Sử 7 Vài nét khái quát về các triều đại phong kiến Việt Nam (939 - 1054)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ps: đây là bài viết riêng của mình (được rút ra từ các bài giảng), viết hồi ngày 6/10/2018. Mọi người xem nhé....

Chế độ phong kiến Việt Nam trải qua hai thời kỳ: phong kiến quân sự và phòng kiện dân sự. Thời kỳ phong kiến quân sự bắt đầu từ thời Ngô và kết thúc là hết thời Tiền Lê. Gọi thời kỳ này là "phong kiến quân sự" vì nước ta mới giành độc lập, âm mưu xâm lược trở lại của TQ vẫn còn và lòng dân vẫn chưa yên tâm về chính quyền mới, dân nghi ngờ về chính quyền mới. Với lý do này, chính quyền mới chủ trương bảo vệ và cũng có quốc gia mới thành lập hơn là phát triển đất nước, gọi đây là nhiệm vụ đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Với lý do đó, chính quyền xây dựng đất nước trên cơ sở các vị tướng lĩnh và các quan võ nên chính quyền thời gian đầu là trọng "võ" hơn trọng "văn". Trọng "võ" nên nhiều khi phải chia đất như ban thưởng nhằm kiềm chế thế lực của quân võ.. điều này tạo thành tình hình nhà nước "phong kiến phân quyền" đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc chọn kinh đô Cổ Loa (939 - 965) va Hoa Lư (968 - 1010) cũng với lý do như thế
Khí đất nước đã ổn định và lòng dân tương đối tin tưởng chính quyền mới, vừa Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long - một quyết định lịch sử và mang tính bước ngoặt lớn. Trong lịch sử Việt Nam có hai sự kiện lớn: vua Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế (3/968) và vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đều là sự kiện quan trọng và gọi là bước ngoặt lịch sử. Với hai sự kiện này, lần đầu tiên nước ta thực sự là một quốc gia độc lập tự chủ hoàn toàn; tạo tiền đề đưa nước ta phát triển lên tầm cao mới. Năm 1054, vua Lý đổi tên nước ta là Đại Việt nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của đất nước. Với sự phát triển vượt bậc này, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào thời kỳ "phong kiến dân sự" - thời kỳ của quan văn, nhà sư với mục đích hòa hoãn sự chống đối của nhân dân, tập trung phát triển đất nước tạo nền tảng vững chắc cho công cuộc bảo vệ đất nước sau này

43273674_253116408722664_9055229186817392640_n.jpg
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Uyên_1509
Top Bottom