa xăm, đầy mê say. Anh mãi mê hướng mắt theo cánh buồm. Hành động cuối cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay ra ngoài vẫy vẫy như đang ra hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc. Nhưng có thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng để lỡ chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng vèo”, “chùng chình” trong cuộc đời. Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận.
“Bến quê”- nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Nhĩ đã mãi mãi vào cõi vĩnh hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối. Hoàn cảnh đặc biệt đã đánh thức Nhĩ để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương, để anh thêm yêu quê hương mình. Con người ta ai cũng thế, bao lần vấp ngã trên đường đời nhưng chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân. Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng. Cuộc sống đối với Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi vị trong anh mới thực sự rõ nét. Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn thu, đây cũng là một niềm hạnh phúc.
Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời một con người. Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ mãi. Trong cuộc sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”, “chùng chình” của đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Tình yêu quê hương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi chúng ta hướng tới những ước mơ, khát vọng đích thực trong hương thơm lộng gió của cuộc đời.
hihihih:d
bạn tư lược lại mấy ý mà ghi
 
M

mrs.english

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

I/Giới thiệu tác giả,tác phẩm:

-Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới.Trước CM,thơ Huy Cân thường bùn,1 nỗi bùn mênh mang,sâu lắng.Sau CM,thơ ông dạt dào niềm vui,niềm tin vào cuộc sống mới.Thơ HC thường có vẻ đẹp độc đáo khi viết về thiên nhiên,vũ trụ.Vào năm 1958,trong 1 chuyến đi thực tế ở vùng mỏ QN,HC đã viết bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá".Bài thớ thể hiện niềm cảm hứng dạt dào về thiên nhiên đất nước và niềm vui trước cuộc sống mới.

II/Luận điểm:

1.Vẻ đẹp của biển quê hương:
a/Lúc hoàng hôn:
-Cảnh biển đẹp rực rỡ,kì vĩ êm ả thanh bình (phân tích)
b/Vào đêm trăng:
-Rực rỡ muôn màu sắc
-Tràn ngập âm thanh
-Nghệ thuật: hép liệt kê,ngôn ngữ giàu maù sắc,hình ảnh thơ đậm chất hội họa,hình ảnh thơ vừa hiện thực vừa lãng mạn(nói rõ)
=>Cảnh biển lung linh,huyền ảo như 1 bức sơn mài
c/Lúc bình minh:
-Cảnh biển vào lúc bình minh thật tráng lệ

2.Hình ảnh người lao động trên biển quê hương:
Người lao động trên biển quê hương ko nhỏ bé,cô đơn mà hài hòa giữa biển khơi rộng lớn.
a/Tinh thần lạc quan:
Phân tích hình ảnh câu hát
*Khi đoàn thuyền ra khơi:câu hát nâng cánh buồm tạo sức mạnh đẩy con thuyền lướt sóng.Câu hát vang lên ca ngợi biển quê hương:"Hát rằng.....như đoàn thoi"
*Khi lao động trên biển:câu hát vang lên gọi đàn cá đến "Ta hát bài ca gọi cá vào"
Câu hát bày tỏ lòng biết ơn biển khơi bao dung,hiền hòa "Biển cho ta cá....tự buổi nào"
Câu hát vang lên xua tan bao mệt nhọc,đem đến niềm vui cho người lao động
*Khi đoàn thuyền trở về"
"Câu hát...gió khơi"
Trong câu hát chứa đựng niềm tin chiến thắng,phấn khởi,hân hoan.Điệp ngữ "câu hát"là nốt nhấn trong bầic lạc quan của người lao động.
b/Tư thế của người lao động:
-Chủ động
-Khỏe khoắn khẩn trương
 
Last edited by a moderator:
T

tonghia

tiện thể cảm ơn các bạn
các bạn có thể làm giúp mình đề 1 không ( chỉ làm 40 dòng )
 
R

ruoi_vip

Có 3 luận điểm:
LĐ 1:hoàn cảnh của nhĩ
LĐ 2:sự thức tỉnh của nhĩ thể hiện qua cảm nhận về :
+ Cảnh vật thiên nhiên (bãi bồi bên kia con sông hồng, những bông hoa bằng lăng.....)
=> anh nhận ra một điều: "Suốt đời, nhĩ đã từng đi ko xót một xó xỉnh nào trên TĐ nhưng giờ đây có một chân trời mới - gần gũi mà cũng xa lắc "
+ Liên (vợ anh)---> anh lúc này mới biết ơn và thấu hiểu sâu sắc về người vợ của mình
=> nhĩ đã tìm được điểm tựa gia đình lúc cuối đời.
+ Khao khát của anh
=> nhận ra vẻ đẹp của cuộc sống.
* phân tích biểu tượng "cái bên kia sông" :
_Đó là ước mơ đi đến cái phần còn lại của cuộc đời nhĩ chưa tới.
_Là ranh giới của cái ảo và cái thực.Là cái xa vời nhưng cũng thât gần gũi.
*Viêc là của anh con trai - sa vào đám chơi cờ phá thế :
_Rút ra một triết lí có thể coi là hiển nhiên : " con người trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình của cuộc sống"
=> Con người phải có nghị lực để vượt qua nó và vươn tới những điều tốt đẹp hơn.
*Hành động của nhĩ lúc cuối truyện :
_Anh cố chạm tới ước mơ của mình - bãi bồi bên kia sông.
_Chút hy vọng nhỏ nhoi : Anh con trai nhìn thấy nhĩ và tiến lên con đò cuối ngày để thực hiện ước mơ của nhĩ.
_Lời từ biệt những gì thân thuộc của cuộc sống này - vì có thể ngày mai, chỉ ngày mai thôi thì anh có khi chẳng còn thực hiện ước mơ này nữa
LĐ 3: Ý đồ của nguyễn minh châu khi xây dựng nhân vật nhĩ :
=> thức tỉnh con người về những giá giá trị đẹp đẽ và bình dị của cuộc sống, của gia đình, của quê hương mà có thể ta chưa nhận ra.
 
Top Bottom