Tuyển Tập Đề Thi Hóa Học Lớp 9

T

thaicuc95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ THPT CHUYÊN ĐHSP HA NỘI NĂM 2009
MÔN: HÓA HỌC
Thời gian làm bài 120' (không kể thời gian phát đề)
Câu 1:
1. Thế nào là độ tan ? Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn và chất khí. Lập biểu thức liên hệ giữa độ tan và nồng độ phần trăm của dung dịch bão hòa.
2. Pha chế 35,8 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 100oC . Đun nóng dung dịch này cho đến khi có 17,86 gam nước bay hơi, sau đó để nguội đến 20oC. Tính số gam tinh thể CuSO4.5H2O kết tinh. Biết rằng độ tan của CuSO4 ở 20oC và 100oC lần lượt là 20,7g và 75,4 g.
Câu 2:
Các công thức C2H6O, C3H8O và C3H6O2 là công thức phân tử của 5 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở A, B, C, D, E trong đó :
- Tác dụng với Na chỉ có A và E.
- Tác dụng với dung dịch NaOH có B, D và E.
- D tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được F mà F tác dụng với A lại tạo C.
1. Xác định CTPT của A, B, C, D và E. Viết các CTCT của chúng .
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3:
1. Dẫn hỗn hợp khí gồm C2H2, CO2 và SO2 cho qua dung dịch X chữa một chất tan thấy có Y duy nhất thoát ra. Hỏi chất tan trong dung dịch X có tính chất gì ? Dùng hai chất có tính chất khác nhau để viết ptpư minh họa.
2. Hỗn hợp Z gồm hai hiđrocacbon điều kiện thường ở thể khí và có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 3,52 gam CO2 và 1,62 gam H2O . Tìm CTPT của hai hiđrocacbon biết trong hỗn hợp Z chúng có số mol bằng nhau.
Câu 4:
Dung dịch A chứa H2SO4, FeSO4 và MSO4, dung dịch B chứa NaOH 0,5M và BaCl2.
Để trung hòa 200ml dung dịch A cần dùng vừa đủ 40ml dung dịch B.
Mặt khác khi cho 200ml dung dịch A tác dụng với 300ml dung dịch B thì thu được dung dịch C và 21,07g kết tủa D gồm một muối và hai hiđroxit. Để trung hòa dung dịch C cần 40ml dung dịch HCl 0,25M . Cho biết trong dung dịch C vẫn còn BaCl2 dư.
1. Xác định kim loại M biết rằng nguyên tử khối của M lớn hơn nguyên tử khối của Na.
2. Tính CM của từng chất trong dung dịch A.
Câu 5:
Chất hữu cơ X có công thức RCOOH và Y có công thức R'(OH)2 trong đó R và R' là các gốc hiđrocacbon mạch hở. Hỗn hợp A vừa trộn gồm X và Y, chia A thành hai phần bằng nhau, mỗi phần chứa tổng số mol hai chất là 0,05 mol.
Phần 1: Cho tác dụng với Na dư được 0,08 gam khí.
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn được 3,136 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam nước .
1. Tìm CTPT của X, Y.
2. Viết CTCT của X và Y, gọi tên chúng.
Cho H = 1, C = 12, O =16, Na = 23, Mg = 24, S = 32, K = 39, Ca = 40, Fe = 56, Cu = 64.
Mọi người hãy làm đáp án post sau đó 1 tuần rồi sẽ có đề mới
 
K

kira_l

Câu 1:
C % = [TEX]\frac{100.S}{100 + S}[/TEX]

S = [TEX]\frac{100.C%}{100 - C % }[/TEX]

cái phần độ tan mìh ghét lắm :(

Mà cũng lâu đụng nên sợ sai =.=!

chém bừa !

m_dung dịch = 35,8 g

m_H2O = 17,86

ở 100*C

75,4................100..................175,4

x........................y........................35,8

m_CuSO4 = [TEX]\frac{35,8 .100}{175,4} = 15,4 [/TEX]

Gọi khối lượng kết tinh là a

=> ta có m_CuSO4 kết tinh = [TEX]\frac{160.a}{250}[/TEX]

Ở 20*C

120,7 CuSO4hòa tan....................... 20,7 g CuSO4

35,8-17,86-a.........................15,4 - [TEX]\frac{160.a}{250}[/TEX]

=> a

chạ biết sai ko nữa :(

Câu 3

1> chém bừa =.=!

X là Br2 , thuốc tím hoặc kiềm

Chất tan có tính chất khử màu ! =.=

2 > gọi Ct là CxHy và CxHt ta có

CxHy + (x + y/4 ) O2 ==== xCO2 + y/2H2O
a..........................................ax..............ay/2
CxHt + (x + t/4 )O2 ==== xCO2 + (t/2)H2O
a..........................................ax..........at/2

ta có

ax = 0,04

a(y + t) = 0,18

=>n_C : n_H = 0,04 : 0,18 = 4 : 18

ta có C4Hy và C4Ht

y + t = 18

MÒ ra đc

có 1 ankan =>

y = 4.2 + 2 = 10 => t = 8

=> Ct là C4H10 và C4H8

ai biện luận giúp em thì biện luận nhá =.=!
 
Last edited by a moderator:
N

nhoklemlinh

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 HỆ THPT CHUYÊN ĐHSP HA NỘI NĂM 2009

Câu 3:
1. Dẫn hỗn hợp khí gồm C2H2, CO2 và SO2 cho qua dung dịch X chữa một chất tan thấy có Y duy nhất thoát ra. Hỏi chất tan trong dung dịch X có tính chất gì ? Dùng hai chất có tính chất khác nhau để viết ptpư minh họa.
2. Hỗn hợp Z gồm hai hiđrocacbon điều kiện thường ở thể khí và có số nguyên tử cacbon bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 3,52 gam CO2 và 1,62 gam H2O . Tìm CTPT của hai hiđrocacbon biết trong hỗn hợp Z chúng có số mol bằng nhau.
1.cái chất này có lẽ sẽ td đc với SO2,C2H2 (vd Br2)
2.
nCO2=0,08mol<nH2O nên có 1 ankan
2CxHy+(2x+y)/2O2--->xCO2+yH2O (1)
2CxH(2x+2)+(3x+1)/2O2--->xCO2+(x+1)H2O (2)
nCxHy=nCxH(2x+2) nên nCO2(1)=nCO2(2)=0,04mol
nH2O=0,09mol--->nH=0,18mol
nC:nH=4:18 mà có 1 ankan nên là C4H10 ,C4H8

do kira hỏi,mình xin thưa là:
CnH2n+3n/2O2--->nCO2+nH2O nên nco2=nh2o
CnH(2n-2)+(3n-1)O2--->nCO2+(n-1)H2O cái này thì càng không thể
bởi vậy chỉ có thể là ankan
Câu 2
E là CH3CH2COOH
còn lại mình chịu,chúng mình học chưa đến phần này
 
Last edited by a moderator:
T

thaicuc95

bazo cũng ổn mà ^^

cám ơn bạn nhắc nhở nhá :-*

mà sao cứ n_CO2 < n_H2O thì có 1 ankan à ? ^^

Umh nH2O>nCO2 => Hỗn hợp có 1 ankan
Đặt công thức ankan là CnH2n+2 và công thức hiđrocacbon kia là CnH2n+2-2k (trong đó k là số liên kết pi )
Giải đưọc C4H10 và C4H8

Câu 1
1. Lý thuyết:
- Công thức liên quan: Gọi độ tan là S

2. Ở 100oC:
Với 175,4 gam dd CuSO4 hòa tan được 75,4 gam CuSO4
Với 35,8 gam dd CuSO4 hòa tan được x gam CuSO4

Gọi nCuSO4.5H2O kết tinh là a
Ở 20oC:
Với 120,7gam dd CuSO4 hòa tan được 20,7gam CuSO4
Với (35,8 – 17,86 – 250a) gam dd CuSO4 hòa tan được (15,4 – 160a) gam CuSO4
Ta có:
20,7(35,8 – 17,86 – 250a) = 120,7(15,4 – 160a)
Giải ra ta được : a = 0,105 . 250 = 26,25 (g)
Còn câu 2, 4 và 5 tiép tục nhá
 
Last edited by a moderator:
K

kira_l

Câu 1
1. Lý thuyết:
- Công thức liên quan: Gọi độ tan là S

2. Ở 100oC:
Với 175,4 gam dd CuSO4 hòa tan được 75,4 gam CuSO4
Với 35,8 gam dd CuSO4 hòa tan được x gam CuSO4

Gọi nCuSO4.5H2O kết tinh là a
Ở 20oC:
Với 120,7gam dd CuSO4 hòa tan được 20,7gam CuSO4
Với (35,8 – 17,86 – 250a) gam dd CuSO4 hòa tan được (15,4 – 160a) gam CuSO4
Ta có:
20,7(35,8 – 17,86 – 250a) = 120,7(15,4 – 160a)
Giải ra ta được : a = 0,105 . 250 = 26,25 (g)
Còn câu 2, 4 và 5 tiép tục nhá

Bạn ko nhìn thấy à ! 0.o

Bài bạn làm thì khác j bài mình ???

độ tan luôn đc kí hiệu là S mà ?? Gọi làm j nữa :|

Câu 1
1. Lý thuyết:
- Công thức liên quan: Gọi độ tan là S

Gọi rồi sao nữa ?? :|

gọi rồi bỏ ko đó àh :-j

Hài thế :-j
 
G

gororo

Đặt công thức ankan là CnH2n+2 và công thức hiđrocacbon kia là CnH2n+2-2k (trong đó k là số liên kết pi )
Đoạn màu đỏ sai, k ở đây là tổng số liên kết pi và vòng
Do đề ko nói H-C ở dạng mạch hở nên ko thể khẳng định k chỉ gồm lk pi
Bài này cũng đơn giản, tốt nhất đừng đặt CT như kia mà đặt là CxHy, kiểu gì cũng tính đc quan hệ của x và y thôi!
 
J

january_angel

Câu 2:
Các công thức C2H6O, C3H8O và C3H6O2 là công thức phân tử của 5 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở A, B, C, D, E trong đó :
- Tác dụng với Na chỉ có A và E.
- Tác dụng với dung dịch NaOH có B, D và E.
- D tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được F mà F tác dụng với A lại tạo C.
1. Xác định CTPT của A, B, C, D và E. Viết các CTCT của chúng .
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Làm câu 2 nhá!

A: C2H5OH (C2H6O)

B: H-COO-C2H5 (C3H6O2)

C: C2H5-O-CH3 ( Metyl Etyl ete ) (C3H8O)

D: CH3-COO-CH3 ( C3H6O2)

E: C2H5-COOH (C3H6O2)

F: CH3-OH ( Cái này không cần tìm nhưng kệ cứ cho vào :D )

* Tác dụng với Na

C2H5OH + Na ----> C2H5ONa + 1/2H2
.......A

C2H5-COOH + Na ----> C2H5-COONa + 1/2H2
.......E

* Tác dụng với NaOH

H-COO-C2H5 + NaOH ----> H-COO-Na + C2H5OH
.....B

CH3-COO-CH3 + NaOH ----> CH3-COO-Na + CH3OH
......D...................................................................F

C2H5-COOH + NaOH ----> C2H5-COO-Na + H2O
.......E

CH3-OH + C2H5OH ----> C2H5-O-CH3 + H2O
......F...........A..........................C

 
T

thaicuc95

SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
----------- LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2008-2009.

MÔN THI: HÓA HỌC
THỜI GIAN: 150 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
(Đề thi có 02 trang)

Họ và tên thí sinh: ....................................................................... Số BD: .............

Câu 1. (3,0điểm)
a. Một nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp chất kiểu AlaXb, mỗi phân tử gồm 5 nguyên tử, khối lượng phân tử 150 đvC. Xác định X, gọi tên hợp chất AlaXb.
b. Y là một oxit kim loại chứa 70% kim loại (về khối lượng). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 24,5% (d = 1,2g/ml) để hòa tan vừa đủ 40,0gam Y.
Câu 2. (2,0điểm)
Trộn hai số mol bằng nhau của C3H8 và O2 rồi cho vào một bình kín có dung tích V lít ở 250C đạt áp suất P1 atm, sau đó bật tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp. Sau khi kết thúc phản ứng, hỗn hợp sản phẩm được đưa về điều kiện nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này đạt giá trị P2 atm. Tính tỉ lệ (giả sử chỉ xảy ra phản ứng C3H8 + O2 CO2 + H2O).
Câu 3. (3,0điểm) Dãy chuyển hóa ( Không khó lắm )
Câu 4. (2,5điểm)
Cho một mẩu đá vôi (CaCO3) vào ống nghiệm có chứa 10,0ml dung dịch HCl 1,0M. Cứ sau 30 giây người ta đo thể tích khí CO2 thoát ra (ở điều kiện tiêu chuẩn), được kết quả như sau:
Thời gian (giây) 0 30 60 90 120 150 180 200
Thể tích khí CO2 (cm3) 0 30 52 78 80 88 91 91
a. Kết quả đo ở thời điểm nào được nghi ngờ là sai lầm? Giải thích?
b. Giải thích tại sao phản ứng dừng lại ở thời điểm 180 giây?
c. Khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất? Có những biện pháp nào để phản ứng xảy ra nhanh hơn?
d. Ở thí nghiệm trên, nếu thay 10,0ml dung dịch HCl 1,0M bằng 10,0ml dung dịch H¬2SO4 0,5M thì thể tích khí CO2 thoát ra trong các thời điểm có giống nhau không? Giải thích?
Câu 5. (3,5điểm)
Cho các lọ chứa các dung dịch (riêng biệt): NH4Cl; Zn(NO3)2; (NH4)2SO4; NaCl; phenolphtalein; Na2SO4; HCl bị mất nhãn. Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 làm thuốc thử có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong số các chất đã cho? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.

Câu 6. (2,0điểm)
Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8gam chất rắn. Mặt khác 0,15mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2,0M.
a. Viết các phương trình phản xảy ra.
b. Tính % số mol các chất trong hỗn hợp X?
Câu 7. (2,0điểm)
Đốt cháy một hidrocacbon X ở thể khí với 0,96gam khí oxi trong một bình kín rồi cho các sản phẩm sau phản ứng lần lượt đi qua bình (1) chứa CaCl2 khan (dư); bình (2) chứa dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm thấy ở bình (2) thu được 1,5gam kết tủa và cuối cùng còn 0,112lít (đktc) một chất khí duy nhất thoát ra. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 8. (2,0điểm)
Hòa tan hoàn toàn 10,2gam một oxit kim loại hóa trị III cần 331,8gam dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Xác định công thức phân tử oxit kim loại?
 
K

kira_l

Câu 8. (2,0điểm)
Hòa tan hoàn toàn 10,2gam một oxit kim loại hóa trị III cần 331,8gam dung dịch H2SO4 vừa đủ. Dung dịch muối sau phản ứng có nồng độ 10%. Xác định công thức phân tử oxit kim loại?
__________________



[TEX]m_dung dich = 10,2 + 331,8 = 342 g [/TEX]

[TEX] pt : M_2O_3 + 3H_2SO_4 === M_2(SO_4)_3 + 3H_2O [/TEX]

[TEX]=> n_M2O3 = \frac{10,2}{(2M + 48)}[/TEX]

[TEX]=> \frac{10,2 . ( 2M + 288 ) }{2M + 48} : 342 = \frac{10}{100}[/TEX]

[TEX]=> 10,2. ( 2M + 288 ) = 34,2 . ( 2M + 48 ) [/TEX]

[TEX]=> 20,4M + 2937,6 = 68,4M + 1641,6 [/TEX]

[TEX]=> 48M = 1296[/TEX]

[TEX]=> M = 27 => M = Al [/TEX]

End !

Câu 5. (3,5điểm)
Cho các lọ chứa các dung dịch (riêng biệt): NH4Cl; Zn(NO3)2; (NH4)2SO4; NaCl; phenolphtalein; Na2SO4; HCl bị mất nhãn. Chỉ dùng thêm dung dịch Ba(OH)2 làm thuốc thử có thể nhận biết được bao nhiêu chất trong số các chất đã cho? Viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.

Nhận biết đc hết ^^

Cho [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] vào các dung dịch

=> Thoát khí mùi khai =>[TEX] NH_4Cl [/TEX]

=> Xh kết tủa nhưng lại tan => [TEX]Zn(NO_3)_2[/TEX] (*)

=> Có xh kết tủa và thoát khí mùi khai =>[TEX](NH_4)_2SO_4[/TEX]

=> Đổi màu từ trắng -> hồng đậm => Phenol

=> có xuất hiện kết tủa => [TEX]Na_2SO_4 [/TEX]

2 dung dịch còn lại ko có hiện tượng j !

Cho dung dịch ở (*) vào (dug dịch đó là [TEX]BaZnO_2[/TEX]) 2 dung dịch còn lại

=> có xh kết tủa nhưng rồi lại tan => [TEX]HCl [/TEX]

=> ko có hiện tượng gì là [TEX]NaCl[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
N

nhoklemlinh

Câu 4. (2,5điểm)
Cho một mẩu đá vôi (CaCO3) vào ống nghiệm có chứa 10,0ml dung dịch HCl 1,0M. Cứ sau 30 giây người ta đo thể tích khí CO2 thoát ra (ở điều kiện tiêu chuẩn), được kết quả như sau:
Thời gian (giây) 0 30 60 90 120 150 180 200
Thể tích khí CO2 (cm3) 0 30 52 78 80 88 91 91
a. Kết quả đo ở thời điểm nào được nghi ngờ là sai lầm? Giải thích?
b. Giải thích tại sao phản ứng dừng lại ở thời điểm 180 giây?
c. Khoảng thời gian nào phản ứng xảy ra nhanh nhất? Có những biện pháp nào để phản ứng xảy ra nhanh hơn?
d. Ở thí nghiệm trên, nếu thay 10,0ml dung dịch HCl 1,0M bằng 10,0ml dung dịch H¬2SO4 0,5M thì thể tích khí CO2 thoát ra trong các thời điểm có giống nhau không? Giải thích?
làm các bài không tính toán thui
câu 4 giống đề thi tỉnh nghệ an
a)khoảng 150 đến 180 sai,pu xảy ra nhanh.đáng lẽ càng về sau,pu càng chậm
b)do phần đá vôi bên trong không tiếp xúc với HCl nên không pu
c)khoảng thời gian đầu do S tiếp xúc lớn
để pu xảy ra nhanh,nghiền nhỏ đá để S tiếp xúc lớn hơn
d)không tính
 
Last edited by a moderator:
K

kira_l

Câu 6. (2,0điểm)
Dẫn H2 đến dư đi qua 25,6gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, MgO, CuO (nung nóng) cho đến khi phản ứng xảy hoàn toàn. Sau phản ứng thu được 20,8gam chất rắn. Mặt khác 0,15mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 225ml dung dịch HCl 2,0M.
a. Viết các phương trình phản xảy ra.
b. Tính % số mol các chất trong hỗn hợp X?

chất rắn : [TEX]Fe + MgO + Cu[/TEX]

ta có [TEX]232a + 40b + 80c = 25,6 (1) [/TEX]

[TEX]Fe_3O_4 + 4CO ==== 3Fe + 4CO_2 [/TEX]
a................................3a
[TEX]CuO + CO === Cu + CO_2 [/TEX]
c.........................c

[TEX]168a + 40b + 64c = 20,8 (2)[/TEX]

cái này ko biết gọi là j :(

gọi k là số mol ở 25,6 gấp số mol ở 0,15 mol

[TEX]Fe_3O_4 + 8HCl ==== FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O [/TEX]

[TEX]MgO + 2HCl === MgCl_2 + H_2O [/TEX]

[TEX]CuO + 2HCl === CuCl_2 + H_2O[/TEX]

[TEX]=> k . ( a +b + c ) = 0,15 ( *) [/TEX]

[TEX]=> k. ( 8a + 2b + 2c ) = 0,45 (**)[/TEX]

lấy [TEX](*) : (**) [/TEX]

[TEX]=> 3a + 3b + 3c = 8a + 2b + 2c [/TEX]

[TEX]=> b + c = 5a = > (b+c)/5 = a (3) [/TEX]

=> Kết hợp [TEX](1) (2) (3)[/TEX] ta có thể tính đc

[TEX]46,4(b+c) + 40b + 80c = 25,6 => 86,4b + 126,4c = 25,6[/TEX]

[TEX]33,6(b+c) + 40b + 64c = 20,8 => 73,6b + 97,6c = 20,8 [/TEX]

[TEX]=> b = 0,15[/TEX]

[TEX]c = 0,1[/TEX]

[TEX]=> a = 0,05 [/TEX]

đến đây bạn tự tính đc ha ^^

Câu 1. (3,0điểm)
a. Một nguyên tố X có thể tạo thành với Al hợp chất kiểu AlaXb, mỗi phân tử gồm 5 nguyên tử, khối lượng phân tử 150 đvC. Xác định X, gọi tên hợp chất AlaXb

ta có [TEX]a + b = 5 [/TEX]

[TEX]27a + Xb = 150 [/TEX]

mà ta có [TEX]Al[/TEX] hóa trị [TEX]III [/TEX]

[TEX]=> b = 3 [/TEX]

[TEX]=> a = 2 [/TEX]

=> X là 32 => X là S

=> Ct là [TEX]Al2S3 [/TEX]

đọc là Nhôm sunfua :)) chắc thế :-j

b. Y là một oxit kim loại chứa 70% kim loại (về khối lượng). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 24,5% (d = 1,2g/ml) để hòa tan vừa đủ 40,0gam Y.

gọi kl là [TEX]M [/TEX]

=> Ct [TEX]M2Ox [/TEX]

[TEX]=> 2M /16x = 7/3 [/TEX]

[TEX]=> 6M = 112x [/TEX]

=> biện luận

= > [TEX]x = 3[/TEX] , M là [TEX]Fe [/TEX]

= >Ct là [TEX]Fe_2O_3 [/TEX]

[TEX]Fe_2O_3 + 3H_2SO_4 === Fe_2(SO_4)_3 + 3H_2O [/TEX]

0,25..........0,75

[TEX]=> m_H2SO4 = 73,5 [/TEX]

=> m_dug dịch = 300

[TEX]=> V = m/d = 250 ml [/TEX]

đúg ko nhỉ ! ^^
 
Last edited by a moderator:
K

kira_l

Mãi các bạn ko post đề mới mình post luôn đề mới nhá


Đề 14

Đại học Quốc gia Hà nội​

C 1 : Tìm X1 , X2 , X3 thick hợp cho pt

1 . Fe2O3 + H2 === FexOy + X1

2 . X2 + X3 ==== NaSO4 + BaSO4 + CO2 + H2O

3 . X2 + X4 ==== Na2SO4 + BaSO4 + CO2 + H2O

4. X5 + X6 ===== Ag2O + KNO3 + H2O

5, X7 + X8 ==== Ca(H2PO4)2

6. X9 + X10 ==== Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

7 . X11 + X10 ===== Ag2SO4 + SO2 + H2O

8 . X3 + X12 ==== BaCO3 + H2O

9 . X3 + X13 ==== BaCO3 + CaCO3 + H2O

10 . X9 + X14 ==== Fe(NO3)2 + X15

C2 L

a < Pứ quag hợp là j ? Pứ đó xảy ra ở đâu ?

b > Viết pt pứ qag hợp và ghi rõ đk

c > Nếu các ý nghĩa quan trọng của pứ quang hợp

C3 : Cho 8,12 g 1 oxit kim loại M vào ống sứ dài tròn nung nóng rồi cho 1 dòng khí

CO đi chậm qa ống để khử hoàn toàn lượng oxit đó thành kim loại

Khí tạo thành trong pứ đó đi ra khỏi ống sứ đc hấp thụ hết vào bình đựng lươgj dư

dung dịch Ba(OH)2 thấy tạo thành 27,58 g kết tủa trắng

Cho toàn bộ lượng kim loại vưùa thu đc ở trên tác dụng hết với dung dịch HCl

Thu đc 2,352 l khí H2 (đktc ) Xác định kim loại M và công thức oxit của nó

C4 : từ nguyên liệu chính là vỏ bào , mùn cưa chứa 50 % xenlulozo về khối lượng

người ta điều chế đc rượu etylic với hiệu suất 75 % . Hãy viết pt pứ của quá trình

điuề chế đó và tính khối lượng nguyên ilieeuj cần thiết đề có thể điều chế đc

1000 l cồn 90* . biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g.ml !

tạm thời thế đã

mỏi tay rồi

Mọi người làm nhanh chiều em post nốt 2 bìa còn lại :D
 
Top Bottom