Văn [Văn 11, 12] Đề tích hợp, so sánh giữa tác phẩm của lớp 11 và 12

M

minhanhdt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

* Đề 1: So sánh kết thúc của tác phẩm Chí Phèo và tác phẩm Vợ nhăt.
* Đề 2: So sánh chi tiết bát cháo hành (Chí Phèo) và nồi cháo cám (Vợ nhặt).
* Đề 3: Khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc cùa 2 nhân vật Chí Phèo và Tràng.
* Đề 4: Hình tượng thị Nở và người vợ nhặt.
* Đề 5: Đoạn mở đầu của tác phẩm Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ.
* Đề 6: Chi tiết bát cháo hành (Chí Phèo) và tiếng sáo (Vợ chồng A Phủ).
* Đề 7: Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu trong Từ ấy và Việt Bắc.
* Đề 8: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà.
* Đề 9: Số phận và phẩm chất của người nông dân qua một số tác phẩm: Chí Phèo, Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ.
* Đề 10: Vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ Từ ấy và Tây Tiến.
 
Last edited by a moderator:
D

datiniai

* Đề 1: So sánh kết thúc của tác phẩm Chí Phèo và tác phẩm Vợ nhăt.

Khác biệt lớn nhất chính là: Tác phẩm Chí Phèo có kết thúc là một sự lặp đi, lặp lại của bi kịch không lối thoát, cũng như số phận người nông dân thời ấy, bị đưa vào bước đường cùng không có hi vọng, biết bao nhiêu con người tốt như Chí Phèo sẽ bị xã hội đẩy vào con đường ấy,.. Còn ơt tác phẩm Vợ nhặt lại chứa chan một niềm hi vọng đổi mới, thoát khỏi cái nghèo, tin vào ngọn cờ cách mạng, sự tự do ngay trong cái đau khổ, tăm tối nhất...
Còn giống nhau thì chắc là cùng có 1 kết thúc mở khiến cho người đọc phải suy nghĩ
* Đề 2: So sánh chi tiết bát cháo hành (Chí Phèo) và nồi cháo cám (Vợ nhặt).

Bát cháo hành thể hiện cho tình yêu của Thị Nở, nó gián tiếp mang lại hi vọng cho Chí Phèo, về tình yêu, về một tương lai tươi sáng đang chờ hắn.. Trong khi nồi cháo cám thể hiện được cái hiện tại đói nghèo của gia đình Tràng cũng như cái đói chung của nạn đói 1945, nhưng qua nồi cháo cám cũng đã thể hiện được tính cách của hai người phụ nữ trong tác phẩm, từ 1 ng chao chát chỏng lỏn mà thị đã trở thành 1 người vợ chu toàn, cũng như và mẹ luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng vào các con, đó chính là điểm giống nhau giữa 2 chi tiết.

* Đề 3: Khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc cùa 2 nhân vật Chí Phèo và Tràng.
* Đề 4: Hình tượng thị Nở và người vợ nhặt.
* Đề 5: Đoạn mở đầu của tác phẩm Chí Phèo và Vợ chồng A Phủ.
* Đề 6: Chi tiết bát cháo hành (Chí Phèo) và tiếng sáo (Vợ chồng A Phủ).
* Đề 7: Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu trong Từ ấy và Việt Bắc.
* Đề 8: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù và Người lái đò sông Đà.
* Đề 9: Số phận và phẩm chất của người nông dân qua một số tác phẩm: Chí Phèo, Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ.
* Đề 10: Vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ Từ ấy và Tây Tiến.

Mấy đề này dễ nhưng hơi dài dòng, bạn chịu khó tìm đọc ở các sách tham khảo nha, bạn chịu khó đọc đi, người ta phân tích hình tượng hay lắm bạn ạ.
Nếu bạn muốn mình trả lời dàn ý cho 1 trong 8 đề còn lại thì nhắn tin cho mình nha.
 
Last edited by a moderator:

VkKookieHT

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng ba 2018
1
0
1
23
Bình Thuận
THPT Tuy Phong
Giúp em giải đề 4 với ạ.. em cần gắp lắm ạ.. cảm ơn ạ!
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Giúp em giải đề 4 với ạ.. em cần gắp lắm ạ.. cảm ơn ạ!
Đề 4: Hình tượng thị Nở và người vợ nhặt.
a. Hình tượng thị Nở
- Ngoại hình: "xấu ma chê quỷ hờn", ngẩn ngơ như những người đần trong truyện cổ tích ~> Cách miêu tả đầy ngụ ý của Nam Cao ( thị nở càng xấu thì bi kịch bị cự tuyệt càng sâu sắc.)
- Thị xấu nhưng có một vẻ đẹp tâm hồn: phẩm chất, tình cảm tốt đẹp - tình người- điều mà không ai trong làng Vũ Đại có được
- Bà ba nhà Bá kiến mất 20 năm biến con người thành quỷ thì thị nở mất 5 ngày 5 đêm khơi dậy tính lương thiện con người nơi chí phèo
- Thị nở như một nút thắt đối với cuộc đời chí phèo, thị cự tuyệt như chính lời khẳng định không ai chấp nhận chí phèo như con người.thị là người cuối cùng cự tuyệt chí phèo đi về phía làng Vũ Đại.Trong cơn say chí phèo thấy thấp thoáng hình ảnh bát cháo hành - liều thuốc giải rượu giải độc
~> Chỉ có tình người mới có thể chạm đến thức tỉnh lương tri con người
b. Nhân vật người vợ nhặt: Hiện thân cho những đau khổ của người dân lao động nghèo khổ trước cách mạng
- Là nhân vật không tên, không gia đình không quê hương
- Lần đầu Tràng gặp thị ở nhà thóc liên đoàn với dáng vẻ hớn hớn nhanh nhẹn
- Lần thứ hai: Tràng gặp ở chợ tỉnh, ngoại hình thì xơ xác tiêu điều chỉ hướng đến miếng ăn, ăn một chập bốn bát bánh đúc chẳng trò chuyện gì -> Thị mất đi lòng tự trọng, cái đói đã hủy hoại đi danh dự con người
~> Ngoại hình: xuất hiện trước Tràng không có một dấu hiệu nào của người phụ nữ, lời lẽ đanh đá chua ngoa, trơ chẽn như người ít học lại nhiễm thói nanh nọc chợ búa.Chính cái đói, sự mấp mé của cái chết đẩy người phụ nữ đến tình huống trớ trêu làm vợ nhặt theo không Tràng. Xét đến cùng , người đàn bà đáng thương hơn là đáng giận
- Thị theo không tràng về nhà
- Trên đường về nhà
+ Thị ngượng nghịu, chân nọ bước díu chân kia
+ Vẻ rón rén, e then, cái nón rách tàn che khuất nửa khuôn mặt
~> Từ người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, cong cớn, trên đường về thị lại ít nói trái hẳn với bộ mặt phớn phở khác thường vừa đi vừa tủm tỉm cười của Tràng.Thị ý tứ đi sau, có vẻ thẹn, xấu hổ.Thị càng ngượng hơn khi thấy xung quanh người ta dồn cả về mìh.Chứng tỏ, bản chất đanh đá, chỏng lỏn sống sượng không phải bản chất của thị
- Về đến nhà:
+ Người phụ nữ đầy ý tứ: Thấy căn nhà , thị không tránh khỏi thất vọng, nén một tiếng thở dài -> Chấp nhận
+ Ngồi mớm vào mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần
+ Gặp mặt bà cụ Tứ: Người phụ nữ cất tiếng chào u vẫn rất e thẹn, ý tứ, khẽ nhúc nhích, đứng khép nép
~> Ngày lấy chồng không nghi lễ, không hồi môn, rách rưới tàn tạ.Mặc dù vậy thị vẫn ý tứ không bộc lộ ra vẻ thất vọng, được mẹ chồng chấp nhận thị thay đổi hoàn toàn trở lại bản tính dâu thảo vợ hiền.
- Sáng hôm sau
+ Dậy sớm cùng mẹ chồng thu dọn quét tước nhà cửa
+ Tràng thấy thị khác, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu, đúng mực không còn vẻ chao chát chỏng lỏn như lần Tràng gặp ngoài chợ tỉnh
+ Trong bữa cơm, đón bát cháo cám mẹ chồng đưa : Hai mắt thi tối lại nhưng sau đó điềm nhiên và vào miệng -> nhân hậu, đầy ý tứ, chấp nhận cuộc sống mới
+ Thị là người nhắc đến ở mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo ~> Thắp lên hi vọng cho Tràng về tương lai phía trước
~> Người đàn bà là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp năm 1945 .Đáng quý ở chỗ khao khát sự sống đến mãnh liệt, bên bờ vực cái chết vẫn hướng đến hạnh phúc và hi vọng tương lai
~> Kim Lân tỏ ra thương xót vô hạn với những người bất hạnh trong những năm nạn đói hoành hành, tố cáo bọn phát xít thực dân đã đẩy người dân đến thảm cảnh
~> Người phụ nữ mang vẻ đẹp khuất lấp: Phía sau tình cảnh trôi dạt vất vưởng là một lòng ham sống mãnh liệt, phía sau sự nhếch nhác dở dang lại là một người phụ nữ ý tứ biết điều.Bên trong vẻ chao chát chỏng lỏn lại là người phụ nữ đúng mực biết lo toan ~> Vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam
c. Đánh giá chung về hai nhân vật, tìm những nét tương đồng , khác biệt giữa hình tượng hai nhân vật và lí giải sự tương đồng khác biệt đó
 
Top Bottom