Vật lí 11 Tự cảm

Hoavangdanang@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng ba 2020
54
3
11
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 3: Một ống dây dài l = 30 cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 cm có dòng điện với cường độ i = 2 A đi qua.
a) Tính độ tự cảm của ống dây.
b) Tính từ thông qua mỗi vòng dây.
c) Thời gian ngắt dòng điện là t = 0,1 giây, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.
Bài 4: Một cuộn tự cảm có L = 3 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở trong không đáng kể, điện trở của cuộn dây cũng không đáng kể. Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ lúc nối vào nguồn điện, cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng đến giá trị 5 A? Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian.
Bài 5: Trong một mạch kín có độ tự cảm 0,5.10-3 H, nếu suất điện động tự cảm bằng 0,25 V thì tốc độ biến thiên của dòng điện bằng bao nhiêu?
Bài 6: Tìm độ tự cảm của một ống dây hình trụ gồm 400 vòng, dài 20 cm, tiết diện ngang 9 cm2 trong hai trường hợp:
a) Ống dây không có lõi sắt.
b) Ống dây có lõi sắt với độ từ thẩm μ = 400.
Bài 7: Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5 A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây.
Bài 8: Tính độ tự cảm của một ống dây, biết sau thời gian Δt = 0,01 s, cường độ dòng điện trong ống dây tăng đều từ 1 A đến 2,5 A thì suất điện động tự cảm là 30 V.
Bài 9: Một ống dây dài có
clip_image002.png
=31,4cm , N = 1000 vòng , diện tích mỗi vòng S = 10cm2 , có dòng điện I = 2A đi qua.
a. Tính từ thông qua mỗi vòng?
b. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây khi ngắt dòng điện trong thời gian 0,1s?
c. Tính độ tự cảm của cuộn dây?
Bài 10: Một cuộn dây có L= 3H được nối với một nguồn E=6V; r= 0 . Hỏi sau bao lâu tính từ lúc nối vào nguồn điện ,cường độ dòng điện tăng đến giá trị 5A? Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian ?
 

Deathheart

Cựu TMod Vật Lí
Thành viên
18 Tháng năm 2018
1,535
2,868
411
Quảng Trị
THPT Đông Hà
Bài 3: Một ống dây dài l = 30 cm gồm N = 1000 vòng dây, đường kính mỗi vòng dây d = 8 cm có dòng điện với cường độ i = 2 A đi qua.
a) Tính độ tự cảm của ống dây.
b) Tính từ thông qua mỗi vòng dây.
c) Thời gian ngắt dòng điện là t = 0,1 giây, tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây.
Bài 4: Một cuộn tự cảm có L = 3 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6 V, điện trở trong không đáng kể, điện trở của cuộn dây cũng không đáng kể. Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ lúc nối vào nguồn điện, cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng đến giá trị 5 A? Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian.
Bài 5: Trong một mạch kín có độ tự cảm 0,5.10-3 H, nếu suất điện động tự cảm bằng 0,25 V thì tốc độ biến thiên của dòng điện bằng bao nhiêu?
Bài 6: Tìm độ tự cảm của một ống dây hình trụ gồm 400 vòng, dài 20 cm, tiết diện ngang 9 cm2 trong hai trường hợp:
a) Ống dây không có lõi sắt.
b) Ống dây có lõi sắt với độ từ thẩm μ = 400.
Bài 7: Một ống dây dài 50 cm có 2500 vòng dây. Đường kính của ống bằng 2 cm. Cho một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây. Sau thời gian 0,01 s dòng điện tăng từ 0 đến 1,5 A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây.
Bài 8: Tính độ tự cảm của một ống dây, biết sau thời gian Δt = 0,01 s, cường độ dòng điện trong ống dây tăng đều từ 1 A đến 2,5 A thì suất điện động tự cảm là 30 V.
Bài 9: Một ống dây dài có
clip_image002.png
=31,4cm , N = 1000 vòng , diện tích mỗi vòng S = 10cm2 , có dòng điện I = 2A đi qua.
a. Tính từ thông qua mỗi vòng?
b. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây khi ngắt dòng điện trong thời gian 0,1s?
c. Tính độ tự cảm của cuộn dây?
Bài 10: Một cuộn dây có L= 3H được nối với một nguồn E=6V; r= 0 . Hỏi sau bao lâu tính từ lúc nối vào nguồn điện ,cường độ dòng điện tăng đến giá trị 5A? Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian ?
Bài 3: a) Độ tự cảm của ống dây là: [tex]L=4\pi .10^{-7}\frac{N^2}{l}S=...[/tex]
b) Từ thông qua mỗi vòng dây là: [tex]\Phi=Li=...[/tex]
c) Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là: [tex]e_c=-L\frac{\Delta i}{\Delta t}=...[/tex]
Bài 4: Ta có: [tex]e_c=L\left | \frac{\Delta i}{\Delta t} \right |=L\left | \frac{i}{t} \right |\Rightarrow t=...[/tex]
Bài 5: Như câu trên, nhưng tính [tex]\left | \frac{\Delta i}{\Delta t} \right |[/tex] thôi
Bài 6: a) [tex]L=4\pi.10^{-7}.\frac{N^2}{l}.S=...[/tex]
b) [tex]L=4\pi.10^{-7}.\mu .\frac{N^2}{l}.S=...[/tex]
Bài 7: [tex]L=4\pi.10^{-7}.\frac{N^2}{l}.S=4\pi.10^{-7}.\frac{N^2}{l}.\pi \frac{d^2}{4}=...[/tex]
Lại có: [tex]e_c=L\left | \frac{\Delta i}{\Delta t} \right |=L\left | \frac{i}{t} \right |=...[/tex]
Bài 8: [tex]e_c=L\left | \frac{\Delta i}{\Delta t} \right | \Rightarrow L=...[/tex]
Bài 9: a) [tex]L=4\pi.10^{-7}.\frac{N^2}{l}.S=...[/tex]
Từ thông qua mỗi vòng dây là: [tex]\Phi=Li=...[/tex]
b) Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây là:
[tex]e_c=L\left | \frac{\Delta i}{\Delta t} \right |=...[/tex]
c) Ủa làm câu a xong đọc câu này mới biết làm thế này nhanh hơn :p
Bài 10: Như câu 4
 
Top Bottom