Văn [VĂN 7] Văn Giải Thích

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
Trong cuộc sống , ngoài sự thông minh cua cá nhân thì đức tính chăm chỉ, cần cù cũng góp phần đến sự thành công. Vì vậy câu nói : “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” của ông bà ta luôn đúng qua mọi thế hệ.

Vậy câu nói đó có nghĩa là gì? Nếu hiểu theo nghĩa đen thì câu nói này có nghĩa là dù cho cục sắt có to lớn đến mấy đi chăng nữa nhưng nếu ta chăm chỉ, bỏ công sức ra mài thì cục sắt sẽ thành cây kim nhỏ bé thôi. Nếu ta hiểu rộng ra thì ta sẽ thấy hàm ý của câu là việc gì dù có khó khăn đến mấy đi chăng nữa nhưng nếu ta chăm chỉ, cần cù thì việc lớn sẽ thành việc nhỏ bé. Trong học tập cũng vậy, người chăm chỉ là người luôn học và làm bài đầy đủ, làm thêm các bài tập để nâng cao kiến thức của mình, tìm hiểu học hỏi những gì mà mình chưa biết, chăm chú và ghi chép những gì mà mình chưa biết…Trong công việc cũng vậy, người chăm chỉ là người luôn học hỏi những gì mình chưa biết để nâng cao tay nghề, siêng năng, tự giác hoàn thành công việc đươc giao ra…

Chăm chỉ là một đức tính quan trọng không thể thiếu của mỗi người. Nó góp phần tạo nên sự thành công trong mọi việc, được người khác yêu mến, kính trọng, khâm phục. Chẳng hạn như nhà bác học nổi tiếng Ê-đi-sơn dù chỉ mới học xong tiểu học thôi nhưng với sư chăm chỉ, cần cù ông đã sáng chế ra những phát minh vĩ đại cho nhân loại. Hay như chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta, Bác đã học được nhiều thứ tiếng nhờ sự chăm chỉ, cần cù của mình. Ông bà ta đã từng nói: “ Cần cù bù thông minh “ . Nếu như ta không thông minh như những người khác thì ta có thể chăm chỉ để hoàn thiện mình hơn. Nếu ta chăm chỉ thì làm một việc gì đấy ắt sẽ thành công. Chẳng hạn như trong học tập nếu như một bài toán khó người này giải chỉ trong mười phút, nhưng người khác thì phải giải trong ba mươi phút. Nhưng không sao cả. Nếu chúng ta chăm chỉ, siêng năng thì đến một lúc nào đó ta sẽ giỏi bằng hoặc thậm chí hơn người đó. Có một nhà bác học nói rằng: “ Con người chỉ có một phần trăm là thông minh còn chín mươi chín phần trăm còn lại là cần cù”. Các bạn thử nghĩ xem chín mươi chín phần trăm với một phần trăm thì cái nào lớn hơn? Việc chúng ta có thể đạt một phần trăm đó hay không phụ thuộc rất nhiều vào chín mươi chín phần trăm còn lại. Một người dù có thông minh đến mấy dù không chăm chỉ thì cũng coi như vô ích mà thôi. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho người nào lười biếng. Chính họ là người đã tự phá huỷ đi tương lai của chính mình. Chính họ là người tự mình làm cho người khac coi thường, khinh rẻ, không tôn trọng. Và tất nhiên là cũng không có được thành công trong cuộc sống.

Vậy để tự rèn luyện chăm chỉ cho mình em đã tự lập ra một thời gian biểu phù hợp cho mình, đi học thì học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Giơ tay phát biểu xây dựng bài trong lớp. Cố gắng tìm tòi học hỏi những gì mình chưa biết từ mọi người xung quanh.

Để đạt được thành công trong cuộc sống mỗi người phải tự rèn luyện mình và nhất là đức tính chăm chỉ. Chì có như vậy thì mọi việc sẽ diễn ra suôn sẻ theo ý mình.
 

Kaity Võ

Học sinh tiến bộ
Thành viên
18 Tháng bảy 2016
422
611
219
Nói về đức tính kiên trì luôn có những câu truyện hay và thú vị. Đã từ lâu, kiên trì trở thành một phẩm chất đáng quí và cần có của mỗi con người. Bởi kiên trì có thể đưa bạn chạm đến cánh cửa thành công dù trong bất cứ lĩnh vực nào. Đối với con người Việt Nam, kho tàng văn học dân gian mang một giá trị to lớn mà không ai có thể chối bỏ. Những kinh nghiệm sống, bài học ứng xử hay những tinh hoa được tích lũy lâu đời luôn được kết tinh trong dòng văn học này. Về đức tính kiên trì, văn học dân gian cũng có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay. Và câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim" là một ví dụ điển hình.
Thêm một dẫn chứng nữa về đặc thù của dòng văn học dân gian. Đó là hình ảnh được sử dụng hết sức bình dị gần gũi với người lao động. Trong câu tục ngữ này là hình ảnh của công việc mài kim. Cái cây kim nhỏ xíu nhưng luôn là vật dụng không thể thiếu của người Việt Nam. Để có được cây kim ấy, người xưa phải mài sắt. Sắt chính là nguyên liệu để tạo ra cây kim bé nhỏ ấy. Nhưng cục sắt thường rất to. Nó to hơn gấp nhiều lần so với chiếc kim – sản phẩm cuối cùng mà ta muốn có được. Do vậy, để có được cây kim – kết quả cuối cùng mà ta mong muốn, người xưa phải trải qua một thời gian rất dài, rất lâu. Có thể nói, để mài thành một chiếc kim, cần bỏ ra rất nhiều công sức. Và để làm được điều đó cần một sự kiên trì. Để khẳng định sự cần thiết đó là đúng đắn, ông cha ta khẳng định "có công mài sắt có ngày nên kim". Một sự khẳng định không còn sự nghi ngờ gì. Cứ có công, có sự kiên trì ắt đạt được kết quả. Nếu để cục sắt ở đó mà không mài dũa thì mãi mãi cũng chỉ là một cục sắt vô tri vô giác, không ích lợi gì. Nhưng nếu ta mài nó thành một cây kim, nó sẽ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta. Điều này muốn nói đến công sức chúng ta bỏ ra sẽ tạo thành một kết quả có ích cho cuộc sống bản thân. Sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, kiên trì cũng như sáng tạo trong lao động sẽ mang đến một thành quả có ích. Dù là trong bất cứ lĩnh vực nào đều cần phải có kiên trì. Trong học tập, ai cũng biết học tập là cả một quá trình dài. Ngay từ ban đầu, ta phải bập bẹ học đánh vần, học viết chữ. Rồi tiếp đến, ta học những bài toán cộng, trừ đơn giản, dần dần học hết tiểu học, đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, rồi đại học, cao học… Phải khẳng định, nếu ai học đến hết bậc đại học, đã mất ít nhất mười sáu năm đèn sách. Mười sáu năm không phải là một khoảng thời gian ngắn. Đương nhiên, có người bỏ cuộc, có người chỉ học đến trung học cơ sở đã không còn muốn đi học nữa. Họ thiếu sự kiên trì. Bởi đường học đâu chỉ bằng phẳng, nó cũng có những chông gai, những khó khăn thử thách. Để vượt qua nó, con người đặc biệt là người học rất cần có lòng kiên trì. Ngày hôm nay ta chưa thành công thì hãy kiên trì làm tiếp cho đến ngày mai. Không ai là lúc nào cũng vấp ngã, vấp ngã nhiều họ sẽ vững chắc, cứng cáp hơn để vượt qua nó. Trường học có chông gai đến đâu cũng không khốc liệt bằng trường đời. Vì vậy, hãy kiên trì từng ngày một để đạt được những điều mình muốn. Đó là học tập, còn những lĩnh vực khác thì sao? Chẳng hạn trong lao động sản xuất, sự sáng tạo luôn là điều giúp người lao động tăng năng suất. Nhưng sự sáng tạo ấy đâu phải là làm được ngay. Một cái máy bóc tách hạt ngô mà người lao động sáng chế ra cũng phải trải qua một quá trình. Họ đã phải thất bại nhiều lần, rút ra kinh nghiệm cho những cái máy tiếp theo. Họ không bỏ cuộc khi gặp thất bại. Họ kiên trì. Và cuối cùng họ cũng làm ra được chiếc máy bóc tách hạt ngô đầu tiên để gúp cho công việc của mình có năng suất cao hơn. Sức mạnh của sự kiên trì đã được lịch sử chứng minh biết bao đời nay. Ngay từ thuở dựng nước, các vua Hùng đã cùng nhân dân kiên trì xây thành Cổ Loa dù cho cứ xây xong lại sập( sự tích thành Cổ Loa). Hay nhân dân ta kiên trì xây dựng một nền văn minh lúa nước, một nền văn hóa của người Việt. Đến buổi giữ nước, trước bao nhiêu cuộc xâm lượ từ phương Bắc, nhân dân ta vẫn kiên trì chống lại. Hàng nghìn năm Bắc thuộc nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì đứng lên khởi nghĩa giành lại nền độc lập. Đến hai cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, trải qua một quãng thời gian rất dài, hi sinh biết bao máu và nước mắt, dân ta vẫn kiên trì bền bỉ làm cách mạng, làm kháng chiến đến cùng. Ngày nay, con người Việt Nam lại kiên trì với công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chống lại thiên tại dịch họa. Tóm lại sự kiên trì luôn gắn liền với con người Việt Nam ở mọi thời đại.
Tấm gương về lòng kiên trì mà nói cũng rất nhiều. Nổi bật là vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta – Bác Hồ. Bác là một tấm gương sáng về mọi mặt cho người Việt và đặc biệt là giới trẻ noi theo. Bác kiên trì trong rất nhiều lĩnh vực. Từ buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước, Bác kiên trì học tập, học hỏi, hoạt động tuyên truyền đòi tự do cho người dân An Nam. Mặc dù bị cấm hoạt động, bị từ chối nhưng người vẫn tìm cách để giành lấy con đường đến độc lập cho dân tộc Việt Nam. Bác đã để lại rất nhiều bài học về lòng kiên trì cho giới trẻ. Ví dụ như mấy dòng thơ:

"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên"

Cũng giống như bao câu tục ngũ khác, "có công mài sắt có ngày nên kim" vẫn luôn mang giá trị to lớn dù có trải qua biết bao thời đại, sự thăng tầm và phát triển của xã hội. Giá trị ấy luôn trường tồn với thời gian. Nó không chỉ mang giá trị văn học mà còn là những kinh nghiệm đúc kết lâu dài của thế hệ đi trước. Chúng ta là thế hệ đi sau, những con người trẻ tuổi, được nhận những bài học quý báu ấy hãy biết cách vận dụng chúng để giá trị của nó vẫn được khẳng định và lưu truyền cho thế hệ mai sau.
 

Bé Thiên Bình

Banned
Banned
28 Tháng hai 2017
1,560
2,782
504
Nghệ An
THCS Hưng Thịnh
MB: -Giới thiệu vấn đề cần giải thích? (Sự kiên trì, nhẫn nại, chịu khó)
-Trích dẫn câu tục ngữ, đánh giá giá trị câu tục ngữ
TB:
LĐ1: Giải thích các khái niệm:
-Sắt là gì (nghĩa đen, nghĩa bóng)
-Kim là gì (nghĩa đen, nghĩa bóng)
-Có công mài sắt, có ngày nên kim nghĩa là gì?
=> Chốt lại nghĩa chung của tục ngữ?
-Ý nghĩa mà câu tục ngữ đưa ra?
LĐ2: Tại sao "mài sắt" lại "nên kim"?
+mài sắt như thế nào?
+nên kim là gì?
+ý nghĩa?
LĐ3: Làm thế nào để mài sắt mà nên kim?
-Có phải ai cũng mãi sắt mà nên kim được không?
Dẫn chứng
-Bản thân em rút ra được bài học gì sau khi hiểu được câu tục ngữ ấy?
Dẫn chứng
 
  • Like
Reactions: Đình Hải
Top Bottom