[Văn 8] Quê hương - Tế Hanh

N

nhok_kute_no1_98

Last edited by a moderator:
M

mystory

Có ý kiến cho rằng 2 câu thơ “Cánh buồm….thâu góp gió” là 2 câu thơ hay nhất. ý
kiến của em?

Giải: Đúng vậy, đây là 2 câu thơ hay vì: “Cánh buồm” (hiện thực, hữu hình) lại được so
sánh với “mảnh hồn làng” (trừu tượng): Cảm nhận sâu lắng về tình đất, tình người trong tâm khảm mỗi con ngời Hình ảnh cánh buồm đã trở thành hình ảnh biểu tượng trong hồn thơ của nhiều thi nhân.
Nguyễn Du với “Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”,
Nguyễn Bính với
“Anh đi đấy, anh về đâu
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…”…..
Cánh buồm trong thơ Tế Hanh đã trở thành biểu tượng, linh hồn của quê hương để sau đó “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi” là tác giả đã“Tôi thấy nhớ cáimùi nồng mặn quá”.
 
V

volongkhung

Mình có vài câu hỏi giúp bạn nè:
1, Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ Quê Hương của Tế Hanh?
Trả lời :
- Bài thơ được sáng tác năm 1939
- Được viết trong nổi nhớ nhà, nhớ quê da diết của chàng trai 18 tuổi
- Là tác phẩm mở đầu đầy ý nghĩa của hồn thơ Tế Hanh
2, Phân tích bố cục bài thơ ?
Trả lời : Bài thơ có thể được chia thành ba phần:
- Phần 1: Hai câu thơ đầu: Giới thiệu về quê hương
- Phần 2: Bốn câu thơ tiếp theo: Cảnh quê hương qua dòng hồi tưởng của nhà thơ
- Phần 3: Bốn câu thơ cuối: Nổi nhớ quê của nhà thơ
* Mạch cảm xúc chính là hình ảnh quê hương hiện lên qua nổi nhớ nhà của nhà thơ
3, Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì ?
Trả lời : Chủ yếu là miêu tả và biểu cảm
 
Top Bottom