[Văn 12] Nghị luận xã hội - Mục đích học tập do Unesco đề xướng.

T

thienly12a5

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mục đích học tập do Unesco đề xướng là: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Hãy phát biểu ý kiến của mình
______________________________________...
Xây dựng những luận điểm và dẫn chứng giúp tôi với (nên làm từ đâu và làm như thế nào?)
 
Last edited by a moderator:
T

thienly12a5

Mục đích học tập do Unesco đề xướng là: "Học để biết, học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Hãy phát biểu ý kiến của mình
______________________________________...
Xây dựng những luận điểm và dẫn chứng giúp tôi với (nên làm từ đâu và làm như thế nào?)
Không ai góp ý kiến cho tôi à. Đang cần gấp lắm mà
 
K

keiostik

Hic. Cái bài làm văn số 1 này toàn đề khó thôi à. Đọc mà không biết hướng làm thế nào, đặc biệt là "Mục đích học tập do UNESCO đề xướng" này:khi (185):
 
K

katydiem

Không ai góp ý kiến cho tôi à. Đang cần gấp lắm mà
ban co the su dung nhung goi y duoi day neh!:

Giải thích phát biểu ý kiến của mình về 1 trong 4 mục đích học tập mà UNESCO đề xướng ‘’ Học để biết , học để làm, học để chung sống,học để tự khẳng định mình ‘’
Bạn tham khảo và suy nghĩ làm bài nha !đừng chép nguyên bản vào bài tập của bạn như vậy là không tốt đâu .vả lại văn học rất đa dạng biết đâu bạn tự làm còn hay hơn nữa ấy .chúc bạn học tốt môn văn học

Bổn phận của mỗi người học sinh chúng ta là phải học . Nhưng mục đích của việc học là gì ? Tại sao phải học ? UNESSCO đã đề xướng mục đích học tập :”Học để biết , học để làm , học để chung sống, học để tự khẳng định mình “. Chúng ta cùng phân tích và làm rõ mục đích này .
Trước hết “học để biết” . Ông cha ta có câu :”Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học “. Để trở thành người tài giỏi, có ích chúng ta phải học. Muốn học tốt chúng ta phải cố gắng, siêng năng tìm tòi, hỏi han những điều chúng ta chưa biết và cần biết. Hiểu biết nhiều, nắm được nhiều tri thức sẽ giúp ta công nhận, chứng tỏ rằng mình là người sống có mục đích , sống có ích. Bên cạnh việc học đó chúng ta còn phải viết vận dụng, biết thực hành :”Học để làm “.Chỉ học không thôi thì chưa đủ mà ta còn phải biết “làm”, biết áp dụng những cái mình đã học vào công việc , đời sống. Như thế mới đúng nghĩa của việc học :”Học đi đôi với hành “. Ngoài ta còn “Học để chung sống “. Cuộc sống không thể không thể không có các mối quan hệ. Việc mối quan hệ đó tốt hay xấu là do ở mỗi người chúng ta. Quan hệ tốt với mọi người giúp ta cảm thấy vui vẻ hơn, sống có ý nghĩa hơn, thuận lợi trong cuộc sống. Vì vậy, học còn để chung sống tốt hơn với mọi người, học tập rèn luyện chúng ta những hiểu biết, kĩ năng để hiểu được mọi người xung quanh, cải thiện các mối quan hệ theo hướng tích cực hơn . Và “học để tự khẳng định mình”. Sống không chỉ là tồn tại mà sống còn là phải để người khác biết mình tồn tại, sống có mục đích. Vì thế ta phải học thật giỏi, phải biết nhiều tri thức để không những mình được sung sướng mà còn giúp đỡ mọi người, góp phần đưa xã hội phát triển đi lên. Đó là tự khẳng định bản thân mình.
Tất cả đều cho thấy việc học rất quan trong. Nó không chỉ quan trọng đối với bản than mà còn quan trọng với mọi người, xã hội và đất nước. Nó giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn, được mọi người tin yêu, quý trọng. góp phần vào sự phát triển của xã hội và đất nước, rèn luyện nhân cách làm người. Có người học rất giỏi nhưng nhân cách, tình thương thì không có. Người lớn chúng ta khi nhìn thấy một bà cụ lúi cúi qua đường vẫn làm ngơ bỏ đi, trong khi một em học sinh lại đến cầm tay dắt bà qua đường . Các em được giáo dục không chưa đủ mà đòi hỏi cần phải có một môi trường trong sáng, lành mạnh. Đó là ở người lớn chúng ta. Chúng ta hãy làm gương, dẫn dắt,chung tay với nhà trường giáo dục để tương lai các em chúng ta tốt hơn, sáng sủa hơn, xã hội trở nên tốt đẹp hơn .
Việc học là rất quan trọng không chỉ đối với mỗi người chúng ta mà còn với cả xã hội xung quanh. Mỗi học sinh nên tự xác định mục đích học tập của mình để phấn đấu, rèn luyện mình để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội.
chúc ban làm tốt nheh!
 
K

katydiem

"Học để làm gì?" là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường trực" của mọi thời học!
Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều năm sau đó, các em học sinh đâu đã có chút khái niệm gì về vấn đề này; mà chỉ thụ động vâng theo sự chỉ bảo của người lớn, của cha mẹ mà thôi!...

Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câu cửa miệng của các bậc phụ huynh đối với con em là: "không chịu khó học, lớn lên chỉ có đi ăn mày!". Câu ấy và những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻ khái niệm "học để làm gì?". Vâng, "học để lớn lên không phải đi ăn mày, ăn xin!". Bởi "ăn mày, ăn xin" thì khổ như thế nào, các em nhìn thấy hàng ngày rồi!

Vậy, dù có "cao đạo" đến đâu, dù vô tình hay hữu ý, thì thực ra người lớn đã sớm định hướng cho con trẻ "mục tiêu" thực chất của sự học là gì rồi. Mục tiêu đó không sai, nhất là trong thời buổi "thực dụng" này. Nhưng sai ở chỗ, người ta cứ nói với các em: "Học để có kiến thức, để càng ngày càng có nhiều kiến thức". Ý là "học không vì tấm bằng"; Cần "thực học" chứ không cần "bằng cấp"! Thương thay các em, nếu các em mà không có bằng cấp, thì các em vào đời sao đây?

Về điểm này, tôi xin kể một chuyện, có lần con gái tôi đã bí trước câu hỏi của cậu con trai, khi cứ than vãn về kết quả học tập của nó: "Thế mẹ muốn con có điểm cao, hay muốn con có kiến thức?"! Chết chưa? Còn tuổi học trò mà lại không lấy điểm làm mục tiêu, thì làm sao mỗi năm lên một lớp đây; làm sao thi đỗ đại học đây?

Không chỉ nhà trường, gia đình, mà ngay những nhà tuyển dụng lao động cũng thường tuyên bố (rất hay!): "chúng tôi cần người thực sự có kiến thức, chứ không cần người có bằng cấp"! Nhưng thực tế thì hồ sơ hàng đầu nộp cho cơ quan tuyển dụng, nhất định phải là cái bằng, theo đúng nghĩa đen! Càng nhiều bằng, càng thuận lợi khi xét tuyển. Kiến thức vẫn cứ phải đứng sau bằng cấp!

Nhưng nếu định hướng mục tiêu sự học là tấm bằng, thì sẽ lại dẫn đến một kết cục còn bi đát hơn! Thực tế đã có không ít trường hợp, học chỉ để đối phó với thi cử mà thôi. Vậy là tình trạng "xin điểm", "mua điểm" không thể không xẩy ra, không thể không phát triển. Còn bé thì cha mẹ "mua điểm" cho, lớn lên, tự mua lấy. Học "tại chức", học "hàm thụ" bản thân nó không xấu; nhưng càng ngày nó càng tiêu cực, chính vì mục tiêu chính của thứ học này là để có "bằng"; bởi có bằng mới có cơ hội "phấn đấu" lên chức này chức nọ, lên "ông nọ, bà kia"!

Đã có nhiều phụ huynh (nhất là những vị có chức sắc), khi con em mình học kém, không thi được vào đại học, thì dùng cách này, cách khác, "đưa" trẻ vào cơ quan nhà nước; làm tạm một công việc gì đó, rồi cho đi "hàm thụ". Mấy năm sau, có bằng cấp, sẽ chạy "ghế" tiếp! Thế cho nên một số cơ quan công quyền (đặc biệt ở cấp địa phương), chất lượng cán bộ - không dám vơ đũa cả nắm đâu, nhưng phải thừa nhận rằng: nhiều người rất kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phép ứng xử; làm ảnh hường lớn tới công cuộc cái cách hành chính của Nhà nước!

Tôi lại xin kể chuyện này: Lần ấy, tôi đến chính quyền Phường xin chứng nhận vào đơn làm thẻ thư viện Tỉnh. Đơn đã được Tổ trường dân phố và Tổ trưởng lương hưu ký xác nhận và đề nghị theo đúng yêu cầu của cơ quan thư viện. Anh cán bộ văn phòng sau khi xem đã thảo nội dung chứng thực,; nhưng khi đưa lên chủ tịch, chủ tịch không ký, với lý do: chủ tịch phường không ký những chứng nhận như thế này! Tôi nói: giá cái thư viện này trực thuộc Phường ta, chủ tịch nói thế thì mừng quá! Nhưng đây lại là thư viện Tỉnh, họ làm theo quy định đã được chính quyền Tỉnh duyệt y; Phường thấy bất hợp lý thì phường báo cáo đề nghị lên Tỉnh, chứ Phường không có quyền bác bỏ! Anh văn phòng nhận ra lẽ phải, nhưng có lẽ... ngại "Sếp", nên dung hòa: "thôi cụ để khi khác, chủ tịch ... đang bận họp"!

Kiến thức và bằng cấp cái nào cần hơn? Câu trả lời dễ nhất có lẽ là "cần cả hai"! Nhưng nếu lại hỏi: cái nào cần trước? thì nhiều khi cũng khó khẳng định. Vậy đấy! Định hướng "mục tiêu của sự học" như thế nào cho đúng Mong rằng các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cũng như các em học sinh, hãy thực sự quan tâm!.
 
C

cun_luoi_ngoc

Ui chán quá hum nay thầy giáo mới vào lớp phát biểu câu xanh rờn hum nay kiểm tra mà mêh lại chưa chuẩn bị bài rơi đúng vào đề này cả lớp kêu
mêh làm đc mỗi 3 mặt nhưng các í chưa đủ hjc hok bít đc nhiu điểm đây.bây giờ xem lại thấy vẫn còn thiếu í
 
L

linhphoebe

với một bài làm nghị luận XH nói chung như bạn katydiem theo mình là hơi dài đấy !!!!
p/s: câu này là trong sgk cơ bản phải ko nhỉ ?
 
O

onlylove_n2d

Mai mình lại có bài này rồi, hix @-), mong sao lúc viết bài nghĩ ra nhiều chữ để viết :D
 
L

linhphoebe

GỢI Ý :

1/Mở bài:
Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Học không bao giờ là thừa vì kiến thức như đường chân trời, càng đi càng thấy rộng. UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình " như một lời khẳng định về sự bất diệt của việc học.
2/ Thân bài:
Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 yêu cầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của mỗi học sinh là học chữ cái, con số rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.
Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luyện bản thân.
Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta ko nên nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa kết hợp giữa hai yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng.
Để hoàn thành được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động hai chiều giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá trình.
Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc sống. Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô. Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan trọng.
3/Kết bài
Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp con người .

[ Trích .. Thầy Phan Danh Hiếu . http://onthidh.vnweblogs.com ] .. các bạn tham khảo ..
==> đây chỉ là bài tham khảo -- các bạn đọc bài để hiểu hơn vấn đề . Nhớ rút gọn lại khi làm bài nhé !!
 
Top Bottom