(Văn 9) Bài tập tiếng việt ôn thi

S

snowprincess2794

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ để phan tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ sau:

a.Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có 1 trái tim

b.Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

2.Dựa vào hiểu biết của em về hai nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều, hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu thơ sau:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Giúp mình gấp nha!!!!!!!!
 
T

thuyan9i

1
HTML:
.Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ để phan tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn thơ sau:

a.Không có kính rồi xe không có đèn 
   Không có mui xe thùng xe có xước
   Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
   Chỉ cần trong xe có 1 trái tim

b.Tiếng suối trong như tiếng hát xa
   Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
   Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
   Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
a, Đoạn thơ sử dụng nhìu BPNT độc đáo.Đầu tiên là nghệ thuật điệp từ ko khẳng định cho ta tháy dc hiện thực khốc liệt của chiến tranh khiến những chiếc xe ko kính bị bàn phá nặng nề hay càng hỏng hơn.Tuy xe bị tàn phá nhưng xe vẫn chạy, đây là nghệ thuật tương phản đối lập để nêu bât ý chí của những người lái xe.Một hình ảnh hoán dụ tuyêth đẹp kết thúc bài thơ cho thấy tinh thần chiến đấu,khát jhao giải phóng dân tộc của những người cọn đất Bắc đối với miền nam ruột thị

b, Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật so sánh tiếng suói nhwu tiếng hát của on người làm cho tiếng suối trở nên gần gũi sinh đọng hơn đối với con người.Một hình ảnh tuyê dep xuất hiện là trăng lồng vào cây có bongd lồng vào hoa............(cái này dở quá học hồi lớp 8 mà)......Tiếp theo là nghệ thuật nhân hoá .Hiện lên trên cảnh khuya có con người ko ngủ mà tác giả lại viêt cảnh khuya như vẽ.............
 
T

thuyan9i

PHP:
2.Dựa vào hiểu biết của em về hai nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều, hãy viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu thơ sau:
[CENTER]Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Giúp mình gấp nha!!!!!!!!

cái
này nhìu ngưòi poss rùi
đây là bài mà mình cop ra cho bạn tham khảo thôi
Ngày nay, người phụ nữ được hưởng sự bình đẳng, chiếm một vai trò rất quan trọng trong xã hội. Nhưng chỉ vài trăm năm trước thôi, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ đã phải chịu số phận vô cùng khổ đau và bất hạnh.Với tấm lòng nhân đạo cao cả, Nguyễn Du không thể kiềm lòng mà viết:

"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung".

Đây là một lời nhận xét đầy xót thương của Nguyễn Du dành cho thân phận hẩm hiu của người phụ nữ. Nhưng muốn hiểu rõ nhận định của tác giả, ta phải đi vào từng câu chữ. "Phận" là số phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội xưa. Người xưa quan niệm rằng: mỗi người sinh ra đều có một số mệnh. Và đối với người phụ nữ thì số mệnh đó gói gọn trong ba câu:"Tại gia tòng phụ. Xuât giá tòng phu. Phu tử tòng tử". còn bạc mệnh là ám chỉ số phận bi thảm, kết cục không có hậu của người phụ nữ. Từ cuối cùng cần tìm hiểu, nhưng mang ý nghĩa then chốt là "lời chung". Đây không chỉ là lời than của riêng Nguyễn Du mà còn là sự lên tiếng của tất cả mọi người tới số phận đầy khổ đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, tiêu biểu là hình tượng nhân vật Vũ Nương trong"Truyện Người con gái Nam Xương".

Có thể nhận thấy, nàng rõ ràng là nạn nhân của chết độ nam quyền trong xã hội phong kiến.Nàng phải gánh chịu một cuộc hôn nhân sắp đạt, hoàn toàn không có tình yêu, phải đánh đổi cả thân người con gái bởi "trăm lạng vàng" hồi môn.Về nhà chông, nàng phải sống với một đức lang quân có tính ghen tuông cực đoan, quá sức phòng ngừa với vợ, đó là Trương Sinh. Tuy đã phải chịu một cuộc hôn nhân thiếu bình đẳng, như vậy, Vũ Nương củng chẳng được hưởng hạnh phúc bên nhà chồng lâu dài. Lầy phải một người chồng nhà giảu có nhưng dôt nát,nên khi có chiến tranh, Trương Snh bị bắt đi lính, bắt Vũ Nương lo toan mọi công việc lớn nhỏ trong nhà. Từ việc báo hiếu, phụng duỡng mẹ chồng già yếu, nuôi bé Đản còn thơ dại đến việc lo toan cơm nước, sinh hoạt đều một tay Vũ Nương đảm nhiệm. Có thể nói Vũ Nương đã một mình "đóng cả ba vai chèo": mẹ, vợ, con dâu. Vai nào cũng nặng ngọc, khiến nàng phải từ bỏ mọi thú vui cá nhân mà làm việc và làm việc.Tuy nàng đã cố hết sức đảm đương công việc, chung thủy chờ chông, nhưng khi chồng về, tai ương lại ập đến không ngờ với nàng. Từ một lời nói ngây thơ của bé Đản, Trương Sinh đã hiểu nhầm, nghi vợ mình thất tiết. Với sẵn bản tính ghen tuông mù quáng, y đã không cho Vũ Nương cơ hội thanh minh, mắng chửi nàng thậm tệ và cuối cùng đuổi nàng đi. Nàng đã phải chịu một nỗi oan khiên tày đình, sự nhục nhã nhất của người phụ nữ phong kiến với tội danh "thất tiết" này. Đây là một tội danh không hề có thât, lại gắn với một người phụ nữ đã hết mình vun đắp cho gia đình như Vũ Nương, quả thật vô cùng đáng buồn.Đây là một minh chứng rõ ràng cho sự đè nén khủng khiếp của chế độ nam quyền thời phong kiến, không cho người phụ nữ có cơ may ngóc đầu dậy. Và hậu quả tất yếu của cái chế độ kinh khủng dố là cái chết bi thảm của Vũ Nương. thật xót xa cho nàng! Hạnh phúc nàng chưa nếm đủ, chuỗi ngày êm đềm chỉ đếm trên đầu ngón tay mà chuỗi ngày dài chờ đợi mòn mỏi đằng đẵng đến ba năm. Để rồi kết thúc bằng "làn nước quyên sinh"?. Nàng chết một cách oan uổng, chết mà chưa rửa sạch tiếng nhơ, chết trong khổ đau dằn vặt, tuyệt vọng đến cùng cực. Dù rằng đến cuối truyện, Vũ Nương cũng được giải oan, nhưng nàgn vĩnh viễn không trở lại với gia đình được nữa. Tất cả sự hiện hữu của nàng chỉ còn là "cái bóng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất". Dười chế độ nam quyền, Vũ Nương đã sống trong khổ sở, chết trong oan uổng là một minh chứng hùng hồn cho những người phụ nữ - nạn nhân của chết độ kinh khủng này!
Nhưng đâu chỉ có vậy, xã hội phong kiến còn tồn tại đầy rẫy những bất công cho người phụ nữ. Thuýe Kiểu chính là nạn nhân điển hỉnh của xã hội đông tiền xẫu xa, bỉ ổi này. Kiều là một người con gái tài sắc, đang sống trong hanh phúc, "êm đềm trướng rủ màn che". Nhưng đúng là "chữ tài đi với chữ tai một vần", số phận của nàng chứa đầy bi kịch, nhiều lúc chết còn hơn sống. Mở đầu là màn bi kịch gia đình. Kiều phải chịu cảnh nhà cửa tan nát,"sạch sành sanh vét cho đầy túi tham", để rồi nàng phải dứt bỏ mối tình đầu trong sáng với Kim Trọng mà bán mình chuộc cha. Từ đó Kiều trở thành một món hàng đắt giá của bọn buôn thịt bán người, để những Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà buôn bán kiếm lời.Còn gì đau đớn hơn cho Kiều khi tuổi thanh xuân và tài sắc tuyệt thế của nàng bị đem ra cân đong,đo đếm để rồi chịu cảnh "cò kè bớt một thêm hai"của bọn con buôn xấu xa?Cả cuộc đời nàng là một thiên đoạng truờng, hành phúc đến với nàng thật vô cùng ngắn ngủi. Chuỗi ngày hạnh phúc bên Thúc Sinh của Kiều đã bị Hoạn Thư dập tắt bằng những ghen tuông, hành hạ của ả.Kiều đường đường là vợ lẽ của Thúc Sin nhưng lại chịu thân phận ngang với con ở trong nhà để hầu hạ.Nàng vốn nổi danh tài sắc nhưng nổi tiếng nhât vẫn là ngón đàn hồ cầm , thê mà nay nàng phải đánh đàn mua vui cho vợ chông Thúc Sinh, để rồi "bốn dây như khóc như than" thì thật đáng phẫn nộ.Tiếp đó, Kiều đã những tháng ngày hạnh phúc bên anh hùng Từ Hải,đựơc dịp báo ân báo oán, nhưng chuỗi ngày đó cũng lại vô cùng ngắn ngủi. Còn chuổi ngày buồn bã, nhục nhã của nàng thì thật là dài. Trong mười lăm năm lưu lạc,nàng đã phải mang một nỗi ô nhục vô cùng to lớn là hai lần làm gái lầu xanh"thanh lâu hai lượt thanh y hai lần".Nàng trở thành món đồ chơi tiêu khiển cho bọn công tử , quan lại phong kiến, bị biến thành công cụ kiếm tiền cho bọn chủ mối. Thật đau xót xiết bao! Cũng vì thế, Kiều đã hai lần tìm đến cái chết để mong được giải thoát.Nhưng trái với Vũ Nương, chết là rửa sạch nỗi oan, ông trời không cho Kiều chết mà bắt nàng phải sống trong nhuốc nhơ, sông một cuộc đời hèn hạ, thà chết còn hơn!

Vũ Nương cũng như Thúy Kiều cũng chỉ là hai hình tượng văn học tiêu biểu trong số hàng vạn người phụ nữ thật có số phận hẩm hiu, bạc mệnh.Dường như bất kì người phụ nữ nào trong xã hội phong kiến cũng đều phải chịu số phận bi thảm này. Chả thế mà Hồ Xuân Hương đã khái quát về thân phận người phụ nữ bằng đôi câu thơ:
"Bày nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn..."
Trong một xã hội phong kién thối nát, bất công đúng như nữ sỹ Hồ Xuân Hương nói, đâu thể có được sự bình đẳng, tự chủ cho người phụ nữ?. Họ đều phải chịu cảnh phụ thuộc vào những người đàn ông là ông chủ của xã hội bất nhân bất nghĩa này!

Hơn hai thế kỉ sau, lời kêu than của Nguyễn Du hẳn còn khiến chúng ta phải suy nghĩ về một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của người phụ nữ. Để giờ đây,chúng ta có thể cảm thông với họ,và chung tay, chung sức xây dựng nên một xã hội bình đẳng,ngập tràn hạnh phúc và tiếng cười!
 
S

snowprincess2794

Một vài đề văn nữa nha:
1.Cảm nhận về khổ thơ 4,5 trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. Từ đó suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ hiện nay
2.Phân tích vể đẹp thiên nhiên và con người lao đọng trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận
3.Viết phần mở bài cho đoạn thơ "Mã Giám Sinh mua Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
(em vụng nhất là phần mở bài, chẳng biết viết làm sao cho hay cả)
 
T

thuyan9i

Dàn ý bài "Đoàn Thuyền Đánh Cá"
I - MB:
-Huy Cận, nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới sau CMT8, ông tiếp tục sáng tác và giữ nhiều trọng trách trong chính quyền CM
-Giữa năm 1958 sau chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại & dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên đất nước, về lao động & niềm vui trước cuộc sống mới. Đoàn thuyền đánh cá được ra đời trong khoảng thời gian ấy.
II-TB:
-Nghệ thuật (nt) so sánh kết hợ với nhân hóa :"Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then đêm sập cửa" --> Cảnh biển lúc hoàng hôn đẹ rực rỡ, tráng lệ, thiên nhiên gần gũi sinh động như con người khi đêm đến cũng đóng của gài then để nghỉ ngơi.
Đối lập với cảnh vũ trụ đi vào nghỉ ngơi là cảnh đòn thuyển ra khơi.
Từ "lại" diễn tả công việc của người d6n diễn ra 1 cách đều đặn, nhịp nhàng như 1 nếp lao động bình thường trong cuộc sống.
-Hình ảnh tượng trưng::
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
--> Khí thế lao động hăng say của ngư dân
-Cũng vẫn là tiếng hát, khổ thơ tiếp theo đã làm bật lên được niềm lạc quan , sự tin tưởng đầy phấn chấn của đoàn thuyền đánh cá. Lời hát ấy là niềm mơ ước mong gặt hái được những thành quả lao động tốt đẹp, là mơ ước thuận buồm xuôi gió, là vẻ đẹp cuộc sống
-Bằng cảm hứng lãng mạn, tác giả đã phát hiện những vẻ đẹp of cảnh đánh cá giữa biển đêm trong niềm vui fơi fới, khỏe khoắn.
-Bằng sức tưởng tượng fong fú, sáng tạo nên những hình ảnh thật đẹ
"Thuyền ta lái gió với buồm trăng..................
..........biển bằng"
--> con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở tàánh con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập vào thiên nhiên, vũ trụ rộng lớn.
-Còn con người đánh bắt cá trở nên mạnh mẽ, cao lớn, ngang tầm vũ trụ có thể khai thác, chế ngự thiên nhiên.
Bút pháp lãng mạn của nhà thơ kết hợp với biện pháp liệt kệ, nhân hóa đã trở nên 1 bức tranh sơn mài lung linh huyền ảo. Cảnh biển đêm kì ảo huyền bí......
Cũng từ cảm hứng bay bổng, lẵng mạn, nhà thơ cảm nhận công việccủa đoàn thuyền đánh cá
-Hình ảnh so sánh biển .... buổi nào
Cảnh đoàn thuyền trở về
Khổ thơ cuối lặp lại âm thanh tiếng hát
ra đi trong tiếng hát và khi trở về cũng trong tiếng hát ( phân tích 2 lần nhịp điệu)
*** Phải đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh đất nước sau bao nhiêu n8m ròng fải chật vật, mất mát, hi sinh vì cuộc KC mới thấy được hết niềm vui về thành wả ban đầu của đất nước .
 
T

thuyan9i

Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết:
“Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến”
Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào “mùa xuân lớn” của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng “mùa xuân nho nhỏ” nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết – xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là “một nốt trầm xao xuyến”.
Điều tâm niệm của tác giả: “lặng lẽ dâng cho đời” chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau:
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”.
Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của chính mình. Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình.

Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. “Dù là tuổi hai mươi” khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong những bài thơ cuối cùng. “Một mùa xuân nho nhỏ” cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.
 
T

thuyan9i

Nói đến Truyện Kiều là nói đến quyền sống của con người bị chà đạp. Tiêu biểu cho tình trạng bị chà đạp đó là cảnh mua bán người thật thương tam trong truyện. “ Mã Giám Sinh mua Kiều” là đoạn trích minh chứng cho điều trên. Ở đoạn trích, nhà thơ đã tố cáo thế lực đồng tiền tàn bạo, phơi bày tình trạng con người bị biến thành hàng hóa; bày tỏ niềm đau đớn, căm phẫn trước tình cảnh con người bị hạ thấp và chà đạp.

KOLNB
 
S

snowprincess2794

thank bạn nhìu nhưng trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" bạn chỉ mới phân tích khổ 4&5 thôi chưa nói đến tâm niệm sống của tuổi trẻ mà
 
B

banhdaukute

a.Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có 1 trái tim

;) Đọc những câu thơ trên ta thấy rõ những khó khăn ,gian khỗ càng nhiều hơn , chiến tranh càng ác liệt hơn. Nhưng dù khó khăn đến mấy , ý chí chiến đấu giành lại độc lập của các anh bộ đội vẫn không hề lay chuyễn:"Xe vẫn chạy vì miền nam phái trước ". Hình ãnh :"Chĩ cần trong xe có 1 trái tim đã nêu bật đc lòng yêu nước và ý chí quyết tâm giành chiến thắng của các anh. ;)
 
S

seagirl_41119

thank bạn nhìu nhưng trong bài "Mùa xuân nho nhỏ" bạn chỉ mới phân tích khổ 4&5 thôi chưa nói đến tâm niệm sống của tuổi trẻ mà
òA, đây là phần đề mở, mình nghĩ là bn đọc đoạn phân tik thì sẽ làm đc phần này chứ?
Mình gợi ý nhé:
_ Quan niệm của nhà thơ là điều đáng để tuổi trẻ hiện này học hỏi: Học hỏi mong muốn cống hiến cho tổ quốc, đất nước
_ Suy nghĩ: Tuổi trẻ hiện nay cũng rất yêu tq, cũng rất muốn đc đống góp sức mọn cho tổ quốc, điều đó đc thể hiện = tinh thần học tập, làm vịêc để giúp XH, đất nwóc đi lên, sánh vai vs các cường quốc năm châu.....
 
B

banhdaukute

:) phần mở bài cho đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" :

Hoạt cãnh kiều ỡ lầu ngưng bích là đoạn thơ tã cãnh ngụ tình thành công nhất trong truyện kiều.Với quan niệm thẫm mĩ truyền thống, Nguyễn Du luôn luôn lấy khung cãnh thiên nhiên làm nền cho sự vật hoạt động , nội tâm nhân vật, cãnh vật thiên nhiên là những cãnh vật có thật ngoài cuộc sống:" Cửa biễn , cành buồm, nội cỏ, chân mây....."
Mỗi từ ngữ , hình tượng ở đây đều mang ý nghĩa :"Cánh hoa man mác", giữa dòng mênh mông cũng là tâm trạng và số phận vô định của thuý kiều."Nội cỏ rầu rầu", "ầm ầm tiếng sóng " Như nói lên tâm trạng hãi hùng của cuộc sống bao quanh nàng. Mỗi từ ngữ , mỗi hình ãnh miêu tã thiên nhiên , đồng thời là 1 ẩn dụ về tam trạng, và cả về số phận con người. Đoạn thơ nói lên hiện tại lẽ loi và ngày mai đầy khũng khiếp của nàng.


Mình chĩ biết cái này thôi còn Mã giám sinh mua kiều thì mình chịu thông cãm cho mình nha ^^ :)
 
Top Bottom