[Văn 7] tìm hiểu chung về văn nghị luận

P

pro3182001

Last edited by a moderator:

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi :
a, Đây là một bài văn nghị luận vì văn bản đã bàn luận về vấn đề cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội. Đồng thời văn bản cũng có đủ luận điểm, luận cứ và lập luận.
b, Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
- Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng sau :
+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt và có thói quen xấu.
+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c, Bài văn nghị luận có giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Em tán thành với ý kiến của bài viết vì hiện nay người ta nhiễm nói quen xấu khá dễ dàng, cần phải có những thói quen tốt mới tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại.
2. Bố cục bài văn trên gồm 3 phần :
1. Mở bài ( Đoạn 1) : Giới thiệu vấn đề : Thói quen tốt và thói quen xấu.
2. Thân bài ( Đoạn 2 + 3 + 4 ) : Bàn luận vấn đề : Tác hại của thói quen xấu, cần phải tạo nên thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu trong xã hội.
3. Kết bài ( Đoạn 5 ) : Kết thúc vấn đề : Khuyên nhủ mọi người tạo nên thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu để tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại và có văn hóa.
3. Bạn tự sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở.
4. Bài văn trên tuy có sử dụng yếu tố tự sự nhưng vẫn là một văn bản nghị luận. Văn bản bàn luận về cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống chia sẻ cho mọi người. Đồng thời, trong văn bản cũng có đủ luận điểm, luận cứ và lập luận.
 
Top Bottom