[Văn 9] 1 số đề thi có thể ra tuyển sinh vào 10 năm 2009

B

betot00

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1> Viết Bài văn :
Đề 1: Cảm nhận của em về hình tượng vua Quang Trung - Nguyễn Huệ

Đề 2 : Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác

Đề 3 : Đất nước ta đang đổi mới sau ngàn năm giữ nước và xây dựng đất nc,là con người VN em có suy nghĩ ,cảm xúc gì về những thay đổi đó


2> Viết đoạn văn :

Đề 1 : Viết một đoan văn nói về đức tính giản dị

Đề 2 : Viết một đoan văn nói về đức tính cần cù

Đề 3 : Viết 1 đoạn văn về sự cần thiết của Đảng vs dân tộc ta..


Các Bạn góp ý và có bài nào hay post lên mọi người cùng xem nhá
 
Last edited by a moderator:
B

betot00

Đề 4 : Viết 1 đoạn văn nói về đức tính ích kỉ , tham lam

Đề 5 : Viết 1 đoạn văn nói về lòng nhân ái

Đề 6 : Viết 1 đoạn văn nói về tính khiêm nhường


@ all : Sao hôk ai góp ý hay bình zì hết zậy . chán. nản :(
 
K

keodungkd_271

Bạn fải nói rõ lai lịch của mấy đề này chứ , post thế nè bik đâu mà lần .
 
T

thuyan9i

Khiêm nhường là rộng mở tâm hồn để học hỏi và thay đổi. Khi có lòng tự trọng, chúng ta sẽ có tính khiêm nhường. Lòng tự trọng xuất phát từ ý thức rằng chúng ta chỉ là một phần của tổng thể.
Khiêm nhường chỉ cho ta thấy rằng, cá nhân mỗi người không phải là tất cả, cũng không phải là vô nghĩa, và nhờ đó, chúng ta giữ được sự cân bằng. Nếu nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và không bị trói chặt bởi chúng, chúng ta sẽ khắc phục được điểm yếu và phát huy được điểm mạnh. Chẳng hạn, những phẩm chất tích cực sẽ phát triển và giúp ích cho người khác nếu chúng ta biết nuôi dưỡng và trân trọng chúng. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ khắc phục được những yếu kém của mình nếu có sự quan tâm và lòng chân thành.

Khiêm nhường là hàng rào bảo vệ tốt nhất cho chúng ta tránh khỏi bờ vực của thói kiêu căng và tự mãn. Nó cảnh báo trước cho ta biết mọi khả năng có thể xảy ra, giúp ta có thể chuyển từ khả năng thất bại sang cơ hội chiến thắng.

Khiêm nhường là thành quả của lòng tự trọng. Một người khiêm nhường không bao giờ sợ bị tổn thương hay mất mát. Nếu chúng ta muốn một điều gì đó luôn tồn tại trong bản thân mình thì không ai và không điều gì có thể tước đoạt được sức mạnh nội tâm đó. Nhờ nảy sinh từ sự yên ổn nội tâm, khiêm nhường khiến chúng ta trở nên cởi mở, hợp tác và sẵn sàng tiếp nhận, học hỏi những suy nghĩ cũng như ý tưởng mới.

Khiêm nhường là bằng chứng của sự tự chủ, của khả năng chiến thắng "cái tôi" và sự sở hữu - những thứ có thể đẩy một cá nhân vào vòng quay của trò chơi quyền lực, từ đó đánh mất lòng tự trọng và tình cảm trong các mối quan hệ.

Đừng bao giờ hành động như thể chúng ta là chủ nhân của bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai. Quyền sở hữu tạo nên nỗi lo sợ bị mất mát. Những người cho rằng họ đang sở hữu điều gì đó sẽ luôn mang tâm trạng nghi ngờ, cảnh giác. Có một nghịch lý là khi ta không cố chiếm giữ, ta lại nhận được mọi thứ.

Hãy dành thời gian để lưu giữ một nguồn năng lượng dồi dào về tinh thần và tình cảm, đừng nhọc công theo đuổi những toan tính ích kỷ hay những trò giật dây xảo trá. Nhờ đó, chúng ta sẽ làm chủ được bản thân. Một người làm chủ được bản thân sẽ hiểu được những nguyên lý vĩnh cửu của vũ trụ. Người làm chủ bản thân là người khiêm nhường và tự lực, biết duy trì sự cân bằng và hòa hợp. Sự khiêm nhường tuyệt đối được thể hiện ở chỗ chúng ta nhận ra và chấp nhận rằng có những quy luật nằm ngoài luật lệ thông thường của con người, chúng ta không thể thiết lập những tiêu chuẩn cho vũ trụ. Chúng ta hãy gắn kết bản thân với những nguyên lý này để tìm kiếm con đường cho chính mình, và tìm kiếm tự do.

Chấp nhận những quy luật siêu phàm không có nghĩa là suy nghĩ của chúng ta bị giới hạn hay bị phủ nhận. Ngược lại, chúng cho phép chúng ta bộc lộ bản thân mình đầy đủ và rõ ràng hơn. Biết tôn trọng người khác, tôn trọng quy luật tự nhiên, chúng ta sẽ duy trì được sự hòa hợp.

Nhờ khiêm nhường, ta nhận ra mọi sự vật, mọi cá nhân đều có quyền tồn tại trong hòa bình, tự do và hạnh phúc. Đó là một nguyên lý bất diệt.

Luồn cúi trong các mối quan hệ hay hạ mình trước vật chất là kết quả của nỗi sợ hãi - nỗi sợ hãi chính mình - và sự thiếu can đảm để đối diện với bản thân, thiếu dũng khí để thay đổi. Khi không có cái nhìn sâu sắc về bản thân, chúng ta trở nên e sợ trước thái độ của xã hội và những người liên quan đến chúng ta.

Khiêm nhường cho chúng ta khả năng tự suy xét nội tâm. Chúng ta bắt đầu xem xét đến những cảm xúc tiêu cực đã ngăn cản những hành động của mình. Để đạt được sự khiêm nhường, chúng ta phải học cách nhìn nhận bản thân một cách đúng đắn và chân thành. Nếu không biết khiêm nhường, chúng ta sẽ bị "cái tôi" làm lu mờ và bị cuốn theo những tham vọng cá nhân.

Khiêm nhường mở ra cánh cửa của sự tự nhận thức. Khi chúng ta phát triển khả năng tự nhận thức, khả năng tự đánh giá cũng sẽ phát triển, từ đó hình thành năng lực nhận biết. Với nội tâm vững vàng, chúng ta không sợ hãi trước những điều khác lạ xảy ra. Không có ước muốn được sở hữu và tích góp, chúng ta sẽ trở nên tự do và trưởng thành trong sự tự do nội tại đó.

Chúng ta biết rằng chân lý sẽ được thực hiện vào đúng thời điểm. Khiêm nhường là một biểu hiện khác của lòng tự trọng. Càng khiêm nhường bao nhiêu, càng tự trọng bấy nhiêu. Không ai, hay không điều gì có thể đe dọa chúng ta. Khi đó, chúng ta thực sự sống trong tự do hoàn toàn.
 
T

thuyan9i

+ Khổ đầu :

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Tình cảm bộc lộ trực tiếp qua cách xưng hô : Con – Bác, từ đó tạo thành mối liên hệ đồng cảm, gần gũi, vừa yêu thương vừa kính trọng với lãnh tụ. Tác giả không dùng từ « viếng » trong câu thơ mà dùng từ « thăm » để tạo cảm giác như được tiếp xúc với Bác. Tính chất gặp gỡ thân tình mà cảm động, nên từ xa nhìn thấy đã ngập tràn xúc cảm : « sương » vừa là báo hiệu thời gian ra thăm từ rất sớm, tạo nên không khí se chùng niềm thương nỗi nhớ. Nhưng cũng cho phép liên tưởng hình ảnh tác giả nhìn cảnh vật như mờ ảo sau màn sương – nhoà lệ nhớ thương ! Hình ảnh lăng Bác tạo cảm giác thân thuộc gần gũi, vì có sự xuất hiện của « hàng tre ». Hai sắc thái được diễn tả là « bát ngát » và « xanh xanh » để bao quát không gian rộng, thoáng và yên bình, không gian mở ra ngút ngát. Thăm Bác, nhìn thấy hàng tre cũng là lúc tác giả nói lên cảm giác xúc động mãnh liệt về hình ảnh biểu tượng của dân tộc. Thán từ « Ôi ! » cùng với cảm nhận dáng tre « đứng thẳng hàng » nghiêm trang cũng tạo nên cảm giác thành kính thiêng liêng trước lăng Bác. Không những thế, tư thế « đứng thẳng hàng » còn đặt trong thế đối lập với « bão táp mưa sa » gợi lên phẩm chất của tre dẻo dai, cứng cáp bền bỉ, cũng là tư thế hiên ngang của dân tộc vượt qua bao thử thách gian lao để đi đến thắng lợi vinh quang. Để từ đó, tác giả như cảm nhận giây phút về bên Bác, có toàn thể dân tộc cùng canh giấc ngủ cho Người.

+ Khổ 2 :

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Nếu như khổ thứ nhất là cảm nhận không gian trong cảm giác thanh tĩnh tuyệt đối thì khổ thứ hai là cảm nhận từ góc độ thời gian nghệ thuật. Thời gian được nói đến là « ngày ngày » cùng với hình ảnh so sánh « mặt trời » thực và « mặt trời trong lăng » tạo nên vẻ đẹp của suy tưởng biết ơn thành kính. Hình ảnh Bác được nâng tầm ngang với hình ảnh bất tử - mặt trời – mang tầm vóc vũ trụ. Mặt trời trong lăng là cách hình dung về Bác, theo thủ pháp hoán dụ. Mặt trời đem cho thế gian ánh sáng, sự sống, cũng như Bác đem ánh sáng lý tưởng cộng sản, sắc đỏ tương lai cho toàn dân tộc. Sự nghiệp của Bác tạo dựng nên cũng bất tử trường tồn như ánh thái dương. Suy ngẫm ấy không làm cho hình ảnh của vĩ nhân quá xa vời mà lại khiến Bác càng sống trong niềm thương nỗi nhớ của mọi người. Tình cảm thành kính biết ơn đã được tác giả đặt trong liên tưởng « dòng người » - « tràng hoa » và từ « dâng ». Cuộc đời Bác là « bảy mươi chín mùa xuân », mang ý nghĩa biểu tượng của một sức sống vĩnh cửu, một vẻ đẹp hoà vào thiên nhiên đầy sức sống như mùa xuân. Thủ pháp điệp kết cấu « ngày ngày...đi qua trên lăng » và « ngày ngày....đi trong thương nhớ » tạo hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt : vừa chiêm ngưỡng cảm phục, vừa trân trọng yêu thương. Vẻ đẹp của Bác luôn sáng mãi trong lòng dân tộc, luôn gần gũi thân thương trong trái tim mọi người.

+ Khổ 3 :

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Khổ thơ diễn tả khoảnh khắc tác giả được đứng chiêm ngưỡng Bác trong lăng. Cảm xúc dồn nén, chất chứa thương yêu đem lại sự lắng sâu về vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở trên, Bác được so sánh với “mặt trời” thì ở khổ này Bác lại được đặt vào ánh sáng “vầng trăng” . Thực ra, vầng trăng này là một liên tưởng sáng tạo của Viễn Phương, bởi lẽ trong lăng nhưng tâm hồn Bác luôn có vầng trăng tri kỷ. Tâm hồn Bác là tâm hồn thi nhân, trăng từng làm bạn với Người trong bao bài thơ khi bị giam cầm, lúc đi kháng chiến… nên giờ đây khi Người vào “giấc ngủ bình yên” thì dường như trăng lại toả sáng cốt cách thi nhân của Bác. Toát lên từ khuôn mặt Bác là vẻ đẹp mà tác giả cảm nhận như giấc ngủ bình yên, giấc ngủ của con người thanh thản vì đã làm tròn sứ mệnh với dân tộc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình. Câu thơ gợi cảm giác nghiêm trang, đến lúc đó mới cảm thấy nỗi đau mất mát. Tác giả nghĩ về “trời xanh” cũng có nghĩa là nghĩ đến thời điểm đất nước thanh bình, nhưng cũng là cách ẩn dụ nói về con người Bác đã hoà nhập vào vũ trụ vĩnh hằng. Ý thơ này giống như câu thơ của một cao tăng Nhật Bản là thiền sư Ryokê Osini từng viết: Trời xanh đón ngừơi cứu nước về/Đau lòng chúng sinh trên đường mê/ Xưa nay hiếm bậc lão anh kiệt/ Chiếc lá thu bay trời ủ ê. Nỗi đau là có thật, xuất phát từ sâu thẳm trái tim của đứa con miền Nam ra thăm Bác ngày đất nước đã hoàn toàn thống nhất.(Chúng ta biết Bác luôn dành tình cảm sâu đậm cho đồng bào miền Nam khi sinh thời Người nói “Miền Nam trong trái tim tôi” và Tố Hữu trong bài tơ “Bác ơi” cũng từng viết: Miền Nam đang thắng mơ ngày hội/ Rước Bác vào thăm thấy Bác cười!). Ngày hội non sông không chứng kiến nụ cười của Bác rạng rỡ, nên nỗi đau như “nhói ở trong tim” là nỗi đau không gì bù đắp.

+ Khổ kết:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Tình cảm của nhà thơ đến khổ thơ này tự nhiên không hề kìm giữ, làm nên phút giây “trào nước mắt” của nỗi xúc động bồi hồi. Tình cảm ấy không hề bi lụy mà thăng hoa thành khát vọng, thành lời tâm nguyện trước anh linh của Bác. Nỗi nhớ nhung biến thành ước muốn thật đẹp đẽ của đứa con miền Nam: muốn làm con chim hót, đoá hoa toả hương, muốn giữ lại những thời khắc lắng đọng và đẹp đẽ nhất của tâm hồn khi được gần bên Bác. Nói như một ý thơ Tố Hữu: “Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn” hay như câu thơ: “Ta bên Người, Người toả sáng trong ta/ Ta bỗng lớn ở bên Người một chút”. Mượn những hình tượng tự nhiên để diễn tả lòng mình, Viễn Phương cũng nói hộ tấm lòng những đứa con của Bác: muốn lòng mình trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Hơn thế, tác giả còn muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này” - bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước vọng của Người.

Sau này bài thơ đã thành giai điệu trong bài hát nổi tiếng cùng tên, lời thơ được chắp cánh, thăng hoa thành bài hát xúc động bao thế hệ. Bởi những gì mà tác giả gửi gắm đã nói lên tình cảm đồng điệu của bao thế hệ người Việt Nam yêu nước.
 
T

thuyan9i

gioi thieu ve quang trung
http://www.chuyenquangtrung.com.vn/forum/showthread.php?p=6311

Nhân dân ta thông minh, có truyền thống hiếu học, cần cù, đoàn kết. Dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng, 60 năm qua ..."

Câu này ai nói ? Nói về ai ? Nói khi nào ? Ở đâu ? Có thể không trả lời được cụ thể, nhưng chắc chắn, chúng ta đều thấy nó ... quen quen. Thậm chí, rất quen. Quen lắm. Ừ, dù không nghe, không đọc, nhưng ta vẫn thấy quen, bởi nó được nhai đi nhai lại trên các phương tiện truyền thông và đi vào não trạng ta một cách vô thức. Thấy quen, nên ta chẳng cần thử một lần phân tích, nên chỉ nghe thế, biết thế mà thôị Nhưng hãy thử suy xét lại, sẽ thấy ngay đây là một nghịch lý mang tính ... hài hước. Này nhé, chúng ta thông minh, lại cần cù, hiếu học ..., hơn thế nữa, ta luôn được sự chỉ bảo lãnh đạo của một lực lượng sáng suốt tài tình (như là được Thượng Đế chỉ bảo chẳng hạn) là Đảng "ta", nên chẳng có sợ sai lầm (thứ mà loài người rất dễ mắc); vậy mà quái lạ, sao chúng ta cứ lạc hậu, cứ đói nghèo triền miên thế này? Ồ, vậy thì đây dứt khoát là một câu nói bậy bạ rồi. Nhưng hãy khoan kết luận vội vàng như vậy. Vua (thiên tử) nói thì không thể bậy được. Mà câu nói trên là trích trong bài diễn văn của chủ tịch nước (vua) Trần Đức Lương, đọc sáng ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình, trong cuộc mít tinh trọng thể kỷ niệm 60 năm thành lập nước CHXHCN Việt Nam và 75 năm thành lập ĐCSVN. Vua không thể nói bậy, đó là một chân lý. Vậy thì, trong trường hợp này có thể lý giải rằng, đảng ta, vua của chúng ta ... đang nói đùa. Tính hài hước là một đức tính đáng quí. Sống trong một đất nước mà bộ máy cai trị có tính hài hước như vậy, thì, còn chờ gì nữa, chúng ta cùng hớn hở tự hào đi thôi !

Tối ngày 1/9, VTV1- truyền hình Việt Nam, có phát một bộ phim tài liệu (nhiều tập), nói về hai cuộc chiến tranh, chống Pháp và chống Mỹ, của nhân dân ta. Dạng phim như thế này cũng quen lắm, cuối thế kỷ trước, chúng ta được xem liên tục, xem suốt ngày; bởi thế nên kẻ viết bài này cũng không có nhu cầu xem lại. Nhưng có điều, TV mở, không xem nhưng lời bình của phim vẫn lọt vô tai. Tự nhiên, có một câu thế này khiến chú ý: "... Năm 1973, tên lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền nam Việt Nam. Đảng ta nhận định, đây là thời cơ quyết định của cuộc chiến tranh ..." Ô hay, "tên lính Mỹ cuối cùng" đã rút khỏi miền nam Việt Nam rồi, sao chiến tranh vẫn tiếp diễn để đảng "ta" phải nhận định "đây là thời cơ quyết định của cuộc chiến"?. Bố khỉ, rõ là hài hước thật. Cháy nhà rồi cũng ra mặt chuột, muốn cưỡng chiếm cả miền Nam để " Đỏ" hoá thì nói phéng luôn cho xong!

Cũng trong tối ngày 1/9, gameshow "Hành trình văn hoá" (truyền hình Việt Nam, phát trực tiếp) có đoạn, một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu một di tích nào đó, và nơi đây - theo như lời anh này - là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh viết nên câu văn "bất hủ": "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, chúng ta quyết ...". Bất hủ, nghĩa là không bao giờ cũ. Có nghĩa là câu nói trên của Hồ chủ tịch vẫn đúng cho tới ngày hôm nay (?). Cha đẻ của ĐCSVN, nên cha hài hước cũng phải. Chỉ có điều (tôi là kẻ văn ***, vũ nhát, nên chẳng biết "ẩn rụ" là gì) các cha đốt thế quái nào được dãy Trường Sơn. Các cha chỉ có thể đốt vài chục triệu người thôi (nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn).

" Chính sách ngu dân

Để có thể đánh lừa dư luận quốc tế và bóc lột nhân dân một cách êm thấm, tập đoàn Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang thi hành một chính sách ngu dân triệt để. Cho nên, theo sắc lệnh, báo chí và ấn phẩm văn hoá các loại phải chịu kiểm duyệt trước khi in.

Sắc lệnh đó viết: "Việc lưu hành báo chí bất cứ bằng thứ tiếng gì, đều có thể bị cấm do nghị định của quan trưởng ban văn hoá tư tưởng trung ương. Báo tư nhân không được phép xuất bản. Giấy phép chỉ cấp với điều kiện là các bài báo đã được ban tư tưởng kiểm duyệt. Giấy phép ấy có thể rút lúc nào cũng được. Mọi cuộc trưng bày hoặc phổ biến những bài hát, biếm hoạ hoặc tranh ảnh làm thương tổn đến sự tôn kính đối với các nhà cầm quyền đều bị trừng trị."

Đấy, bạn thấy bà kiểm duyệt ở Việt Nam cầm kéo khéo đến mức nào!

Với biện pháp đó, nhà cầm quyền Việt Nam có thể ỉm được tất cả mọi vụ nhơ nhớp và tha hồ mà lạm quyền.

[...]

Nhân dân nhiều nơi khẩn khoản đòi mở trường học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng. Mỗi năm, vào kỳ khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền nội trú, nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học. Và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu *** vì nạn thiếu trường."

Đố bạn biết tác giả của đoạn văn "Chính sách ngu dân" trên là của ai ? Có lẽ bạn sẽ vội vàng trả lời: "Lại mấy thằng phản động". Nhầm to rồi bạn ơi, tác giả của nó là cha đẻ ĐCSVN đấy. Chính danh nguyên tác Nguyễn Ái Quốc. Đoạn trên, chỉ là trích một phần nhỏ (vì vấn đề dung lượng), và tôi có sửa lại một số danh từ (khoảng chưa tới 10 chữ) cho hợp thời, bởi dù sao, ông Nguyễn Ái Quốc viết bài này từ những năm đầu thế kỷ trước. Bạn có thể tham khảo nguyên bản bài viết tại www.talawas.org . Tự trào cũng là một đức tính rất đáng quí. Ông Nguyễn Ái Quốc quả thật là một tay rất có máu tự trào. Và, ở đoạn văn trên, ông Nguyễn Ái Quốc không chỉ biết tự trào, mà ông còn cho chúng ta thấy, ông là một nhà tiên tri (khổ viết về nạn thiếu trường, phụ huynh chạy chọt).

Mấy tháng gần đây, mọi phương tiện truyền thông, từ báo viết cho tới báo hình, ra rả quảng bá cho cái gọi là " Nhật ký chiến tranh ", thổi nó thành một hiện tượng văn học; họ thống kê, rằng đã tiêu thụ hàng vạn bản sách. Không biết thật giả của những thông tin trên ra sao, nhưng có chuyện này là tôi được thực mục sở thị: tại một cơ quan (rất lớn, của nhà nước) nọ, tất cả nhân viên trong cơ quan bị buộc phải mua, ít nhất mỗi người hai cuốn, một cuốn ông Thạc, một cuốn bà Trâm. Tôi nói rằng " bị buộc" bởi tất cả nhân viên đều "được" nhận sách, và sau đó ... trừ lương. Ban lãnh đạo cơ quan đó nói rằng, đó là chỉ thị từ trên. Tại sao họ làm thế nhỉ ? Khơi gợi lòng tự hào trong lớp trẻ vốn đang tan rã niềm tin ? Khẳng định tính chính nghĩa của cuộc chiến huynh đệ tương tàn ? Chịu! điều đó thì chỉ có Chúa và đảng biết. Nhưng có một điều, tôi và nhiều người khác biết chắc, nếu như còn sống, thì ông Thạc, bà Trâm, sẽ là những kẻ vỡ mộng nhiều nhất. Chính họ sẽ lấy làm đau đớn vì mình có một thời cả tin, ngây thơ như vậỵ

ST
 
B

betot00

@thuyan9i

Cái viết đoạn văn khiêm nhường là bạn tự làm hã ? Nếu thế thì rất hay nhưng lưu ý là viết 1 đoạn văn kô xuống

dòng chia thành nhìu đoạn nhỏ như thế là kô có điểm đâu rút kinh nghiệm để thi vào 10 nhá :D kô mất toi hết điểm

viết đoạn văn bây h .Tks
 
S

seagirl_41119

Đức tính giản dị:​

Gợi ý:
Ở đề bài này e cần nêu đc những ý sau:

- Giải thik thế nào là đức tính giản dị : Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.

- Sống giản dị thì ta đc cái gì : Tính giản dị giúp ta nhìn đúng bản chất của sự việc và con người, là sự cao thượng và trong sáng. Giản dị giúp ta hoà hợp được với mọi người xung quanh, được yêu mến, giúp đỡ và tiến bộ.

-->Giản dị là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ta phải noi theo và biết phát huy.
- Nêu ra các biểu hiện về đức tính giản dị, tấm gương tiêu biểu (vd như Bác Hồ)
- Muốn sống giản dị thfi phải thế nào?


vì là đoạn văn nên ko cần nêu dài dòng
 
S

seagirl_41119

Tính ích kỉ, tham lam

Ích kỷ là chỉ biết, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác.
Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ muốn vơ hết về mình.

Tác hại khi ích kỉ, tham lam:

-Sẽ khiến ng xung quanh khó chịu, sẽ bị XH fê fán
- khi khó khăn sẽ ko đc ai giúp đỡ

Làm thế nàov để ko ích kỉ, tham lam???

( làm tương tự bài trên nha))
 
T

thuyan9i

Lòng nhân ái là cốt lõi của nhân cách. Việc giáo dục lòng nhân ái không tốt đã làm trỗi dậy bản năng thú tính của những kẻ giết người vì tiền. Nếu trong con người có tính hướng thiện thì dù khó khăn đến đâu đứa trẻ vẫn vượt qua, kiếm sống một cách lương thiện mà không gây tội ác.

Tham khảo thêm bài viết này nhé

Vào một ngày đầu tháng 11 năm 2003, nhà thơ Rasul Gamzatov, giải thưởng Lenin và nhiều giải thưởng cao quí khác của Liên Xô trước đây của nước Nga hiện nay, một tác giả rất quen thuộc với độc giả Việt Nam qua nhiều bài thơ và một tác phẩm hết sức độc đáo Dagestan của tôi, đã từ trần ở tuổi 81. Trước khi mất ít lâu ông đã có cuộc đàm đạo đáng ghi nhớ với phóng viên của một tờ báo có uy tín Nước Nga văn học. Sau đây là bản lược ghi những ý kiến của nhà thơ chung quanh những vấn đề cốt lõi của văn học trong cuộc phỏng vấn cuối cùng này.



Văn học thường được gọi là nhân học. Tôi không có gì để phản đối điều đó. Nhưng đối với tôi, văn học không chỉ là nhân học, bản chất chủ yếu của nó là lòng nhân ái. Nhân học đòi hỏi sự thật, song chỉ riêng một mình sự thật thì chưa đủ, mà cần phải thể hiện nó một cách tài nghệ và với tấm lòng yêu mến. Nói chung, mỗi một nhà văn đều có cách định nghĩa riêng của mình về văn học. Đối với tôi, trước hết là lòng nhân ái. Việc lựa chọn hình thức, việc lựa chọn thể loại cũng bắt đầu từ đó. Một người không thể đưa ra định nghĩa đầy đủ về văn học. Có những quan điểm khác nhau, giống nhau và không giống nhau, chúng bổ sung cho nhau và tất cả những định nghĩa này đều đúng sự thật.



Cần phải nói về những tác phẩm cụ thể chứ không phải nói về những khái niệm trừu tượng. Một số tác phẩm này đem lại cho văn học ý nghĩa giáo dục, còn một số tác phẩm khác thì mang lại ý nghĩa nhận thức. Nhưng tôi cảm thấy rằng trong văn học cần có tất cả các yếu tố nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Song tất cả cái đó không được áp đặt. Nhà văn chân chính không bao giờ giáo huấn, răn dạy, nhưng bao giờ cũng buộc độc giả phải suy nghĩ. Bởi vậy cơ sở của bất kỳ một tác phẩm nào phải là sự thật được thể hiện một cách tài tình. Cần phải nắm bắt được những giai điệu của thời đại mình, phải viết bằng những mầu sắc của nó mà không có bất cứ một sự giả tạo nào. Người ta thường nói về những nhiệm vụ mà văn học cần phải giải quyết. Nhưng nếu nhà văn lần nào cũng đặt ra cho mình nhiệm vụ viết một tác phẩm có tính chất giáo dục hoặc nhận thức, thì nói chung anh ta sẽ bị thất bại. Nhà văn không bao giờ được nghĩ về điều ấy. Một vấn đề nào đó làm anh ta xúc động và anh ta thể hiện nỗi xúc động ấy. Sự xúc động là nghề nghiệp của nhà văn. Song chỉ xúc động không thôi thì còn ít, cần phải biết thể hiện những ý nghĩ và tình cảm để cho hạt nhân duy lý xuất hiện trong tác phẩm. Kết hợp cái tình cảm và cái duy lý là một nhiệm vụ không đơn giản. Tuy nhiên, nhà văn không chỉ cần thể hiện cảm xúc của mình mà còn phải cố gắng khơi gợi cảm xúc ở độc giả.



Hiện nay, trong thời đại của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, có ý kiến cho rằng ý nghĩa của văn học không còn lớn lao như trước đây. Nhưng quẳng văn học ra khỏi con tầu hiện đại thì còn khí sớm. Sự cần thiết của văn học được chứng minh bằng thời gian. Toàn bộ lịch sử nhân loại được chia thành 2 thời kỳ: trước và sau khi văn học xuất hiện. Mỗi người cần học ở người khác, và nhà văn cũng thế. Cần phải học ở thời đại và ở những người đi trước. Không phải bắt chước mà kế tục cái được những vĩ nhân bắt đầu trước chúng ta.



Còn riêng tôi thì sáng tác của tôi - đó là nghĩa vụ mà tôi đã cống hiến và đang tiếp tục cống hiến cho các độc giả của mình, cho mọi người. Tôi sinh ra trong một bản làng Sađa ở Dagestan, nhưng tôi đã nhìn thấy khắp thế giới và có bạn bè ở nhiều châu lục. Số phận đã ban tặng tôi ba lứa tuổi - tuổi niên thiếu, tuổi trưởng thành và tuổi già, nhưng nhà thơ còn có thêm một lứa tuổi thứ tư nữa cũng như độc giả vậy. Nhà thơ là người cùng tuổi không chỉ với những người đang sống hôm nay, anh ta còn là người đồng niên với những người đã khuất và thậm chí với những người sẽ tới trái đất này. Cái quan trọng nhất đối với chúng ta là nhận thức được ngày hôm nay. Ngày hôm nay - đó là kết quả của ngày hôm qua và của toàn bộ lịch sử nói chung. Nhưng trong ngày hôm nay cũng chứa đựng cả điều dự báo cho ngày mai và cho nhiều năm tháng ở phía trước.



Bao giờ cũng có nhiều thủ trưởng định nghĩa thế nào là văn học và coi mình là các cấp chỉ huy của văn học, họ đặt ra cho các nhà văn những nhiệm vụ, nhưng cho dù họ cố gắng đến mấy đi nữa thì cũng không ăn thua gì. Các nhà xuất bản, các quan chức và các học giả không thể đưa ra sự đánh giá cho văn học, chỉ có thời gian và nhân dân mới có thể làm điều đó. Tôi không muốn lợi dụng những từ này, nhưng cái lớn lao, tuy thế, được nhìn thấy ở một khoảng cách và không thể lẩn tránh nó được. Có thể nói tới sự vĩ đại của một nhà văn này hay một nhà văn khác sau một thế kỷ, bởi lẽ chúng ta giờ đây, sau một ngàn năm, đang nói tới sự vĩ đại bất tử của Omar Khaijam(*).



Trong văn học không có và không thể có những cấp trên và cấp dưới. ở thời tôi người ta luôn luôn có mưu toan phân chia văn học. Đã từng có văn học của đảng, văn học của đoàn thanh niên Comsomon, văn học nông thôn v.v... song điều đó là không đúng. Không nên lùa văn học vào những công thức quen thuộc. Khrushev đã có lần gọi các nhà văn là những tay bịa đặt, nhưng họ không phải là những tay bịa đặt mà là nỗi đau của thời đại mình.

Văn học không có và không thể có lãnh tụ. Người ta thường gọi nhà văn là kỹ sư của tâm hồn con người, với điều này có thể đồng ý.



Khi Khrusev sang thăm Mỹ, ông ta quyết định mang theo Sholokhov với tư cách là tấm danh thiếp của văn học Xô Viết. Còn khi Eisenhower, để đáp lễ, đã quyết định sang thăm Liên Xô, ông ta muốn mang theo Heminway, nhưng nhà văn này đã từ chối tháp tùng Tổng thống và lúc đầu nghĩ rằng đó là lời nói đùa. Việc gì tôi phải đi hộ tống ông ấy- tác giả Chuông nguyện hồn ai phát biểu, - tốt hơn cả là ông ấy đi hộ tống tôi. Đó quả thực là một nhà văn chân chính. Còn các nhà văn của chúng ta, thật đáng tiếc, không biết rằng họ bé nhỏ và vì thế mà những yêu sách của họ quá lớn.



Nói chung, không nên chỉ bảo cho các nhà văn: các anh hãy viết về điều kia ít thôi, còn về điều này thì hãy viết nhiều hơn. Làm như thế thì không thành văn học đâu.



Nhà thơ cần phải mang tính dân tộc. Sáng tác của họ phải thấm đượm tận gốc rễ miền quê hương xứ sở. Qua thơ ca của Esenin ta có thể biết được ông là người ở đâu, ai là mẹ, ai là em gái, ai là người phụ nữ thân yêu. ông không hề dấu độc giả bất cứ một điều gì. Chính là cần phải như vậy. Nếu không thì mọi cái sẽ là giả tạo. Chúng ta được biết câu chuyện tình của Majakovski, của Pushkin...



Các thày thuốc viết lịch sử căn bệnh của con người, còn văn học thì viết lịch sử căn bệnh của nhân loại. Các bạn hãy nhìn văn học Nga thế kỷ XIX mà xem: Pushkin, Lermontov, Dostoevski, Tolstoi, những tác phẩm của họ là lịch sử căn bệnh của đất nước. Bởi thế văn học thế kỷ XIX lớn lao hơn nhiều, những vấn đề do nó đặt ra cho đến nay vẫn nóng hổi tính thời sự, và tôi cảm thấy rằng sẽ mãi mãi cập nhật.



Văn học nói chung là một công việc nặng nhọc. Trong khoa nghiên cứu văn học người ta quen chia văn học ra thành những thời kỳ: Văn học thời kỳ Chiến tranh vệ quốc, văn học thời kỳ xây dựng hoà bình v.v... Nhưng theo tôi, điều đó không đúng. Chúng ta cần phải đo các thời kỳ trong văn học của chúng ta bằng những ngày kỷ niệm buồn, chẳng hạn văn học Nga trước cái chết của Gumilev(*), trước cái chết của Esenin, trước cái chết của Majakovski. Mỗi một con người trong số họ là cả một thời đại!



Không một ai cần đặt nhiệm vụ trước các nhà văn. Bản thân các nhà văn có sứ mệnh đặt ra những nhiệm vụ trước thế giới. Trước đây đã là như vậy và sau này cũng sẽ là như vậy. Tồn tại hay không tồn tại?. Làm gì? Ai có lỗi? Ngày mai sẽ chuẩn bị gì cho chúng ta? Số mệnh của các sự kiện dẫn chúng ta tới đâu? Ai là người sống sung sướng trên đất nước Nga? Quốc hội nào, chính phủ nào có thể nêu lên những vấn đề mang tầm cỡ thế giới một cách đầy đủ hơn, chính xác hơn? Chính các nhà văn đã làm điều đó. Còn những đề tài vĩnh cửu: chiến tranh và hoà bình, tội ác và trừng phạt - đâu phải theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, mà chúng được nêu lên bởi Tolstoi và Dostoevski.

Hỡi ôi, thời thế đã thay đổi! Ngày nay người ta đã tìm được những lời giải đáp mới cho những câu hỏi vĩnh cửu. Trước đây, vì một tội cỏn con là đã bị chặt đầu khi mà có thể chỉ bẹo tai, còn bây giờ đôi khi người ta lại khen thưởng cho một trọng tội. Trước đây bố bảo con: tao sinh ra mày và tao sẽ giết mày, còn bây giờ thì ngược lại. Trước đây về một lời nói thầm của nhà thơ, toàn thế giới đã nghe thấy, còn bây giờ tất cả gào rống lên trên màn hình vô tuyến nhưng chẳng ai nghe thấy gì.

Điều khủng khiếp nhất là chúng ta đã đánh mất độc giả, khán giả và thính giả. Nhưng tôi tin rằng văn học chân chính sẽ không chết. Bởi lẽ nó kêu gọi hướng thiện, nếu không có cái thiện thì thế giới sẽ không thể hình dung nổi. Vẫn còn niềm hy vọng về một cái gì tốt đẹp. Trước đây văn học là một đội ngũ tiên tiến của giới trí thức. Trong Xô Viết tối cao Liên Xô có bảy nhà văn là những đại biểu. Còn bây giờ không có một nhà văn nào có chân trong quốc hội chúng tôi lẫn trong quốc hội nước Nga.

Người ta nói rằng trong một đất nước tự do không thể có kiểm duyệt, song lẽ nào sự dối trá phi kiểm duyệt lại tốt hơn? ở thời Xô Viết không bao giờ có thứ kiểm duyệt như người ta cố tưởng tượng ra. Riêng đối với tôi, cơ quan kiểm duyệt thường không để ý đến mấy, bởi lẽ tôi không viết về chính phủ, mà viết về cha mẹ mình, về tình yêu, về Tổ quốc, cho nên không ai sửa chữa, uốn nắn, không ai cấm tôi làm điều đó.

Mặc dầu tôi đã sống tới 80 tuổi, nhưng giờ đây tôi cảm thấy rằng tôi sống hãy còn ít. Và giống như một cổ động viên bóng đá khát khao thêm một bàn thắng nữa, tôi cầu xin Thượng đế ban cho tôi thêm một tuổi nữa. Trước hết là bởi vì có nhiều điều suy nghĩ tôi chưa kịp viết ra. Nhiều tác phẩm của tôi vẫn đang là những bản nháp chưa hoàn chỉnh. Nhưng đồng thời tôi cho rằng lời cầu xin này không được khiêm tốn cho lắm bởi vì cần phải nhớ tới những người đã chết sớm khi chưa đạt tới lứa tuổi của tôi. Những nhà thơ tương lai mà có thể trở thành những Pushkin, những Lermontov, đã qua đời khi đang còn thơ ấu. Đến ngay lứa tuổi thứ hai, lứa tuổi trưởng thành, nhiều người vẫn chưa được s ống trọn vẹn. Chiến tranh, những vụ khủng bố đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. Nhiều bạn bè của tôi đã hy sinh hoặc đã sớm ra đi. Còn tôi thì đã thoát được nhiều tai ương, tôi cũng không bị thương trong cuộc Chiến tranh vệ quốc.

Người ta thường nói rằng tôi là một người may mắn. ý kiến này không mâu thuẫn với hiện thực. Quả thật tôi rất gặp may trong cuộc đời. Có những người may mắn, nhưng những nhà văn may mắn thì không có. Các nhà văn bao giờ cũng cảm nhận sâu sắc nỗi đau của Tổ quốc mình. Không hiếm trường hợp các nhà văn từng được số phận nuông chiều lại viết ra những bài thơ xoàng xĩnh. Đối với các nhà văn chân chính thì không hề có sự may mắn. Các nhà văn chân chính có số phận.

Tôi được trao cho ngòi bút và tôi viết. Giờ đây tôi rất vui sướng vì tôi có được khả năng đó. Tôi bao giờ cũng cho rằng con người không được làm cái bóng của thời đại, con người phải trở thành ngọn đuốc của thời đại. Tôi không rõ tôi là ngọn đuốc hay là cái bóng, nhưng tôi cố gắng tìm hiểu đôi chút về thời đại ngày nay và tôi viết những bài thơ về nó. Trong các tác phẩm của tôi có ba đề tài chính: Thời đại, Tổ quốc và Phụ nữ, và tôi đã dành cả cuộc đời tôi cho chúng. Hiện nay tôi có một mối quan tâm: làm thế nào để viết được hay hơn, và nếu không thể hay hơn thì ít ra cũng không tồi hơn so với trước đây.
 
C

crystal9z

tớ thề là mấy kâu nài ko koá trog đề thy vào 10 đâu.....kứ xem đề mấy năm trướk sẽ rõ :)
 
P

pe_nobita

chưa chắc bạn ạ, nhưng hàu như thi vào lớp 10 là phân tích thơ và phân tích nhân vật ruyện ko hà, cũng có thể viết văn nghị luận khoảng 1 trang giáy nữa, nói chung là văn thì mình ngu, toán thì tàm tàm, anh văn thì sơ sơ, chả biết thi cử thế nào nữa!!!
 
N

nguyenhai_

mình dám cá mấy đề này sẽ không ra! dù ở tỉnh nào cũng vậy! có mỗi đề Viếng lăng Bác là có thể thôi! khỏi ôn!! kể cả Bến quê, tin mình đi, nhân vật trong truyện phức tạp lắm, không ai cho đề vào lớp 10 đâu rớt hết!!!
 
S

synny.kool

CÁc bạn làm giúp mình một đề văn với nhé,mình cần gấp.
ĐỀ: cuộc sống ngày này cần lẽ sống tình thương,em hãy chứng minh điều đó.
Chỉ cần viết thành 1 đoạn văn thôi hok cần cả bài.
thanks trước nhé
 
T

tici

Thuyan la ai vay? Thay day Van ha? Nhung bai "Long nhan ai" co nhieu doan van ma trong khi de bai ra la viet 1 doan van ma. Voi ca minh ko nghi la de thi tuyen sinh co may bai ve Vua Quang Trung dau. Chac se co may bai phan tich ny ong Sau, be Thu, ong Hai, anh thanh nien,... nua. Con ve phan tu tuong dao ly thi chac se la phan tich may cau ca dao tuc ngu day. Nghi lam!
 
T

thcsjqk

bang tat ca long yeu thuong va biet on vo han , mo dau bai tho Vien Phuong t6u gioi thieu ve minh :
" Con o mien nam ra tham lang Bac "
Mot tieng xung con ngot ngao yeu thuong cua nha tho that gan gui biet bao.Day la nhung tinh cam chan thanh nhat cua mot dua con sau bao co gang phan dau vuot qua thu thach kho khan de gianh thang loi , nay moi co dip ra tham Bac . Nha tho biet la muon mang nen da
 
M

meooi

:)|chủ nhật là thi rồi, sợ quá! huhu
mình chuyên văn, nhưng học văn *** như bò tốt có ai help me hok!@-)
 
C

congchuakemdau

đọc mỏi kả mắt ! mẹ oj ! lé lun ! mạ thy uj` naz pà kon ! chuc may mắn kaj' koj
 
Top Bottom