[Văn 11]Lẽ ghét thương

O

ot_tieu

K

kul.style

Theo tớ bạn trình bày ý hiểu của mình của về ghét và thương và nêu lên dẫn chứng + lập luận của mình để chứng minh cho cái nhận định mà bạn đưa ra
 
Q

quansuquatmo

Xưa ông bà ta vẫn răn dạy con cháu theo cách :"Thương cho roi cho vọt".
Nam nữ thì có kiểu "Yêu nhau lắm cắn nhau đau".

Trích:
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên đã nói rõ ràng: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Ghét và thương như một định luật cân đối của tấm lòng lấy trung nước hiếu dân làm trọng.
"Xem qua kinh sử mấy lần,
Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương"


Nguyễn Đình Chiểu muốn từ lẽ thương tức có nghĩa là thương những người nhân dân luôn luôn phải chịu cảnh khổ cực, lầm than,... và những bậc hiền tài của đất nước có tài mà không được trọng dụng.Xuất phát từ lẽ thương người ông muốn nói tới những người mà ông ghét:những kẻ chỉ vì đam mê sắc đẹp mà làm khổ dân chúng.Tuy nhiên lẽ ghét thương trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta thì có lẽ là cũng khác nhiều rồi.

Trong phạm trù xã hội, theo lối thông thường, “thẳng mực tàu đau lòng gỗ”, hoặc “trung ngôn nghịch nhĩ”. Đương nhiên, nó chọi lại với lề thói cũng thông thường “lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Trích:
Ghét và thương là hai thái cực tình cảm trái ngược nhau ở một con người vậy mà ở Nguyễn Đình Chiểu ?lẽ ghét thương? lại xuất phát từ một điểm đó là tình cảm sâu sắc,thâm hậu đối với quần chúng nhân dân. Ông ghét cũng vì dân và thương cũng vì dân. Đó là chân lý sống của một thầy giáo mẫu mực coi việc dạy người quan trong hơn dạy chữ, đạo đức quý trọng hơn cả tài năng.


=> Thể hiện quan điểm rạch ròi, trong sáng, phân minh trong việc ghét và thương.
=> Tăng cường độ cảm xúc; yêu thương hết mực và căm ghét cũng đến điều.
Xã hội dân chủ là một xã hội đối thoại, nó khác với xã hội chỉ “phán” một chiều, khen chê một chiều – và thích được khen hơn chê.

--->Thái độ nuông chiều dễ gây ra hư hỏng và ngược lại dạy dỗ nghiêm khắc cũng là cách thể hiện yêu thương.
Khái niệm "yêu " ghét " chỉ mang tính tương đối.
Con gái nói "một " là "hai" ~con gái nói"ghét " là yêu ~nói"yêu" là ghét " đó.
Đánh giá "yêu " và ghét" qua lời nói thì rất khó rành rọt ->"Yêu" ghét" là 2 trạng thái cảm xúc hoàn toàn trái ngược nhưng đôi khi lại tương đồng trong lời nói.

-Ghét một ai đấy thì thường hay suy nghĩ về họ ->suy nghĩ nhiều về người ta ~tương đồng với nhớ .Mà 1 trái tim đang nhớ là biểu hiện của một trái tim đang yêu.(^^)(Tớ tự suy diễn kiểu mới nhá!)

Trích:
... Quán rằng : kjnh sử đã từng ,
Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa .
Hỏi thời ta phải hỏi ra ,
Vì chưng hay ghét cũng là hay thương ."
Tiên rằng : " Trong **c chưa tường ,
Chẳng hay thương ghét , ghét thương lẽ nào ?
Quán rằng : " ghét việc tầm phào ....

-->Ghét cái xấu cũng đồng nghĩa với việc yêu cái tốt ,cái thiện ,cái mĩ.Đấy là cái lẽ ghét thương ở đời.

(Mình nghĩ bạn phải đặt vào hoàn cảnh để mà PT cái câu í chứ chả ai vứt cho 1 câu mà bảo ngồi viết thế kia đâu.)

Lẽ ghét thương
( Trích: Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu )


1.VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM: LỤC VÂN TIÊN
a. Thời điểm sáng tác: Có thể Nguyễn Đình Chiểu sáng tác vào khoảng thập kỉ 50 của thế kỉ XIX.
b. Tóm tắt tác phẩm:
c. Kết cấu và thể loại:
Dài 2082 câu thơ lục bát, là truyện thơ viết bằng chữ Nôm.
d. Nội dung:
- Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: Tình nghĩa cha con, vợ chồng, bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
- Thể hiện khát vọng của tác giả và nhân dân hướng về những điều tốt đẹp và lẽ công bằng trong cuộc đời: Chính nghĩa thắng gian tà.
d.Nghệ thuật:
- Truyện chú trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm.
- Tính cách nhân vật thường bộc lộ qua hành động.
- Ngôn ngữ ít chau chuốc, cầu kì và mang đậm sắc thái Nam bộ.

2. ĐOẠN TRÍCH: LẼ GHÉT THƯƠNG
-Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu tác phẩm Lục Vân Tiên, từ câu 479 – 504.
- Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến câu 16.
Phần 2: Phần còn lại.
- Chủ đề: Quan lời ông Quán, đã thể hiện tình cảm yêu – ghét của nhân dân.

3. TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT ĐOẠN TRÍCH
1/ Lẽ ghét thương của ông Quán.
Ghét
- ….ghét việc tầm phào,
Vô bổ nhảm nhí
- Ghét đời Trụ, Kiệt …để dân sa hầm sẩy hang.
Say đắm tửu sắc, ăn chơi hưởng lạc
- Ghét đời U, Lệ …khiến dân chịu lầm than.
hoang dâm vô độ.
- Ghét đời Ngũ bá, thúc quý …làm dân nhọc nhằn.
Tranh giành quyền lực, muốn ngôi bá chủ. Gây cảnh binh lửa loạn lạc khiến dân lành lầm than khốn đốn.

Thương
….Thương đức thánh nhân, thầy Nhan Tử, ông Gia Cát, thầy Đổng Tử, người Nguyên Lượng, ông Hàn Dũ, thầy Liêm, Lạc…
Những nhà Nho hiền tài , có tâm với nước với đời nhưng số phận lại long đong, không gặp thời vận, hoài bão ước nguyện không thành.
Tình thương của ông Quán cũng chính là xuất phát từ tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả

Chính sự suy tàn , vua chúa say đắm tửu sắc không chăm lo đến đời sống của nhân dân
Tác giả đứng về phía nhân dân, xuất phát từ phía quyền lợi của nhân dân để ghét .
2/ Nghệ thuật
- Sử dụng điệp từ “ ghét, thương ” :
Tăng sức mạnh của việc thể hiện cảm xúc.
Tình cảm mãnh liệt và sâu sắc của con người tác giả.
Thể hiện sự ngay thẳng, phân minh rạch ròi.
 
C

coaichua213

Mình cô cho 1 cái đề tương tự
Đề: Trong đoạn trích "Lẽ ghét thương", Nguyễn Đình Chiểu có câu : "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương" và bằng sự trải nghiệm của bản thân, em hãy trình bày về lẽ ghét, lẽ thương trong cuộc sống.
Mà không biết làm thế nào. Có ai bít dàn ý không cho mình xin
 
Last edited by a moderator:
T

tomcangxanh

Giải thik câu thơ trên:

"Dù chưng hay ghét cũng là hay thương"

Người biết ghét những j phi nghĩa, tàn bạo, vô đạo chắc chắn là ng` mến chính nghĩa, trọng tình cảm, giàu tình thương.

Có yêu thương thì phải biết căm thù,vì yo thương mà thể hiện thái độ căm ghét.

Con ng` có thái độ sống lành mạnh thì thái độ yêu ghét cũng rất rõ ràng, phân minh, rạch ròi, dứt khoát.

Vs 3 lí do nêu trên, NĐC dõng dạc thể hiện:

"Dù chưng hay ghét cũng là hay thương"
 
D

doigiaythuytinh

thanks cho tớ :D

Mình cô cho 1 cái đề tương tự
Đề: Trong đoạn trích "Lẽ ghét thương", Nguyễn Đình Chiểu có câu : "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương" và bằng sự trải nghiệm của bản thân, em hãy trình bày về lẽ ghét, lẽ thương trong cuộc sống.
Mà không biết làm thế nào. Có ai bít dàn ý không cho mình xin


- Ông Quán là người chính trực, thẳng thắn nên thương-ghét cũng rất rõ ràng.

-Hai từ "thương", "ghét" trong câu "Vì chưng hay ghét cũng là hay thương" mở đầu cho những GHÉT THƯƠNG của ông Quán , cũng là của tác giả. Câu thơ giúp người đọc hình dung được phần nào tính cách, con người ông Quán.

-Sở dĩ Đồ Chiểu đã viết " Vì chưng hay ghét cũng là hay thương " là do chịu ảnh hưởng tư tưởng " Dân vi quý," (,Dân là quí nhất , quan trọng nhất ) của Mạnh Tử , là tư tưởng" nhân nghĩa " chính thống của Khổng , Mạnh khi chưa bị Hán Nho, nhất là Tống Nho chi phối (ý 3 này tớ lấy trên yahoo :) )

Mình nghĩ, phần trên chỉ là phần phụ, bạn nên phân tích sơ qua thôi (chủ yếu điểm qua nét chính mà bạn coi là cần thiết)

Đề này cũng kha khá giống với đề bài viết số 2 của tớ.

Lưu ý lớn nhất là KHÔNG ĐƯỢC TRÍCH DÃN câu thơ mà chỉ nên lựa chọn ý phù hợp để đưa vào bài làm. VÌ đây không phải bài văn PHAN TÍCH TÁC PHẨM (con bạn lớp Văn bảo tớ zậy :) nên chắc hok sai )

Phần trọng tâm của bài là nêu rõ tư tưởng của NDC được gửi gắm qua những ghét- thương của nhân vật ông Quán. Từ đó mới LIÊN HỆ cho bản thân mình.

Quan điểm của bản thân về lẽ yêu-ghét ở đời . Bạn có thể tham khảo một vài ý , cách viết của tớ ở đoạn này:
Cuộc sống vốn là những mảnh ghép hỗn độn được gắn kết với nhau một cách ngẫu nhiên, Bởi thế, cũng như bao bức tranh khác, "cuộc sống" cũng có những mảng sáng tối kết hợp với nhau một cách hài hoà đẹp đẽ, nhưng cũng không kém phần nguy hiểm. Ấy là những xấu- tốt, ghét-thương vân vân và vân vân. Chúng tuy đối lập nhưng lại bổ sung cho nhau, tạo nên một cuộc sống sinh động, thắp sáng niềm tin cho con người:)

Nói đến những cung bậc tình cảm, người ta có thể chia làm hai mảng chính: yêughét. Nói thế thôi, chứ không yêu đâu có nghĩa là ghét, điều ngược lại dĩ nhiên cũng không sai:)!


Tình yêu cũng có nhiều loại khác nhau. Khi tiếng khóc oe oe của bạn vừa cất lên giữa cuộc đời, nụ cười hạnh phúc hiện lên rạng rỡ trên khuôn mặt còn ướt nhoè vì làn nước mắt bởi sự đau đớn lúc chuyển dạ của mẹ bạn; ba vội chộp ngay bạn từ cô ý tá mà hôn lấy hôn để. Ấy chính là yêu đấy, bạn ạk. Và toi nghĩ, đó chính là tình yêu cao đẹp nhất: tình cảm gia đình.
Cuộc đời con người, thời gian nào là đáng nhớ nhất nhỉ? Câu trả lời có lẽ chỉ có một, ấy chính là tuổi học trò. "Yêu" và tuồi học trò? Đó chính là tình bạn, sự cảm thông, thấu hiểu từ một người cùng tuổi chắc hẳn ảnh hưởng không nhỏ đến bạn. Và khi nói đến tuôit học trò, ai mà không nghĩ đến tình yêu đầu đời của mình cơ chứ. Nó đến theo nhiều cách khác nhau, có khi nhẹ nhàng, lúc đột ngột rồi chợt hững hờ khi biếit rằng đấy chỉ là sự ngộ nhận, những rung động nhất thời. Đau khổ? Nước mắt? Có lẽ. Nhưng tình yêu tuoit học trò luôn đẹp & đáng nhớ nhất.

"Ghét"?
Ghét không chỉ đơn thuần là không thích mà còn có chút gì đó thù hận, đau đáu, ảnh hưởng xấu đến cách suy nghĩ cũng như hành động của con người.
Có điều, tôi nghĩ, đôi khi, cái ghét ấy lại được xuất phát từ tình yêu quá mức. Khi yêu mà không được đáp lại, khi "cái yêu" của bạn bị chà đạp, khi những suy nghĩ tiêu cực vây quấn lấy tâm trí bạn; lúc ấy bạn bỗng trở nên căm ghét, căm ghét người mình yêu, tình yêu và cả cuộc đời nữa

"Yêu" và "ghét" có một điểm chung là cùng có hai mặt nổi và chìm. "Mặt chìm" ở "yêu" là những người không biết cách thể hiện tình cảm. Lời yêu thwong dường như rất khó thể hiện thành lời trong khi caí ghét lại rất dễ thốt ra
.....

Hãy mỉm cười nói với người bạn yêu rằng:
"Con yêu ba mẹ nhiều"
"Chị hai yêu cu Tí nhiều lắm"
"Tớ thích cậu nhiều, bởi tớ không thể nào ghét cậu :)"
 
Top Bottom