Sử Trung Quốc thời Ngũ Hồ thập lục quốc (304 - 439)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời người viết: phần này nhiều sách viết rất sơ sài. Chính sử viết về thời kỳ này là Thập Lục quốc Xuân ThuNam sử, Bắc sử, Tống thư, Nam Tề thư, Lương thưTrần thư vẫn chưa dịch ra tiếng Việt. Thuật ngữ "Thập lục quốc" do Thôi Hồng đặt ra trong sách Thập lục quốc Xuân thu, gồm 16 nước tồn tại khắp lãnh thổ Trung Hoa. Còn cụm thuật ngữ "Ngũ Hồ loạn Hoa" ý nói đến 5 dân tộc Hồ là Đê, Yết, Khương, Hung Nô, Tiên Ti làm loạn Trung Hoa. 16 nước (thực ra là tới gần 20 nước) với gần 150 vua, luôn có chiến tranh liên miên. Về sau, họ Thát Bạt của Bắc Ngụy dần thống nhất được miền bắc Trung Hoa, chấm dứt loạn Ngũ Hồ thập lục quốc. Để dễ theo dõi, người viết trình bày theo niên biểu, có kèm hình và bản đồ để minh họa bài viết.

A. Ngũ Hồ thập lục quốc
1. Sự hình thành loạn Ngũ Hồ

a. Nguồn gốc và sự xâm nhập của các dân tộc Hồ vào đất Trung Hoa
Ngũ Hồ hình thành khi nước Hung Nô đang tan rã vào cuối thời Tây Hán. Từ sau thời Hán Thành đế, Hán Tuyên đế, người Hung Nô chia rẽ thành bắc và nam Hung Nô. Ít lâu sau, vào thế kỷ III thì Tào Tháo chia người Hung Nô thành 5 bộ. Lợi dụng tộc Hung Nô suy thoái, người Yết vốn lệ thuộc vào Hung Nô đã tách ra; đồng thời người Tiên Ti (thuộc tộc người Đông Hồ) cũng tách ra và chống lại quân Hung Nô.
Qiangpeople.jpg
Người Khương
Người Tây Nhung (sử Trung Hoa cổ gọi chung là Khuyển Nhung) vào thời Tây Chu đã phát triển rất mạnh. Thời Tây Hán, người Khương (một chi tách ra từ Tây Nhung) nhiều lần đánh nhau với quân triều đình. Đến thời Tam quốc, trong khi người Khương xâm nhập mạnh thì người Đê (hay Ba Đê, một chi tách ra từ người Tây Nhung) di cư vào Trung Hoa rất nhiều.
Còn tộc Tiên Ti cũng có cùng gốc là Khuyển Nhung (về sau đổi thành Đông Hồ), nhưng có số phận đặc biệt: đầu thời Tây Hán, vua Hung Nô là Mặc Đốn đánh bại Đông Hồ nên bộ lạc này phân ra thành Ô Hoàn và Tiên Ti. Người Tiên Ti về sau sinh sống chủ yếu ở Nội Mông và Sơn Đông. Thế kỷ II, Tiên Ti chiếm hết đông bắc và bị chia thành 3 bộ lạc nhỏ: Đông Tiên Ti (họ Đoàn, Mộ Dung và Vũ Văn), Bắc Tiên Ti (họ Thác Bạt, lập nước Bắc Ngụy) và Tây Tiên Ti (họ Mộ Dung của Thổ Cốc Hồn, họ Thốc Phát của Nam Lương). Đặc biệt, người Tây Tiên Ti tiến hành hôn nhân với các tộc người khác tạo ra họ khác: hôn nhân hỗn chủng giữa người Tiên Ti, Ô Hoàn và Hung Nô đã tạo ra người Thiết Phất - nổi tiếng là vua người Thiết Phất là Hách Liên Bột Bột của nước Hạ. Hôn nhân giữa người Tiên Ti với người Sắc Lặc (Đinh Linh) đã hình thành ra bộ tộc Khất Phục - nổi tiếng là vua Khất Phục Quốc Nhân của Tây Tần
1024px-BeltBuckleXianbei3-4thcentury.jpg

Khóa thắc lưng của người Tiên Ti, khoảng thế kỷ IV

Điểm tương đồng mới là thị tộc Thốc Phát cùng thị tộc Thác Bạt vốn cùng một gốc. Vua Thốc Phát Ô Cô thành lập Nam Lương, sau bị họ Khất Phục đánh tan.


34in6zk.jpg

Bản đồ năm tộc Hồ chiếm cứ Trung Hoa

b. Sự sụp đổ của Tây Tấn và bắt đầu loạn Ngũ Hồ thập lục quốc
Cái chết của Tấn Vũ đế năm 290 đánh dấu điểm khởi đầu của Ngũ Hồ thập lục quốc. Ngay từ lúc họ Tư Mã nắm quyền kiểm soát vua Ngụy, các tướng lĩnh thân tín của họ có nhắc nhiều về họa xâm nhập của Hung Nô. Năm Gia Bình thứ ba (251), tướng Đặng Ngải từng nói các bộ lạc Hung Nộ đang cường thịnh nên phải đề phòng, nhưng nhiếp chính nước Ngụy là Tư Mã Sư bỏ qua. Vì thế, Đặng Ngải quyết định an trí người Hung Nô ở dải Ung Lương (ở Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ và đông bắc Thanh Hải ngày nay), sống lẫn với người Hán.
Đầu thời Tấn Vũ đế, nhân vụ xung đột đầu tiên giữa người Tiên Ti và người Đê; Quách Khâm dâng sớ xin vua cho dời người Hung Nô ra ngoài cửa ải, nhưng Hoàng đế không nghe. Sau đó, Giang Thống ra bài Tỉ Nhung luận (luận về di dời người Nhung, 299) cũng trùng ý kiến với Quách Khâm, nhưng triều đình Tấn Huệ đế cũng không nghe luôn.
Đầu thời Tấn Vũ đế, quân người Tiên Ti đánh bại quân Tây Tấn liên tiếp hai trận ở Vạn Hộc (270) và trận Thanh Sơn (271). Năm 277, người Tiên Ti đánh thắng tới 3 trận liền, vây luôn quân Tây Tấn ở Vũ Uy vào năm 288. Năm 294 người Hung Nô nổi lên, nhưng thủ lĩnh bất ngờ bị quan lại nhà Tấn sát hại khi đang hàng quân Tấn. Năm 296, người Hung Nô liên kết với người Khương nổi dậy khiến quân Tấn đối phó vất vả. Nhận thấy Triệu vương Luân ở Quan Trung "không có học vấn, không có thực tài (...) nhưng giảo hoạt khôn vặt, thưởng phạt không nghiêm minh" (trích "Tấn thư") không hoàn thành nhiệm vụ, vua Tây Tấn bèn điều Tư Mã Luân sang thay, nhưng cũng không giải quyết được vấn đề. Tháng 8/296, người Đê và người Khương cũng nổi dậy chống lại Tây Tấn; triều đình cử quân ra đánh, nhưng toàn quân Tấn bị thất bại nặng ở Lục Mạch, chỉ huy là Chu Xử đã chiến đấu đến lúc tử trận. Năm 298, triều đình lại ra quân một lần nữa, lúc này nổi dậy của Đê và Khương tạm yên.
Năm 298, lưu dân Hung Nô ở Hán Trung dâng sớ lên triều đình Lạc Dương để thỉnh cầu vua cho họ "tựu thực" ở Thục Trung, nhưng vua Tây Tấn cự tuyệt
Năm 299, bài sở "Tỉ Nhung luận" của Giang Thống yêu cầu triều đình cho di dời hàng trăm vạn người Hung Nô đi, nhưng vua Huệ đế không nghe vì sợ sẽ có biến loạn nữa.

2. Ngũ Hồ hỗn chiến
(mục này viết theo biên niên sử, thành các mốc thời gian để dễ theo dõi)
- Năm 303, nước Thành Hán thành lập. Người thành lập là các vua họ Lý của người Tung, mở đầu là Lý Tường. Lý Tường chỉ huy quân đội rất kỷ luật, nên bị Triệu Hâm (người của Giả hoàng hậu) ép vào tội phản nghịch rồi giết chết (301). Em trai là Lý Đặc nổi lên, đem quân đánh và sát hại được Triệu Hâm ở Miên Trúc để trả thù cho anh trai. Sau khi Hâm chết, thứ sử Nghiêm Châu là La Thượng bắt đầu tiếp quản và phô trương thanh thế, khiến anh em Lý Đặc phải dâng lễ vật ra đón tiếp. Khi triều đình muốn lưu dân ở đất Thục hồi hương, anh em Lý Đặc suy nghĩ và cho rằng Trung nguyên loạn lạc, nên xin La Thượng cho dời thời hạn di dời, nhưng Thượng nhiều lần không nghe theo. Cuối cùng. Lý Đặc nghĩ kế, tâu xin La Thượng cho lục soát tiền bạc của lưu dân; đồng thời "dụ" cho Tân Nhiễm ban hành chính sách rộng rãi với lưu dân (tất nhiên ông này không đồng ý, sai quân tìm bắt Lý Đặc để xử tội), thế là lưu dân bắt đầu phản kháng. Sợ lưu dân phản kháng, Tân Nhiễm và Lý Bật dẫn quân Tấn ra đánh, bị Lý Đặc diệt toàn bộ ở Miên Trúc.
Được lưu dân khuyến khích, Lý Đặc phát lệnh cho lưu dân 6 châu khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa đánh chiếm Quảng Hán, uy hiếp Thành Đô; buộc La Thượng phải bỏ chạy và cầu cứu. Năm 301, Lý Đặc xưng là Đại tướng quân; phong các con là Lý Đãng, Lý Hùng làm tướng quân. Tháng 8/301, Hà Gian vương Ngung sai quân Tây Tấn ra tấn công và vây Lý Đặc; giữa lúc đó em trai là Lý Đãng ra cứu viện nên quân khởi nghĩa đại thắng, giết luôn Trương Huy của Tây Tấn. Sau đó, Lý Đặc chuyển quân qua cứu viện em trai Lý Tương ở Thành Đô, đại thắng quân La Thượng.
Năm 303, Lý Đặc bất ngờ tiến đánh sông Bì Thủy, khiến quân Tấn phải hàng không kịp chiến đấu. Tháng 2/303, triều đình bất ngờ đem quân đánh úp gần Thành Đô. Lý Đặc thua liền hai trận, bị quân Tấn giết chết khi mới ngoài 50 tuổi. Ngay sau đó, em là Lý Lưu thay anh trai làm thủ lĩnh. Tháng 3/303, La Thượng phái quân Tấn phản kích. Nội bộ quân khởi nghĩa có phản loạn, nên Lý Lưu chống cự rất vất vả. Sau cùng quân Tấn bị đánh lui và bị quân khởi nghĩa người Tung của Lý Hùng tiến nhanh truy kích, không may Lý Đãng trúng tên tử trận. Lý Lưu do lo sợ bị quân Tây Tấn sẽ tấn công nên đã có ý hàng, nhưng bị em trai là Tương và Hùng phản đối. Quân khởi nghĩa nhanh chóng đánh hạ tướng Tôn Phụ của Tấn. Lý Lưu xấu hổ, về sau bị bệnh chết khi mới 56 tuổi, năm 303. Lý Hùng lên thay. La Thượng sai quân tiến đánh, nhưng bị Lý Hùng đánh tan. Tháng 12 nhuận năm 303, La Thượng bỏ Thành Đô chạy trốn; Lý Hùng tiếp quản và xưng Vương. Thành Hán tiếp tục đánh La Thượng cho đến khi Thượng chết thì chấm dứt.
800px-Map_of_Sixteen_Kingdoms_1.png

Trung Hoa thời thập lục quốc. Thành Hán là nước có màu nâu xám

Tháng 6 năm Quang Hi nguyên niên nhà Tấn (306), Lý Hùng chính thức xưng là Thành Vũ đế (306 - 334), lập nước Thành Hán và đóng ở Thành Đô, niên hiệu Kiến Hưng nguyên niên. Ông giảm thuế má và lao dịch; quy định mỗi năm đinh nam nộp 3 hộc thóc, nữ giảm một nửa; mỗi hộ thì mỗi năm nộp 4 tấm vải, 2 tấm lụa

- Năm 304, Lưu Uyên của người Hung Nô đã thành lập nước Hán (về sau đổi thành Tiền Triệu): Lưu Uyên tự Nguyên Hải, sinh năm 251; cháu trai của Thiền vu Nam Hung Nô áp chót là Ư Phù La. Sau khi Nam Hung Nô bị Tào Tháo dẹp tan, cha của Lưu Uyên lấy tên là Lưu Báo vì ông ta lấy cớ Hung Nô - Hán từng hòa thân vào thế kỷ II - I TCN, nói mình là cháu ngoại của vua Hán - nên lấy họ ông ngoại làm họ mình. Lưu Uyên rất giỏi văn lẫn võ, rất tự phụ. Trước khi nhà Ngụy vừa mất, có người tiến cử Lưu Uyên cho Tư Mã Chiêu dùng, nhưng Chiêu từ chối khéo. Khi triều Tây Tấn thống nhất Trung Quốc, Lưu Uyên được vua Tấn phong cho vài chức quan - nhưng không có quyền lực gì nên Lưu Uyên rất bất mãn. Lợi dụng triều đình Lạc Dương khủng hoảng do "loạn bát vương", các quý tộc Hung Nô mưu tính cử Lưu Uyên làm Thiền vu - nhưng bị Thành Đô vương Dĩnh biết và tìm cách lôi kéo ông ta
Năm 304, nhận việc Vương Tuấn và Tư Mã Đằng nổi quân chống lại Dĩnh. Dĩnh ở Thành Đô bị bệnh nặng nên rời Thành Đô, lập tức các quý tộc Hung Nô bầu Lưu Uyên lên làm Đại thiền vu. Tháng 10 năm Vĩnh Hưng nguyên niên nhà Tấn (304), Lưu Uyên chính thức xưng vương, lập ra nước Hán với niên hiệu là Nguyên Hi. Năm 307, Thạch Lặc (người Yết) đầu quân cho Lưu Uyên, nhưng thực tế thì thực lực của Lưu Uyên không mạnh.

- Năm 305, tướng người Yết là Thạch Lặc theo hàng Lưu Uyên của nước Hán. Thạch Lặc vốn cư trú ở nơi ngày nay là Sơn Tây (không có tên); hồi trẻ làm nô lệ cho quan lại Tây Tấn. Năm 305, Công Sư Phan dấy quân, đặt tên ông là Thạch Lặc. Năm 307, quân Thạch Lặc đánh bại và giết luôn Thái vương Đằng ở Nghiệp thành.
- Năm 306, quân của Lưu Uyên bắt đầu tấn công Tây Tấn lần thứ nhất. Ông cử Lưu Thông đánh Thái Hàng và Thạch Lặc tiến đánh Ngụy và Triệu, nhưng không thu được kết quả nào. Riêng cánh quân Hán của Vương Di thì đánh thắng nhiều trận, nhưng khi tiến gần tới Lạc Dương thì bị viện binh Tây Tấn đánh bại. Tháng 7, quân Lưu Uyên đánh chiếm Bình Dương và cho dời đô, đổi niên hiệu mới là Vĩnh Phụng (năm sau đổi thành Hà Thụy)
- Năm 309, quân của Lưu Uyên tiến đánh Thượng Đảng của nhà Tây Tấn. Đông Hải vương Việt sai quân ra cứu viện quân của Lưu Côn đang bị bao vây, nhưng bị đánh bại. Quân Hán thừa thắng tiến đánh nhiều trận, bức Thái thú Thượng Đảng là Bàng Thuần phải đầu hàng. Phần lớn quận Thượng Đảng bị quân Hán của Lưu Uyên chiếm đóng
- Năm 310, Lưu Uyên chết, hiệu là Hán Quang Văn đế. Lưu Hòa vừa lên ngôi được 6 ngày thì bị em trai là Lưu Thông làm chính biến sát hại. Bỏ qua thái tử Lưu Nghệ, Lưu Thông chính thức lên ngôi với miếu hiệu Chiêu Vũ đế (310 - 318) - niên hiệu Quang Hưng, phát động chiến tranh chống Tây Tấn.
- Cuối tháng 10/310, Lưu Xán, Vương Di, Thạch Lặc và Lưu Diệu phối hợp tiến đánh quân Tây Tấn. Quân Hán tiến nhanh qua Thành Cao, Lương, Trần, Nhữ và tiến đến Lạc Dương. Đông Hải vương Việt sai sứ đến các nơi để xin cứu viện, nhưng vô hiệu. Tháng 11, ông này đem 4 vạn quân chuẩn bị tấn công, nhưng bất ngờ dừng lại dọc đường. Đầu năm 311, Vua Tấn Hoài đế rất giận Việt, sai tướng cử quân đánh Việt. Quân chưa đánh thì Việt sinh bệnh, qua đời bất ngờ ngày 19 tháng 3. Sau đó, Vương Diễn sai quân đem thi hài của Việt về. Thạch Lặc nghe tin, bèn thúc quân đuổi theo. Quân Hán bao vây và bắn tên loạn xạ khiến hầu hết quân Tấn bị tiêu diệt, tàn quân Vương Diễn bị bắt sống nhưng sau đó bị Thạch Lặc phá tường đè chết.
- Giữa năm 311, quân Hán của Lưu Diệu, Thạch Lặc... tiến đánh Lạc Dương. Ngày 11 tháng 6, quân Hán tiến thẳng vào trong kinh thành; cướp sạch hết châu báu, cung nhân trong cung. Hoài đế núp trong vườn, nhưng cũng bị quân Hán bắt sống. Lưu Diệu chiếm được vợ vua Tấn Huệ đế là Dương Hiến Dung (Dương hoàng hậu thứ hai), đốt trịu cung thất rồi giải toàn bộ tù binh về Bình Dương. Tháng 8 cùng năm, Lưu Xán chiếm được Trường An. Tháng 9, Thạch Lặc đánh chiếm Mông Thành, bắt sống thái tử Đoan (cháu của Hoài đế). Một người cháu khác của Tấn Hoài đế là Tần vương Tư Mã Nghiệp phải chạy trốn khắp nơi
- Năm 312, Sách Lâm tôn Thái thú An Định là Giả Sất làm Bình tây đại tướng quân, chống đánh quân Hán của Lưu Thông. Để khống chế Tần vương Nghiệp, quân của Tuân Phiên đến và rước về. Tháng 4 năm Vĩnh Gia thứ sáu (312), quân Tấn của Giả Sất đánh tan Lưu Diệu, tôn Tần vương làm thái tử. Ngay sau đó, các tướng Tấn lại tranh quyền lẫn nhau.
- Tháng 4 năm Vĩnh Gia thứ ba (313), Tấn Hoài đế bị Lưu Thông giết chết trong bữa tiệc (xem chi tiết sự kiện này ở mục "Trung Quốc thời Tấn" trong topic trước đó). Thái tử Nghiệp chính thức lên ngôi, hiệu là Mẫn đế (hay Dận đế), đổi niên hiệu là Kiến Hưng.
- Tháng 5 năm Kiến Hưng nguyên niên (313), Tấn Mẫn đế sai các châu cung ứng quân cần vương; cho 30 vạn quân đánh Trường An và 20 vạn quân đánh Lạc Dương. Lúc này các tướng Tấn mải mê tranh quyền nên không giúp vua Tây Tấn, riêng Tổ Địch chiêu mộ được 2.000 quân xin Lang Nha vương Duệ cho mình bắc phạt. Thành Trường An hoang tàn chỉ còn chưa tới 100 hộ, bốn xe ngựa. Sách Lâm nhiều lần đánh bại Hán, nhưng thế và lực ngày càng yêu dần do không có viện binh.
- Năm 316 (Kiến Hưng thứ tư, đời Tấn Mẫn đế): Lưu Diệu tấn công Trường An lần cuối. Quân Hán phá tan thành ngoài, quân Tấn cố sức giữ thành trong nhưng không ăn thua. Trong thành, một đấu gạo giá tới 2 lượng vàng, nên người dân lại ăn thịt lẫn nhau. Ngày 11 tháng 11, Mẫn đế cưỡi xe dê, đem ngọc tỉ và đưa quan tài ra thành đầu hàng. Lưu Diệu cho đốt quan tài và cho hàng, giải cựu vương về Bình Dương. Tại kinh đô của Lưu Thông, ông ta sai cựu vương Tây Tấn phục vụ vua Hán đi săn (cầm kích đi trước); nhiều người già ứa nước mắt. Con trai là Xán bèn chủ trương giết Mẫn đế, nhưng Lưu Thông bỏ qua. Tháng 12 năm Lân Gia nguyên niên của Thành Hán (316), Lưu Thông sai Mẫn đế cầm lọng đứng hầu. Nhiều quan lại nhà Tấn khóc rống lên; Thượng thư lang là Tân Tán chạy tới ôm chặt cựu vương khóc lớn. Lưu Thông sai kéo Tân Tân ra và chém đầu ngay lập tức. Mẫn đế thì vài hôm sau thì bị Lưu Thông sai người giết chết, lúc nhà vua Tấn mới 18 tuổi.
- Từ năm 316 đến năm 318, sau khi diệt Tây Tấn; Lưu Thông của Hán sa vào hưởng lạc. Từ năm 312, ông ta lập rất nhiều hoàng hậu: Theo tập tục của người Hung Nô, sau khi cha chết thì vợ của cha trở thành mẹ của con trai. Tuy nhiên, vì không cưỡng nổi trước vẻ đẹp “tuyệt sắc” của quý phi mà Lưu Thông đã sửa lại luật: “Sau khi cha chết, vợ cha cũng như vợ con”. Bất chấp phản đối của quần thần, Lưu Thông vẫn quyết thực hiện luật của mình đưa ra. Sau khi Lưu Diệu làm quan, Lưu Thông đã bắt Lưu Diệu phải đưa hai cô con gái là Lưu Nga, Lưu Anh vào cung để “hầu chuyện” nhà vua. Về sau, “cay cú” vì việc can gián của Lưu Diệu, sau một thời gian ngắn, Lưu Thông lại có quyết định đưa 4 người cháu gái của Lưu Diệu vào cung để làm quý nhân- đây cũng là những người con gái vô cùng xinh đẹp của các con trai Lưu Diệu.
Trong danh sách “6 vị con cháu nhà Lưu Diệu” nhập cung thì Lưu Anh được Lưu Thông sủng ái nhất. Ít lâu sau, vua Lưu Thông nghe theo ý của Nguyên Đạt muốn lập phi khác; thế là Lưu Anh ra huyết thư để buộc Thông bỏ ý định này. Sau khi nhận được bức huyết thư của Lưu Anh, Lưu Thông lập tức phong Lưu Anh làm hoàng hậu và bắt đại thần Trần Nguyên Đạt tống giam vì tội “lắm chuyện”. Không chỉ lập Lưu Anh làm hoàng hậu, để “chơi nổi”, trong 8 năm liên tiếp, Lưu Thông còn lập nên 10 vị hoàng hậu nữa tại hậu cung, tạo thành một “đội ngũ” hoàng hậu đồ sộ chưa từng có trong lịch sử của Trung Quốc. Đến cuối thời Lưu Thông, ông ta đã bỏ quên mất nhiệm vụ của một vị hoàng đế mà suốt ngày đam mê tửu sắc. Sử sách còn ghi lại rằng, cả ngày Lưu Thông có thể ở phòng của hoàng hậu Lưu Anh hoặc các “hoàng hậu” khác mà không màng tới chuyện thế sự. Có giai đoạn, 3 tháng ròng Lưu Thông không hề thiết triều để chăm lo việc triều chính mà chìm đắm trong sự hoan lạc với phụ nữ và tiệc rượu. Không những thế, vị hoàng đế này còn rất sủng ái những quan thái giám, làm cho những nhân vật “nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ” này kéo bè kết đảng, mua quan bán tước, làm đủ chuyện xấu xa.
Mùa hè năm 318, Lưu Thông bệnh và cho đòi gặp Lưu Diệu, nhưng Diệu từ chối. Thế tử Lưu Xán kế vị.

-

- Năm 318 đến 319, Lưu Thông của Hán chết, con là Lưu Xán lên thay; nhưng quyền lực lúc này lọt vào tay ngoại thích Cận Chuẩn (bố vợ của Lưu Xán). Lưu Xán hung bạo đã giết nhiều đại thần khiến lòng người ly tán. Thạch Lặc, một bộ tướng của nước Hán đã nhen nhóm ý định ly khai khỏi triều đình Lưu Xán. Khi Lưu Xán chết do bị Cận Chuẩn ám hại với hiệu Hán Ẩn đế, em họ là Lưu Diệu lên thay thì Thạch Lặc xúc tiến mưu đồ này bằng việc triều cống vua Hán. Khi vua Hán nghi ngờ mưu đồ lý khai của Thạch Lặc, Lưu Diệu cho giết chết sứ đoàn Thạch Lặc - Lặc quyết định ly khai.
- Năm Đại Hưng thứ hai (319), vua Hán mới là Lưu Diệu quyết định đổi tên nước là Triệu và đóng ở Trường An, sử gọi là Tiền Triệu. Lưu Diệu nói rằng Lưu Uyên nhận các hoàng đế Lưỡng Hán làm tổ tiên chẳng qua chỉ để thu phục lòng người thôi. Lưu Diệu cũng cho rằng thế nước đã vững chắc, không cần phải tranh thủ lòng người nữa. Tân vương nước Hán lại phong Thạch Lặc làm Triệu công để tranh thủ lòng trung thành của Lặc với triều đình Trường An
- Năm 319, nước Hậu Triệu được thành lập. Vua khai quốc là Thạch Lặc (phần tiểu sử xin xem ở phía trên) là bộ tướng của vua Hán Lưu Uyên. Cuối thời Hán Chiêu Vũ đế Thông, ông này ham mê tửu sắc quá độ và tin dùng hoạn quan, giết nhiều trung thần. Tháng 7 năm Đại Hưng nguyên niên đời Tấn Nguyên đế (318), Lưu Thông chết và con trai là Xán lên cầm quyền nhưng quyền lực rợi vào tay Cận Chuẩn (Thẩm Khởi Vĩ viết là Cách Chuẩn), triều đình rất hỗn loạn. Lưu Diệu lên ngôi, nhưng quyền lực càng suy yếu. Tháng 11 năm Đại Hưng thứ hai (319), Thạch Lặc xưng làm Đại tướng quân, Triệu vương - nước Hậu Triệu thành lập. Thời Thạch Lặc, nhà vua cử người tài ra làm quan, giảm nhẹ mâu thuẫn giữa người Hán với người Yết của Thạch Lặc, luật lệ bớt hà khắc. Thạch Lặc là ông vua mù chữ nên ông ta thường sai nho sinh đến dạy học cho mình; đồng thời coi trọng những can ngăn của quần thần: Khi Thạch Lặc đi săn, quần thần Trình Lang ngăn lại vì sợ có thích khách của Tiền Triệu, phi ngựa nhanh coi chừng có tai nạn. Lặc không nghe, nên bữa hôm ông săn thú, ngựa chạy quá nhanh nên xô vào gốc cây mục chết tươi, bản thân ông ta xém bị nguy hiểm. Thạch Lặc cũng đích thân sang mời nhân sĩ Phàn Thản, Lý Dương để trò chuyện, thăng quan
- Năm 320, nước Tiền Lương thành lập. Người đặt nền móng là Trương Quỹ, nguyên thứ sử Lương Châu thời Tấn Huệ đế, quê gốc ở Ninh Hạ ngày nay. Trương Quỹ cai trị Lương Châu rất hiệu quả: đánh bại quân Tiên Ti và giặc cướp, mở trường học và chấn hưng văn giáo. Khi triều đình Tây Tấn loạn lạc do quân Hung Nô tấn công, Trương Quỹ sai tướng là Bắc Cung Thuần cứu Lạc Dương, nhưng đạo quân này bị Hung Nô đánh tan. Đầu thời Tấn Mẫn đế (314), Trương Quỹ mất thọ 60 tuổi, vua Tấn phong cho con trai của Quỹ là Trương Thực làm thứ sử Lương Châu, thống nhất với những người kế nhiệm là dùng niên hiệu của vua Tấn mà thôi. Năm 320, Trương Thực bị ám sát; em trai là Trương Mậu lên thay. Cùng năm 320, vua Đông Tấn phong cho Trương Mậu làm Lương vương, chư hầu của nhà Tấn
- Năm 320 đến 321, quân Hậu Triệu tiến đánh Đoàn Sất Đạn ở khu vực U Châu. Năm 319, quân Thạch Lặc đánh chiếm Tô Thành, khiến nội bộ Đoàn Sất Đạn rối ren. Năm 321, Sất Đạn đem quân tiến đánh Tô Thành, nhưng bị quân Hậu Triệu chặn đứng và bao vây chặt, buộc Sất Đạn phải ra hàng (về sau Sất Đạn bị giết chết)
- Năm 322 đến 323, quân Tiền Triệu (sau đây gọi là Hán Triệu) tiến đánh phản tướng là Trần An. Trần An của Hán Triệu nổi dậy ngay từ khi Lưu Diệu vừa lên ngôi, lãnh đạo quân phản loạn ở Cam Túc. Lưu Diệu đem quân bao vây An ở tại bản doanh của Trần An, quân Trần An chiến đấu quyết liệt để phá vây. Chuyện kể lại là: Trần An tay trái cầm đại đao dài 7 thước, tay trái dùng xà mâu dài hơn 1 trượng tả xông hữu đột với đối phương; ai đến gần là vung đao chém một phát giết chết 5 - 6 người. Dũng tướng của Lưu Diệu là Bình Tiên giao đấu với Trần An, đoạt được xà mâu của ông này. Đến tối thì mưa lớn, Trần An chạy vào núp trong núi; hôm sau tạnh mưa thì quân Tiền Triệu lần theo dấu ngựa và bắt giết được Trần An.
- Cùng năm 322, Trương Mậu lợi dụng quân Hán Triệu đang đánh Trần An thì ông này xuất quân chiếm các quận Lũng Tây (隴西) và Nam An (南安, nay là Định Tây, Cam Túc), mở rộng lãnh địa của Tiền Lương đến bắc Hoàng Hà.
- Năm 322 đến 323, quận Hậu Triệu nhiều lần xâm nhập vào lãnh thổ Đông Tấn. Đầu thời Tấn Nguyên đế, quân Hậu Triệu đánh tan Tào Nghi và chiếm nhiều đất đai. Năm 322, Thạch Lặc hạ quận Thái Sơn (đông Thái Sơn ngày nay), bức tướng Tấn phải rút quân về nam. Tổ Ước lên làm tướng Đông Tấn, đã buộc phải lui quân sâu hơn nữa vào nam. Năm 323, Hậu Triệu lại tấn công Bành Thành, Hạ Bì... buộc quân Đong Tấn rút lui dần, rồi 2 năm sau đó thì bị Hậu Triệu diệt nốt. Từ đó trở đi, Hậu Triệu và Đông Tấn lấy sông Hoài làm ranh giới
- Năm 328 (niên hiệu Hàm Hòa thứ ba của vua Tấn), tướng Hậu Triệu là Thạch Hổ đem quân xuống tấn công Bồ Bản của Tiền Triệu. Lưu Diệu tự mang quân đi đánh, đại phá quân Hậu Triệu ở Cao Hầu (Sơn Tây ngày nay). Lưu Diệu thừa thắng và tiến nhanh quân về Lạc Dương. Triều đình Hậu Triệu bàn bạc kế sách, cuối cùng đã cử tướng đưa quân ra Thành Cao, lợi dụng lúc quân của Lưu Diệu vây lâu ngày ở Lạc Dương đang mỏi mệt bèn phát lệnh tấn công. Ngày 5 tháng 12 năm Hàm Hòa thứ ba, Lưu Diệu trước khi chiến đấu đã uống rượu đến mức say mèn. Con ngựa ông thường cưỡi đã bị co thắt chân, và vì thế ông phải cưỡi một con ngựa nhỏ hơn, và trong trận chiến Thạch Lặc đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ, con ngựa nhỏ không thể chịu được trọng lượng cơ thể của ông nên đã ngã, Lưu Diệu đã bỏ ngựa của mình. Quân Hậu Triệu đã gây nên nhiều vết thương trên cơ thể ông trước khi bắt ông và đưa đến chỗ tướng Thạch Kham (石堪). Kham giao Lưu Diệu cho Thạch Lặc. Thạch Lặc ra lệnh các vết thương của Lưu Diệu cần được điều trị, và đưa Lưu Diệu về Tương Quốc. Thạch Lặc đặt Lưu Diệu dưới sự cảnh vệ nghiêm ngặt song lại cung cấp đàn bà cho Lưu Diệu, và cũng cho phép các tướng Lưu Nhạc và Lưu Chấn (劉震) đến thăm. Thạch Lặc sau đó lệnh cho Lưu Diệu viết một lá thư cho Lưu Hy và Lưu Dận, bảo họ đầu hàng. Tuy vậy, Lưu Diệu lại viết rằng: "Cùng các quan bảo vệ đế chế. Không cần lo cho ta." Thạch Lặc thấy lá thư và trở nên bực tức, cuối cùng cho giết Lưu Diệu. Lưu Diệu chết, thụy là Hán Triệu Hậu chủ
- Năm 329, nước Tiền Triệu bị tiêu diệt. Sau khi Lưu Diệu bị bắt, con trai là Lưu Hi lên thay để tiếp tục cuộc chiến. Mùa thu năm 329, tướng của Lưu Hi là Dận đem quân cố lấy lại Trường An, nhưng bị quân Hậu Triệu của Thạch Sinh phá tan. Quân Hậu Triệu đuổi theo, đánh bại và giết chết Lưu Hi ở Thượng Khuê. Tiền Triệu diệt vong
- Năm 330, vua Thạch Lặc của Hậu Triệu sai sứ đến buộc Tiền Lương Văn vương (Trương Tuấn: 324 - 346) khuất phục, song Trương Tuấn từ chối và bắt giữ sứ thần của Thạch Lặc. Tuy nhiên, đến cuối năm, sau khi tướng Hậu Triệu là Hà Đông vương Thạch Sinh (石生) đánh bại tộc trưởng Hung Nô Thạch Khương (石羌), Trương Tuấn đã trở nên kinh hãi và khuất phục Hậu Triệu.
- Năm 330, Thạch Lặc tự xưng là Triệu Thiên vương, mấy tháng sau đã chính thức xưng ngôi hoàng đế nước Hậu Triệu. Ít lâu sau, Thạch Lặc buộc vua Tiền Lương phải thần phục (xem sự kiện cũng năm 330 ở phía trên).
- Năm 333[/B], Tiền Lương vương Trương Tuấn cự tuyệt lời các bề tôi yêu cầu ông xưng vương. Năm Hàm Hòa thứ 8 thời Tấn Thành đế (333), Giả Lăng nhiều lần gửi chiếu cua vua Tấn cho Lương vương, nhưng Lương vương do bận việc nên từ chối. Về sau, Lương vương cũng sai Cảnh Phòng sang đáp lễ với vua Tấn và hoàng đế đồng ý; nhưng khi trở về thì đường đi hiểm trở nên cũng phải nhờ đến Giả Lăng giả làm thương nhân nên mãi đến 7 năm sau, Cảnh Phòng mới gặp được Lương vương và truyền đạt mệnh lệnh của vua Tấn phong Lương vương làm Trấn Tây đại tướng quân, thứ sử Lương Châu. Sứ mệnh của Cảnh Phòng trước sau đến 17 năm mới hoàn thành, rất gian khổ !
- Năm 334, vua Thành Hán là Lý Hùng vừa mất. Trước đó thì tướng Đông Tấn là Đào Khản cũng vừa qua đời (Khản là dũng tướng, giúp Dữu Lượng dẹp loạn ở Giang Châu, chủ trương thủ mà không bắc phạt. Khi quân Hậu Triệu đánh Tương Dương năm 330 và 332, Đào Khản chống cự quyết liệt nên đối phương phải rút). Dữu Lượng lên thay, năm 338 bắt đầu chiến dịch thu phục Trung Nguyên


- Năm 333 đến 335, Hậu Triệu suy sụp do vấn đế kế vị ngôi vua. Thạch Hoằng là con trai thứ hai của Thạch Lặc, tên tự là Đại Nhã; lúc Lặc làm Triệu thiên vương đã phong Thạch Hoằng làm thái tử mà không chọn cháu là Thạch Hổ. Thái tử là người đọc sách văn nhã. Ít lâu sau, các đại thần Hậu Triệu có nhiều nghi ngờ về thái độ của Thạch Hổ nên bàn với vua Thạch Lặc nên chú ý, nhưng nhà vua bỏ ngoài tai. Khi Thạch Lặc lâm bệnh, Thạch Hổ tự ý về kinh đô thăm vua mà không hỏi ý kiến của vua, nên vua hơi bực mình. Ngày 15 tháng 7 Thạch Lặc băng hà, Thái tử lên nối ngôi.
Thạch Hoằng lên ngôi; Thạch Hổ tự ý làm phụ chính và tìm cách trừ khử phe chống đối. Con út của cố hoàng đế là Thạch Khôi nổi dậy chống lại phụ chính Thạch Hổ; bị truy binh bắt được và Hổ triệu về đất Tương, riêng tướng Thạch Kham của Khôi thì bị Thạch Hổ dùng cực hình nướng lửa giết chết. Thạch Sinh ở Quan Trung, Thạch Lãng ở Lạc Dương nối nhau dấy quân thảo phạt Thạch Hổ, nhưng tất cả đều thất bại. Năm Hàm Hòa thứ chín nhà Đông Tấn (334), Thạch Hổ chính thức lên ngôi và phế Thạch Hoằng làm Hải Dương vương; bắt giam cựu hoàng đế rồi sau đó giết hại. Thạch Hổ lên ngôi hiệu Vũ đế (334 - 349), rất tàn bạo. Ông vua này có hơn 1 vạn cung nữ, hơn 1.000 nữ kỵ sĩ và xây nhiều cung điện, công trình tốn kém, thậm chí là giết con để chiếm con dâu về làm vợ. Thời Thạch Hổ cai trị, một cân vàng đổi được 2 đấu gạo nên nhân dân Hậu Triệu đói khổ lầm than.
latest
Thạch Lặc - Hậu Triệu Minh đế (319 - 333)
hoang-de-tan-doc-san-sang-giet-con-de-huong-khoai-lac%20phunutoday_vn.jpg
Thạch Hổ - Hậu Triệu Vũ đế



- Năm 334, nước Thành Hán có khủng hoảng kế vị: sau khi Vũ hoàng đế Lý Hùng vừa mất năm 334, cháu là Lý Ban (con trai của người anh Vũ hoàng đế là Lý Đãng) lên ngôi (trước đó các đại thần can vua nên lên con lên chứ sao lại lập cháu làm vua; Lý Hùng bác bỏ). Vừa lên ngôi được ít ngày, Lý Việt (con của Lý Hùng) cùng với Lý Kỳ chuẩn bị kế hoạch cướp ngôi. Lý Việt ở lỳ trong Thành Đô rất lâu, nên em trai Lý Ban (chưa rõ tên) đã nghe được tin đồn về âm mưu, ông ta đề nghị Lý Ban ngay lập tức đưa Lý Việt và Lý Kỳ rời khỏi kinh thành, song Lý Ban đã không nỡ làm như vậy trước khi chôn cất Lý Hùng. Thay vào đó, ông cử người em trai đó đi hạ nhiệt sự bất mãn. Vào mùa đông, trong một đêm khi Lý Ban mặc đồ tang đứng trước quan tài của Lý Hùng, Lý Việt đã ám sát Lý Ban (về sau, Lý Thọ lên ngôi đã tôn Lý Ban làm Thành Hán Ai đế) rồi đưa Lý Kỳ lên ngôi
- Năm 337, nước Tiền Yên được thành lập. Người đặt nền móng là Mộ Dung Hỗi của người Tiên Ti, quê ở tỉnh Liêu Ninh ngày nay. Họ "Mộ Dung" ban đầu có tên là "Bộ dao" để kỷ niệm tướng Tiên Ti là Mạc Hộ Bạt thời Ngụy giúp Tư Mã Ý đánh bại Công Tôn Uyên. Thời Tây Tấn, người Tiên Ti dần dần bị Hán hóa; đến thời Mộ Dung Hỗi thì cực thịnh; ông cưới vợ thuộc bộ họ Đoàn và bộ họ Vũ Văn. Năm 302, bộ Vũ Văn hai lần đánh Mộ Dung Hỗi, nhưng thất bại hết. Năm 307, Hỗi xưng la Đại thiền vu; khuất phục hai bộ còn lại của Tiên Ti; đồng thời chiêu mộ người tài ra giúp mình, mở trường học để thu hút con em vào học. Khi Đông Tấn Nguyên đế lên ngôi, hoàng đế muốn phong tước công cho Mộ Dung Hỗi, nhưng Hỗi lại từ chối khéo. Thế là triều đình họp với quân của hai bộ Tiền Ti vừa bị Mộ Dung Hỗi đánh bại không lâu, tấn công Mộ Dung Hỗi. Quân Mộ Dung Hỗi chia ra nhiều cánh quân, dùng mưu mẹo phá được quân Tấn của Độc Tất Quan; buộc Thôi Bí phải bỏ chạy. Sau đó, Mộ Dung Hỗi gửi lễ vật đến Hoàng đế. Năm 333, vua Đông Tấn muốn phong vương cho Mộ Dung Hỗi, nhưng chưa kịp thực hiện thì Hỗi đã qua đời (333), con là Mộ Dung Hoảng lên thay. Hoảng vừa lên ngôi thì bị các anh em gây chiến tranh để giành ngôi vị (333 - 336) , bị Thạch Hổ chuản bị đánh và Mộ Dung Hàn đang ở bộ Vũ Văn; Hoảng dùng mưu bắt hàng được Hàn, đổi xử tử tế; về sau Hàn bị buộc phải tự sát do nghi ngờ phản loạn. Tháng 9 năm Hàm Khang thứ ba thời Đông Tấn (337), Mô Dung Hoảng chính thức xưng là Yên vương; đến năm 337 thì vua Đông Tấn mới chính thức phong Mộ Dung Hoảng làm Yên vương
- Năm 338, nhân việc bộ tộc họ Đoàn nhiều lần xâm nhập vào biên giới Hậu Triệu, Thạch Hổ của Hậu Triệu bèn dùng "mật ước" với vua Tiền Yên là Mộ Dung Hoảng (333 - 348) để hợp sức chống họ Đoàn. Tháng 3/338, quân Yên đánh chiếm nhiều thành của họ Đoàn; quân họ Đoàn phản kích nhưng bị đánh bại. Tướng Hậu Triệu là Chi Hùng chiếm lại Tô Thành, truy kích đánh tan tàn quân của họ Đoàn. Tháng 5/338, Thạch Hổ đem mấy mươi vạn quân tiến đánh Tiền Yên; nhưng bị Tiền Yên đánh tan nát ở Cức Thành, chém hơn 3 vạn quân Hậu Triệu đang rút chạy.
Cùng trong năm 338 ở nước Thành Hán, Lý Thọ làm chính biến lật đổ vua Lý Kỳ và giáng ông ta làm Thành Hán U công; Kỳ bị giam không lâu sau thì treo cổ tự tử.


- Năm 340, Thạch Hổ kéo quân đánh Tiền Yên. Thạch Hổ chỉ huy 50 vạn quân Hậu Triệu, 1.100 vạn hộc lương và trưng tập hết ngựa trong dân gian, đồng thời cho di dời hơn 1 vạn hộ để chuẩn bị đánh Tiền Yên. Vua Tiền Yên đã chủ động tiến công trước: Mộ Dung Hoảng đem quân tiến xuống đốt phá Cao Dương (Hà Bắc ngày nay), vây chặt làm quân Hậu Triệu trong thành Cao Dương không dám ra đánh. Đến năm 342, Thạch Hổ lại huy động hơn 10 vạn quân, 70 vạn thuyền phu và 40 đài quan sát... Nhiều người thiệt mạng do phu dịch quá vất vả, bị thú rừng ăn thịt, số khác thì bị quan lại cướp đoạt quá nhiều của cải nên phải treo cổ trên cây
- Năm 344, Thạch Hổ trưng tập hơn 1 triệu quân định tiến đánh Đông Tấn. Quân Hậu Triệu nhanh chóng hạ Chu thành (Hồ Bắc ngày nay), riêng cánh quân của Ma Thu bị tướng Tiền Lương là Tạ Nghĩa đánh bại. Bản thân Thạch Hổ quá béo nên đành ngồi xe.
- Năm 346 đến 347, Hậu Triệu đánh Tiền Lương. Lợi dụng lúc nước Tiền Lương có vua mới là Trương Trọng Hoa (thay cha là Trương Tuấn vừa mất lúc 40 tuổi), tướng Ma Thu của Hậu Triệu hai lần phát binh đánh Tiền Lương, nhưng bị quân Tiền Lương của tướng Tạ Ngải đánh lui. Đặc biệt ở đợt tấn công Tiền Lương thứ hai (347), quân Hậu Triệu có 8 vạn đã tấn công vào Cam Túc. Tạ Ngải dùng 3 vạn quân, dụ quân địch rơi vào trận địa rồi bao vây tấn công, đại phá hoàn toàn quân Hậu Triệu.
- Năm 347, quân Đông Tấn của Hoàn Ôn tiến đánh Thành Hán. Hoàn Ôn thấy vua Lý Thế tàn bạo, ông ta nếu muốn chiếm người phụ nữ nào thì chỉ việc giết chồng người ấy thôi, giết hại trung thần và không quan tâm việc nước. Mấy vạn quân phản loạn của Lý Dịch tấn công nhưng bị đàn áp dã man. Năm 346, quân Đông Tấn tấn công. Lý Thế ỷ thế hiểm trở nên không đề phòng, khi quân Tấn gần tới thì tổ chức phản công, nhưng đã muộn. Quân Đông Tấn tràn lên và vây Thành đô, Lý Thế bỏ chạy rồi sau đó phải đầu hàng. Nước Thành Hán diệt vong.
Ở Hậu Triệu cùng năm này, vua Thạch Hổ thanh trừng các con: năm 347 vua sai Thái tử Thạch Tuyên ra tế cáo sơn xuyên cầu phúc. Tuyên đi xe của hoàng đế, lãnh 18 vạn quân. Tuyên vừa đi thì vua Hậu Triệu cử Thạch Thao đi sang phía tây, quy mô như Tuyên, đồng thời xây điện Tuyên Quang (348). Thạch Tuyên tức giận bên sai quân cướp phá và giết luôn Thạch Thao. Vua nghe tin đã đổ bệnh, bèn dùng mưu bắt và thiêu sống Thạch Tuyên, 9 người vợ và con của Tuyên đều bị xử tử

- Năm 349, Thạch Hổ chết và nước Hậu Triệu suy yếu đáng kể: Thạch Tuân nổi lên giết Thái tử Thạch Thế vừa mới lên ngôi được 33 ngày, sau đó Tuân giết luôn kẻ giành ngôi là Thạch Xung. Thạch Tuân ở ngôi (183 ngày, hiệu là Bành Thành vương), cuối cùng bị bộ tướng Thạch Mẫn sát hại vì ông này nuốt lời không cho Mẫn làm thái tử. Thạch Mẫn sau đó đã đưa Thạch Giám lên ngôi vua Hậu Triệu.
Lợi dụng nước Hậu Triệu loạn lạc, Hoàn Ôn của Đông Tấn quyết định bắc phạt. Chữ Phầu của Tấn đem quân đánh nhưng không có kết quả. 20 vạn quân Đông Tấn rút qua Hoàng Hà bị tuyệt lương nên tử trận gần hết

- Năm 350, Nhiễm Mẫn cướp ngôi vua Hậu Triệu: Nhiễm Mẫn người Hán, cháu nội nuôi của Thạch Hổ. Khi Thạch Giám lên ngôi, Nhiễm Mẫn ra lệnh tàn sát người Hồ và người Yết, khiến hơn 20 vạn người bị giết chết. Năm 350, Nhiễm Mẫn phế rồi giết Thạch Giám và cả gia tộc họ Thạch, sau đó xưng đế với hiệu là Đại Ngụy. Thạch Kỳ của Hậu Triệu xưng đế để chống đánh Nhiễm Mẫn, tiếp đó thì các sứ quân thi nhau nổi dậy:
+ Đoàn Cố nổi lên ở Quảng Cố (Sơn Đông)
+ Bồ Hồng của người Đê và Diêu Tương của người Khương lại xung đột lẫn nhau.
+ Quân Đông Tấn của Ân Hạo bắc phạt, nhưng thất bại.
tuong--10.jpg
Nhiễm Mẫn - vua Đại Ngụy

Năm 351, Nhiễm Mẫn đem quân đánh Thạch Kỳ nhưng bị thua trận. Thạch Kỳ về sau bị Lưu Hiển sát hại rồi chiếm ngôi. Bồ Kiên (Phù Kiên) lợi dụng cơ hội này để ly khai, lập nước Tiền Tần. Cuối năm 351, các tộc người Đê, Khương và Bồ Man đánh lẫn nhau... Mất mùa, dịch bệnh lan tràn, nông dân lưu vong khắp nơi. Năm 352, Nhiễm Mẫn hạ được Lưu Hiển, nhưng quân bị thiếu lương nên phải cướp bóc khắp nơi. Tháng 4/352, quân Tiền Yên đánh Liên Đài. Nhiễm Mẫn quyết chiến và sát hại hơn 300 quân Yên. Trong trận chiến cuối cùng, Nhiễm Mẫn thất thế vì bị kỵ binh vây khốn. Sau khi ông bị bắt, Chiêu Đế Mộ Dung Tuấn đến trước mặt ông nói rằng:
"Ngươi chỉ là một kẻ hạ nhân, sao xứng đáng làm Hoàng đế".
Bấy giờ, Nhiễm Mẫn đáp trả: "Các ngươi cũng chỉ là những kẻ làm phản giết sạch dòng họ Địch, ta là anh hùng một giới, sao lại không thể làm đế vương?".
Mộ Dung Tuấn nghe xong những lời ấy, liền tức giận hạ lệnh chém chết Nhiễm Mẫn.
Tương truyền rằng, tại nơi ông bị xử chém, hoa cỏ xung quanh đều khô héo. Sau ngày ấy, nạn châu chấu hoành hành khắp nơi, hạn hán liên tục đe dọa dân chúng.
Tình hình nghiêm trọng kéo dài tới mấy tháng trời. Mộ Dung Tuấn không còn cách nào khác, đành truy phong Nhiễm Mẫn làm Võ Điếu Thiên Vương, còn cho người tới cúng tế ông mới có thể cứu vãn tình thế.
Cùng năm 350, Mộ Dung Tuấn hạ thành Tô, bắt hàng hơn 1 vạn quân Hậu Triệu.
Ở Quan Trung, Phù Hồng bị Ma Thu đầu độc. Con là Phù Kiện lên thay, đến năm Vĩnh Hòa thứ 7 thì xưng là Thiên vương, quốc hiệu là Đại Tần. Năm sau thì họ Phù bị các tướng và Tấn chống, đói lớn và nạn cào cào nên Phù Kiện mất vào năm 354, lúc 39 tuổi

- Năm 353, khủng hoảng kế vị ở Tiền Lương: sau khi vua Trương Trọng Hoa của Tiền Lương vừa mất thì triều đình tranh chấp ngôi vị liên miên: con ông là Trương Diệu Linh nối ngôi, nhưng anh họ là Trương Tộ tự lập làm vua. Năm 355, Trương Quán phản và muốn lật đổ Tộ, nhưng bị Trương Tộ đánh bại. Trương Quán và Tống Hỗn bên giết Trương Tộ, đưa em Diệu Linh là Trương Huyền Tịnh lên ngôi. Từ đó, nội bộ Tiền Lương tranh chấp ở các quan lại và phụ chính, khiến thế nước ngày càng suy yếu.
Cùng năm này, Hoàn Ôn quyết định đánh Tiền Yên. Ân Hạo bất tài nên sai người ám sát Vua Diêu Tương, nhưng bất thành. Hạo bèn xuất quân, nhưng cũng bị Diêu Tương đánh tan ở gần Lạc Dương. Hạo về sau bị Hoàn Ôn xin vua phế làm dân thường.

- Năm 354 (niên hiệu Vĩnh Hòa thứ 10 của Đông Tấn), Hoàn Ôn đem 4 vạn quân thủy bộ ra bắc đánh Tiền Tần. Tháng 2/354, quân Đông Tấn đánh tan quân Tiền Tần của Phù Sinh. Cánh quân Tiền Tần của Phù Hùng lúc đầu bị quân của Hoàn Xung đánh bại ở gò Bạch Lộc (gần Tây An), nhưng lại đánh tan quân Tấn của Tư Mã Huân. Hoàn Ôn say sưa chiến thắng nên hành quân dọc sông Hán Thủy, dọc đường thì quân Tiền Tần triệt lương nên bị thiệt hại một số, buộc phải rút lui. Dọc đường lại bị quân Tiền Tần truy kích, gây thương vong hơn 1.000 quân Tấn
- Năm 355, Đoàn Khám của Đoàn bộ chiếm cứ Quảng Cố (tây bắc Sơn Đông). Bị Mộ Dung Khác của Tiền Yên tấn công, ông ta cầu cứu vua Tấn. Quân Tấn của Tuân Tiện tiến đánh và vây thành Quảng Cố, buộc thành này đầu hàng sau 10 tháng bị bao vây
Ở nước Tiền Tần, Phù Sinh lên cầm quyền rất tàn bạo. Thừa tướng Lôi Nhược Chi dám phê phán thân tín của nhà vua, nên bị vua giết cùng 9 con, 27 cháu. Thượng thư lệnh Tân Lao không uống rượu nhiều nên bị Phù Sinh bắn tên chết tại chỗ. Thái y lệnh Trình Diên khám và nói vua ăn táo, lập tức bị chém đầu.... Lúc ông ta tiếp bề tôi thì vũ khí dầy đặc. Phù Sinh thường đối xử tàn nhẫn với động vật, ném chúng vào nước sôi hay lột da khi chúng vẫn còn sống, đôi khi ông cũng cho lột da cả người. Năm 356, khi anh em của Cường Thái hậu là Cường Bình (強平) cố uốn nắn ông, ông đã dùng búa đập vỡ hộp sọ của Cường Bình rồi sau đó cho giết, điều này đã khiến cho Thái hậu qua đời trong sợ hãi và đau khổ.
Mặc dù là một kẻ khát máu đáng sợ nhưng Phù Sinh cũng là người có biệt tài. Tương truyền, ông có một sức khỏe phi thường. Bản tính bạo tàn cũng khiến Phù Sinh trở thành một chiến binh dữ tợn trên chiến trường. Người ta còn nói, Phù Sinh thậm chí còn đủ sức dùng tay không đấu với mãnh thú. “Hữu dũng, vô mưu”, sức khỏe của Phù Sinh không thể bù đắp được việc ông vua này thiếu hụt đi những kỹ năng cai trị của một quân vương sáng suốt.

- Năm 357, vua Tấn cử Tạ Vạn bắc phạt đến Lạc Dương. Giữa đường, Vạn nghe tin Hy Đàm rút lui vì bệnh nên ông ta cho quân rút luôn. Sau khi về nước, Vạn bị phế làm thứ dân.
Ở Tiền Tần, Phù Hoàng Mi và Đặng Khương đánh tan quân Diêu Tương...nhưng về sau bị đánh tan. Vừa về kinh đô, Hoàng Mi liền bị vua sỉ nhục. Mi tính giết vua, nhưng bại lộ. Tháng 6/357, Đông Hải vương Phù Kiên đem vài trăm quân đột nhập vào hoàng cung. Phù Sinh bị bắt sống khi còn đang say rượu, bị phế làm Việt vương rồi sau đó bị xử tử bằng hình “tứ mã phanh thây”.

map-Former-Qin-Dynasty.jpg

Bản đồ hai nước Tiên Tần (màu xanh) và Đông Tấn (màu vàng) vào năm 376. Ảnh: Wikipedia.


- Năm 360, Mộ Dung Tuấn chết, con là Mộ Dung Vĩ mới 11 tuổi lên ngôi, Mộ Dung Khác làm phụ chính. Vừa lên ngôi, hai phụ chính là Khác và Dư Căn chống nhau. Lúc đầu, Dư Căn cố ý xúi Khác lật đổ Mộ Dung Vĩ. Khi Khác nhận ra âm mưu của mình, Dư Căn báo với vua và Thái hậu là Khác muốn làm phản (Khác hỏi ý kiến của Mộ Dung Thùy, Thùy bảo nên nhẫn nhịn một thời gian). Ít lâu sau, Dư Căn lại vu cáo Khác, xin vua cho dời đô về lại quê hương. Mộ Dung Khác bèn câu kết lật đổ, giết chết Dư Căn
- Năm 361, tướng Tiền Yên là Lữ Hộ làm phản, định nhờ quân Tấn tiến đánh. Quân của Mộ Dung Khác bao vây buộc Hộ phải đầu hàng
- Năm 364 đến 369, tướng Hoàn Ôn của Đông Tấn bắc phạt đánh Tiền Yên: năm 364, quân Tiền Yên đánh chiếm mất Nhữ Nam và Trần Quận (nay thuộc tỉnh Hà Nam), sau đó bao vây 500 quân Đông Tấn ở Lạc Dương. Năm Hưng Ninh thứ ba (365), quân Tiền Yên của Mộ Dung Thùy và Mộ Dung Khác tiến đánh mạnh vào Lạc Dương - quân Tấn thất bại thảm hại, Thẩm Kình bị bắt rồi sau đó bị Mộ Dung Khác giết chết. Năm Thái Hòa nguyên niên (366), quân Tiền Yên tiến đánh Lỗ Quận, Cao Bình và Uyển Thành (về sau Đông Tấn lấy lại được Uyển Thành năm 367); tiếp đó quân Tiền Tần hạ luôn quận Nam Hương (Hồ Bắc ngày nay), bắt hơn 1 vạn hộ dân ở đây đem về bắc
Tháng 4 năm Thái Hòa thứ tư của Tấn (369), Hoàn Ôn cho 4 vạn quân Đông Tấn bắc phạt. Quân đi rất mệt mỏi do thiếu lương, bệnh do khí hậu khắc nghiệt; nhưng đại thắng quân Tiền Yên ở trận Hồ Lục, Hoàng Khư, Lâm Chử. Khi quân Đông Tấn đánh đến Linh Đầu thì vua Tiền Yên Mộ Dung Vi định bỏ Nghiệp thành về bắc, cầu viện binh Tiền Tần. Vua Tiền Tần sai tướng Cẩu Trì, Đặng Khương ra giúp; khiến quân Tiền Yên của Mộ Dung Thùy liên tiếp đánh bại quân Đông Tấn. Hoàn Ôn cử tướng mở kênh để chuyển lương thực, nhưng bị quân Tiền Yên của Mộ Dung Đức phục kích đốt sạch lương. Quân Đông Tấn hối hả rút lui, dọc đường bị quân Tiền Yên đánh tan ở Tương Ấp (Hà Nam ngày nay); tới Tiêu Quận thì bị quân Tiền Tần chặn đánh, tổn thất hơn 1 vạn lính Đông Tấn.

- Năm 367, anh em họ Phù là Phù Tẩu, Phù Liễu, Phù Song, Phù Vũ làm phản chống vua mới Phù Kiên của Tiền Tần: Năm Kiến Nguyên thứ ba của vua Tiền Tần (367), Phù Tẩu dấy quân nổi dậy và sai sứ qua xin nước Tiền Yên giúp đỡ. Phù Kiên nghe tin đã vội xuất binh chinh phạt, đến tháng 11/367 thì bắt được Phù Tẩu và buộc ông này phải tự sát; các thế lực còn lại tự ra hàng.
- Năm 369, Phù Kiên tiêu diệt nước Tiền Yên. Tháng 11 năm Thái Hòa thứ tư của Tấn, Mộ Dung Thùy ra hàng Tiền Tần. Tháng 12/369, Phù Kiên lấy cớ vua Tiền Yên không giúp mình trong chiến tranh với Đông Tấn; liền phát binh tiến đánh Tiền Yên. Ông ta sai Vương Mãnh tiến đánh Lạc Dương. Tháng giêng năm sau (năm 370), tướng Tấn giữ thành Lạc Dương là Mộ Dung Trúc bị một lá thư hư trương thanh thế của Vương Mãnh dọa cho mất vía, nên mở cửa thành đầu hàng.
giai-ma-that-bai-cua-dai-de-xuat-sac-bac-nhat-trung-hoa-co-dai.jpg

Quân sư Vương Mãnh của Tiền Tần

Tháng 6/370, Vương Mãnh tiến đánh Quan Đông, Hồ Quan và Tấn Dương. Vua Tiền Yên sai Mộ Dung Bình dẫn 30 vạn quân đánh Tiền Tần. Quân Yên đông hơn, nhưng Bình lại sợ Vương Mãnh nên quân lính mất nhuệ khí chiến đấu. Trong trận Lộ Xuyên tháng 10, quân Tiền Tần thắng lớn, bắt sống hơn 5 vạn quân Yên; thừa thắng truy kích và bắt tiếp 10 vạn quân Yên nữa. Mộ Dung Bình thất bại nặng nề phải chạy về Nghiệp thành. Tháng 11, vua Tiền Yên Mộ Dung Vĩ bỏ Nghiệp thành chạy, bị quân Tiền Tần bắt sống (Tiền Yên mất: quân Tiền Tần lấy được 157 quận, 246 hộ, 999 vạn dân). Mộ Dung Vĩ cùng hậu phi, vương công, bá quan Tiền Yên và hơn bốn vạn người Tiên Ti đến sống tại kinh thành Trường An của Tiền Tần. Năm 378, Mộ Dung Vĩ tham gia trong chiến dịch của con trai Phù Kiên là Phù Phi, bao vây thành Tương Dương của Đông Tấn, được bổ nhiệm làm Bình Nam tướng quân, Biệt bộ đô đốc. Năm 383, ông cũng tham gia chiến dịch lớn của Phù Kiên chống lại Đông Tấn, Phù Kiên hy vọng thông qua chiến dịch này để diệt Tấn và thống nhất Trung Hoa.
Tuy nhiên, đến mùa xuân năm 384, Mộ Dung Thùy đã bắt đầu nổi dậy ở phần phía đông của đế quốc (lãnh thổ Tiền Lương trước đây), và ngay sau đó hội quân cùng các quý tộc và quan lại Tiền Yên trước đây để lập nên nước Hậu Yên. Người của Mộ Dung Thùy sang gặp vua Tiền Tần để yêu cầu thả cựu vương Mộ Dung Vĩ, nhưng vua Tần không chấp nhận và buộc một lá thư cho Mộ Dung Thùy, Mộ Dung Hoằng và Mộ Dung Xung để bảo họ đầu hàng. Vĩ nghe theo, nhưng viết thư khuyến khích họ lập cơ nghiệp riêng. Tuy nhiên, Mộ Dung Hoằng ngay sau đó bị ám sát, và Mộ Dung Xung trở thành lãnh đạo quân nổi dậy Tiên Ti lập nước Tây Yên.
Tháng 12 ÂL cùng năm (đầu năm 385), Mộ Dung Vĩ mời Phù Kiên đến tư gia, giả vờ rằng kì tử tân hôn, sẵn sàng ám sát Phù Kiên tại tiệc rượu. Kế hoạch bị bại lộ, Phù Kiên triệu cả hai là Mộ Dung Vĩ, Mộ Dung Túc cùng vào cung. Phù Kiên đặt câu hỏi về âm mưu của họ, và trong khi Mộ Dung Vĩ vẫn cố gắng phủ nhận thì Mộ Dung Túc đã tự đắc thừa nhận, Phù Kiên cho giết cả hai cũng như những người Tiên Ti còn lại trong thành. Miếu hiệu của Mộ Dung Vĩ là Tiền Yên U đế.


- Năm 376, vua Tiền Tần là Phù Kiên thống nhất được miền bắc Trung Quốc: sau khi tiêu diệt Tiền Yên, vua Tiền Lương là Trương Thiên Tích (364 - 376) xưng thần sau khi nhận được thư của Vương Mãnh. Trương Thiên Tích lập đàn để buộc quân đội trung thành với mình, đồng thời cầu cứu Đông Tấn (nhưng Đông Tấn không cứu); nhưng cũng sa vào nữ sắc nhiều hơn. Năm 376, Phù Kiên cử sứ đến thuyết phục Thiên Tích đầu hàng, nhưng Thiên Tích tin rằng mình sẽ không bao giờ được phóng thích nếu đến Trường An nên đã quyết định chống lại, và ông đã lệnh cho các triều thần bắn tên vào sứ giả của Tiền Tần, tuyên bố, "Nếu các ngươi không thể bắn trúng họ, các ngươi sẽ thể hiện rằng các ngươi không có trái tim giống như ta." Thuyết phục bất thành, Phù Kiên cử 13 vạn quân Tiền Tần do Cẩu Trường, Diêu Trành tiến đánh. Vua Tiền Lương cũng cử vị tướng có kinh nghiệm là Mã Kiến (馬建) đi chống quân Tiền Tần, song Mã vốn đã không hài lòng về cách Trương Thiên Tích cai trị, đã đầu hàng quân Tiền Tần. Các đội quân khác mà Trương Thiên Tích cử đi đều thất bại trước quân Tiền Tần, và đội quân cuối cùng do Thường Cứ (常據) chỉ huy đã bị tiêu diệt. Đích thân Trương Thiên Tích đã lãnh đạo một đội quân đến giao chiến, nhưng có nội loạn nên ông ta quay về, đầu hàng quân Tiền Tần => Tiền Lương diệt vong. Vua Trương Thiên Tích bị bắt về Tiền Tần (sau khi Tiền Tần thua trận Phì Thủy, ông ta trốn sang Đông Tấn rồi mất ở đó). Con trai của Trương Thiên Tích là Trương Đại Dự của ông không thể chạy trốn cùng, sau đó đã cố tái lập Tiền Lương, song đã thất bại và bị giết dưới tay tướng Lữ Quang vào năm 387
Năm Kiến Quốc thứ 39 của Bắc Đại (376), lợi dụng nội bộ nước Đại có lục đục do con trai của Thác Bạt Cô là Thác Bạt Cân vì không thể kế thừa chức vụ của cha nên trong lòng oán giận, do đó đã lừa thứ trưởng tử của Thác Bạt Thập Dực Kiền là Thác Bạt Thật Quân giết chết huynh đệ, Thác Bạt Thật Quân do vậy đã giết hết huynh đệ cùng phụ thân; đã cử Phù Lạc đem quân tấn công Bắc Đại, diệt Thiệt Quân rồi chia đất làm hai, giao cho hai thủ lĩnh người Hung Nô là Lưu Vệ Thần và Lưu Khố Nhân cai quản, dưới quyền Phù Lạc. Năm 390, cháu của vua Đại tử trận là Thác Bạt Khuê thành lập nước Bắc Ngụy (sẽ nói chi tiết ở mục kế tiếp) tôn ông làm Bắc Đại Cao tổ.

17458154_1417597968304134_2070083284666463417_n.jpg

Quân lính của thị tộc Thác Bạt, cuối thế kỷ IV

- Năm 383, quân Đông Tấn đánh bại quân Tiền Tần ở trận Phì Thủy (chi tiết trận đánh, xem ở topic trước đó)
%E6%B7%9D%E6%B0%B4%E4%B9%8B%E6%88%98%E5%89%8D%E5%90%8E%E5%BD%A2%E5%8A%BF%E5%9B%BE.PNG


Bản đồ thời Ngũ Hồ thập lục quốc (khoảng 376-388). Viền đen và đỏ lần lượt là biên giới của Tiền Tần (màu hồng, phía Bắc) với Đông Tấn (màu vàng, phía Nam) trước và sau trận Phì Thủy

- Năm 384, miền bắc chia rẽ mới: thành lập hai nước Hậu Yên và Tây Yên (sau đó là Tây Tần và Hậu Tần).
+ Hậu Yên: khởi đầu là Mộ Dung Thùy. Thùy được vua Tiền Tần Phù Kiên cấp quân và cho ra bắc bái kiến đất cũ Tiền Yên; mưu sĩ Tiền Tần là Quyền Dực đoán đươc mưu đồ của Mộ Dung Thùy, bèn kéo quân tiến đánh; nhưng bị quân Mộ Dung Thùy diệt gọn ở gần bờ sông. Mộ Dung Thùy ra mắt Trường Lạc công Phù Phi ở Nghiệp thành; Phù Phi nghi ngờ Thùy nên cấp cho ông ta 2.000 quân già yếu đi đánh tộc Đinh Linh vừa mới nổi dậy, lại còn cử thêm 1.000 quân người Đê của Phù Phi Long đi theo giám sát ông ta. Mộ Dung Thùy đến Hà Nội chiêu mộ lên tới 8.000 quân, dùng mưu bắt giết được Phi Long. Tháng giêng năm Thái Nguyên thứ chín (384), Mộ Dung Thùy theo kế của Vương Đằng và Đoàn Diện đã quyết định hội họp với thủ lĩnh tộc Đinh Linh đang nổi dậy, sau đó đánh Nghiệp thành với 20 vạn quân tham gia. Mộ Dung Thùy bèn phát động cho các bộ tộc Ô Hoàn, Đồ Các được vài vạn quân để chống Tiền Tần (Phù Phi tới trấn áp, nhưng bị đánh tan). Mộ Dung Thùy ra ngoài Nghiệp thành, đổi niên hiệu Kiến Nguyên thứ 20 thành niên hiệu Yên vương nguyên niên - nước Hậu Yên chính thức thành lập
+ Tây Yên: do Mộ Dung Hoằng thành lập. Năm Thái Nguyên thứ chín, Mộ Dung Hoằng đánh phá Hoa Âm và giết chết Phù Duệ của Tiền Tần. Mộ Dung Xung sau khi bị Tiền Tần đánh tan ở Bình Dương, đã trở về hội quân với Mộ Dung Hoằng. Mộ Dung Hoằng sau đó tiếp tục chiến tranh với Tiền Tần giành vùng Quan Trung. Đến mùa hè năm 384, chiến lược gia Cao Cái (高蓋) của ông và một số thuộc hạ khác đã cảm thấy rằng danh tiếng của Mộ Dung Hoằng không lớn bằng Mộ Dung Xung, và rằng Mộ Dung Hoằng trừng phạt cấp dưới quá khắc nghiệt, vậy nên họ đã giết chết Mộ Dung Hoằng và ủng hộ Mộ Dung Xung lên kế vị - nước Tây Yên chính thức thành lập


- Năm 385, nước Tây Tần thành lập, Tây Yên tiến đánh Tiền Tần:
+ Tây Yên thành lập: lúc Phù Kiên xuống đánh quân Đông Tấn, Khất Phục Bố Thốc (người Tiên Ti) ở Lũng Tây nổi dậy chống Tiền Tần. Vua Phù Kiên bèn sai Khất Phục Quốc Nhân đi đánh dẹp cuộc nổi loạn của thúc phụ mình; nhưng Quốc Nhân là cháu của Bộ Thốc nên ông ta về quê là Lũng Tây để hợp tác với chú, định cát cứ một phương. Khất Phục Quốc Nhân đã tuyên bố rằng Tiền Tần đã khiến người dân của ông kiệt sức và ông đã lập nên một nhà nước độc lập mới. Nghe tin Phù Kiên bị tướng Diêu Trường sát hại năm 385, Khất Phục Quốc Nhân đã xưng làm "Thiền vu" và cải niên hiệu, tuyên bố đoạn tuyệt thực tế với Tiền Tần, và ngày này thường được coi là ngày thành lập nước Tây Tần. Ông chia lãnh địa của mình ra làm 12 quận, và định đô tại Dũng Sĩ thành (勇士城, nay thuộc Lan Châu, Cam Túc). Trong hai năm sau đó, ông dần thu hút người Tiên Ti và các sắc tộc khác vào tầm kiểm soát của nhà nước do mình lập ra. Năm 387, Khất Phục Quốc Nhân đã chấp thuận tước hiệu Uyển Xuyên vương (苑川王) do hoàng đế Phù Đăng của Tiền Tần ban cho và trên danh nghĩa lại trở thành một chư hầu của Tiền Tần, mặc dù vậy, ông không sử dụng niên hiệu của Tiền Tần (ông mất ít lâu sau đó, hiệu là Tây Tần Tuyên Liệt vương: 385 - 388)
+ Tây Yên đánh Tiền Tần (385): Phù Kiên sau nhiều lần đánh bại Diêu Trường, thậm chí triệt lương của quân Hậu Tần thì chuẩn bị đối phó với quân Tây Yên. Mùa hè năm 385, quân Tây Yên tiến đánh Trường An và liên tiếp đả bại quân Tiền Tần, đốt phá cả cung A Phòng của của vua Tiền Tần. Phù Kiên nhìn thấy cảnh quân Tây Yên tiến gần đến Trường An thì rất tức giận, về sau cho giết luôn cựu vương Tiền Yên là Mộ Dung Vĩ.


- Năm 386, phân liệt lớn: nước Bắc Ngụy, Hậu Tần và Hậu Lương cùng được thành lập:
+ Hậu Tần: do Diêu Trường của người Khương thành lập. Diêu Trường vốn cùng Phù Kiên đánh Mộ Dung Hoằng. Sau cái chết của Phù Duệ, Diêu Trường đến tạ lỗi với vua Phù Kiên. Phù Kiên về sau giận dữ bất thường, có lúc chém luôn cả sứ giả. Diêu Trường hoảng sợ, trốn tới Mục mã trường ở Vị Bắc, rồi được các thổ hào người Khương tôn Diêu Trường (có chỗ ghi Diêu Trành) làm Đại thiền vu - nước Hậu Tần thành lập.
+ Hậu Lương: người sáng lập là Lữ Quang của người Đê. Trước trận Phì Thủy, Phù Kiên cử Lữ Quang ra Tây Vực, đem 10 vạn đánh chiếm các nước Quy Tư (vua Bạch Chuẩn của Quy Tư), Ôn Túc và Úy Đầu; thay đổi vua chúa của hơn 30 nước Tây Vực. Tại Quy Từ, Lữ Quang gặp hòa thượng Cưu Ma La Thập, Cưu Ma La Thập đã khuyên ông chống lại Tiền Tần, nói rằng Quy Từ là một vùng đất khổ hạnh và nếu như ông quay trở về phía đông, ông sẽ tìm thấy một quê hương ở trên đường. Lã Quang do đó đã bắt đầu quay về phía đông, mang theo những thứ mà ông đã cướp được ở Tây Vực. Năm Thái Nguyên thứ 10 (385), Lữ Quang trở về đánh bại thứ sử Lương Hi của Lương Châu (nay thuộc Cam Túc) và cát cứ ở Hà Tây. Năm Thái Nguyên thứ 11 (tháng 10 năm 386), Lữ Quang tự xưng là Châu mục Lương Châu và Tửu tuyền công, tiếp tục đánh nhau với các quân phiệt địa phương; đánh bại được con của vua Tiền Lương là Đại Dự năm 387. Sau nhiều lần thay đổi danh hiệu, năm 396 Lữ Quang xưng là Thiên vương - nước Hậu Lương thành lập
+ Bắc Ngụy: do Thác Bạt Khuê của người Tiên Ti thành lập. Theo sử cũ, người Tiên Ti xuất hiện vào thời Hạ (khoảng 1780 TCN) ở vùng Nội Mông ngày nay, truyền thừa hơn 80 đời thủ lĩnh. Năm 261, họ Thác Bạt của người Tiên Ti thông hiếu với vua Ngụy ở Trung nguyên. Năm 310, Lưu Côn của Tây Tân xin vua Hoài đế phong thủ lĩnh Thác Bạt Ỷ Lư làm Đại công - thành lập nước Đại. Năm 376, nước Đại mất; Thác Bạt Khuê mới 6 tuổi và theo mẹ về với Lưu Khố Nhân. Năm 384, Lưu Hiển sau khi giết chết Khố Nhân và Đầu Quyến, bèn mưu giết luôn Thác Bạt Khuê, Bạt Khuê bèn trốn đi. Năm Thái Nguyên thứ 11 (386), Thác Bạt Khuê đổi quốc hiệu từ Đại sang Bắc Ngụy. Năm 396, sau khi đánh bại quân Hậu Yên của Mộ Dung Thùy, Thác Bạc Khuê chính thức xưng đế, đặt niên hiệu Hoàng Thủy nguyên niên.

Trong năm 386, Tây Yên khủng hoảng nội bộ: Trong khi Hậu Yên khá ổn định thì Tây Yên bất ổn. Mộ Dung Xung muốn ở Trường An vì sợ Mộ Dung Thùy, nên bị bộ tướng sát hại. Tháng 2 Đoàn Tùy lên ngôi, nhưng đến tháng 3 thì ông này bị giết và Mộ Dung Khải lên ngôi. Mộ Dung Khải thiên di 40 vạn dân Tiên Ti về phía đông, nhưng giữa được thì Khải bị Mộ Dung Thao sát hại nốt. Vua mới Mộ Dung Dao vừa lên ngôi không lâu, liền bị Mộ Dung Vĩnh giết chết mà lập con của Mộ Dung Hoằng là Mộ Dung Trung lên ngôi. Đến tháng 6, Mộ Dung Trung bị sát hại và tướng lĩnh đưa Mộ Dung Vĩnh lên ngôi. Lợi dụng Tây Yên khủng hoảng, vua Phù Phi sai quân Tiền Tần ra đánh, liền bị quân Tây Yên đánh tan nát ở Trưởng Tử (nay thuộc Sơn Tây). Mộ Dung Vĩnh xưng đế, cải niên hiệu là Trung Hưng
Quân Tiền Tần sau thất bại trước Tây Yên bắt đầu suy sụp dần. Vua Tiền Tần là Phù Phi (385 - 386) dẫn quân tiến đánh Đông Tấn, nhưng ông ta đã thất bại và bị giết chết, hiệu là Bình đế. Tháng 11, Phù Đăng xưng đế, lúc này thực lực Tiền Tần cũng còn rất mạnh.

Trong mùa hè năm 386, vua Bắc Ngụy dẹp tan cuộc phản loạn giành ngôi của thúc phụ Thác Bạt Quất Đột: với sự trợ giúp của Tây Yên và Lưu Hiển, thúc phụ trẻ tuổi nhất của Thác Bạt Khuê là Thác Bạt Quất Đốt (拓拔窟咄) xưng vương, khi đó nhiều tù trưởng dưới quyền Thác Bạt Khuê bí mật liên kết với Thác Bạt Quất Đốt, Thác Bạt Khuê hoảng sợ đến nỗi phải chạy đến chỗ Hạ Lan bộ, và tìm kiếm trợ giúp của Hậu Yên. Hoàng đế Mộ Dung Thùy của Hậu Yên cử con trai Mộ Dung Lân đến hỗ trợ cho Thác Bạt Khuê, và họ cùng nhau đánh bại được Thác Bạt Quất Đốt, Quất Đốt phải chạy trốn và bị Lưu Vệ Thần giết chết.

- Năm 386 đến 387, Phù Đăng của Tiền Tần tiến đánh Hậu Tần: sau khi lên ngôi hoàng đế Tiền Tần năm 386, Phù Đăng liên tiếp đánh bại Diêu Trường của Hậu Tần. Tháng 10 năm 386, Phù Đăng đánh tới Tần Châu. Diêu Trường tới cứu, nhưng quân Hậu Tần thua lớn và bản thân Diêu Trường bị thương, nhường ngôi cho em là Diêu Hưng. Phù Đăng nghe tin này, bèn phát quân đánh Diêu Hưng, nhưng thất bại nặng nề

- Năm 387, Phù Đăng phong người cai trị Tây Tần là Khất Phục Quốc Nhân tước hiệu Uyển Xuyên vương. Khất Phục Quốc Nhân đã chấp thuận, cũng có nghĩa đã chịu khuất phục Phù Đăng ít nhất là trên danh nghĩa. Sau khi Khất Phục Quốc Nhân qua đời năm 388 và Khất Phục Càn Quy lên kế vị, mối quan hệ này vẫn tiếp tục.

- Năm 388, Thác Bạt Khuê thay đổi thái độ ngoại giao với Mộ Dung Thùy. Tháng 12 âm lịch năm 386, Mộ Dung Thùy ban cho Thác Bạt Khuê các tước hiệu Tây Thiền vu và Thượng Khuê vương, song do tước Thượng Khuê vương không danh giá bằng Ngụy vương nên Thác Bạt Khuê từ chối chúng. Mặc dù đã được Hậu Yên giúp đỡ và là một chư hầu của Hậu Yên, song Thác Bạt Khuê bắt đầu tính đến việc cuối cùng sẽ chinh phạt Hậu Yên. Năm 388, ông cử em họ Thác Bạt Nghi đi triều cống Mộ Dung Thùy song cũng là để nhằm quan sát triều đình Hậu Yên. Khi sứ thần Bắc Ngụy đến đất Hậu Yên, vua Mộ Dung Thùy hỏi tại sao Ngụy vương không đích thân đến. Sứ thần lấy cớ đời trước đều là bề tôi của nhà Tấn, nhiều đời làm anh em, rối khá mềm mỏng đưa ra chủ trương nên bình đẳng về địa vị. Điều đó khiến vua Hậu Yên không vui, sứ thần Bắc Ngụy thì kết luận Mộ Dung Thùy nay đã lớn tuổi, còn thái tử Mộ Dung Bảo thì lại kém cỏi, và có khả năng Hậu Yên sẽ bị suy yếu. Điều này đã khích lệ Thác Bạt Khuê rất nhiều trong việc lập kế hoạch diệt Hậu Yên.
Cũng trong năm 388, thủ lĩnh Trạch Liêu của bộ tộc Đinh Linh thành lập nước Địch Ngụy (388 - 393): Người đặt nền móng của quốc gia này là Trạch Bân (hay Địch Bân). Trạch Bân nổi dậy chống lại Tiền Tần thời Phù Kiên. Thất bại trong cuộc nổi dậy, ông ta quay sang dựa vào Mộ Dung Thùy của Hậu Yên; nhưng về sau bất ngờ quay lại Tiền Tần nên bị quân Hậu Yên sát hại. Năm 384, quân Hậu Yên tổng tấn công vào bộ lạc Đinh Linh và thảm sát nhiều người dân ở đây, trong đó có cả Trạch Thành. Trạch Liêu dẫn theo tàn quân Đinh Linh còn sót lại đã đầu hàng quân Đông Tấn của Đằng Điền Chi. Hai năm sau đó, Trạch Liêu đã liên tục cố đánh Đông Tấn, song đã bị đẩy lui, và ông dường như đã chấp thuận lập một liên minh với hoàng đế Mộ Dung Vĩnh của Tây Yên. Năm 387 đến 388, Trạch Liêu lúc đầu cho quân đánh Hậu Yên, nhưng sau đó lại tạ lỗi với vua Hậu Yên nhưng bị khước từ. Năm 388, Trạch Liêu lập nước Địch Ngụy với kinh đô là Hoạt Đài; tiếp tục chiến tranh với Đông Tấn và Hậu Yên.

- Năm 389, một trận chiến đã gây cho Phù Đăng nhiều thiệt hại. Ông cho lập căn cứ tại Đại Giới (大界, nay thuộc Hàm Dương, Thiểm Tây) và để cho Mao Hoàng hậu canh giữ, trong khi bản thân đi đánh chiếm thành Bình Lương của Hậu Tần. Tuy nhiên, Diêu Trường lúc này đã tiến hành tấn công bất ngờ vào Đại Giới, bắt và giết chết Mao Hoàng hậu và hai con trai Phù Biện và Phù Thượng của Phù Đăng. Khoảng 50.000 thần dân của Phù Đăng bị bắt giữ.

- Năm 390, vua Thổ Dục Hồn là Mộ Dung Thị Liên khuất phục xưng thần với vua Tây Tần là Khất Phục Càn Quy. Khất Phục Càn Quy đã lập ông ta làm Bạch Lan vương. Tuy nhiên, sau khi Mộ Dung Thị Liên chết vào cuối năm và người con trai có nhiều tham vọng hơn là Mộ Dung Thị Bi (慕容視羆) lên kế vị, vị vua Thổ Dục Hồn này đã từ chối tước hiệu đó.

- Cuối năm 391, tộc trưởng Một Dịch Can của Tây Tần nổi loạn chống lại vua Tây Tần (khi vua Tây Tần tìm cách vỗ về ông này), đồng thời liên kết với thủ lĩnh Lưu Vệ Thần (cha của vua Hạ là Hách Liên Bột Bột). Vua Khất Phục Càn Quy của Tây Tần bất ngờ phản công, khiến Lã Quang đã rút lui. Tuy nhiên, điều này lại khởi đầu cho một loạt các trận chiến giữa Hậu Lương và Tây Tần. Năm 392, vua Hậu Lương lại cử em và con trai Lữ Toản đánh tộc Khương, nhưng bị thiệt hại nặng nề; Lữ Quang ngay sau đó bất thần mở cuộc tấn công, khiến thủ lĩnh tộc Khương thất bại phải chạy trốn
3_35823.jpg

Thủ lĩnh Thác Bạt Khuê - người lập nước Bắc Ngụy

Trong năm 391 này, Bắc Ngụy bắt đầu bành trướng ra bên ngoài: Thác Bạt Khuê xuất quân đánh bại tộc Nhu Nhiên. Nhưng đến cuối năm 391, tộc trưởng Lưu Vệ Thần cử con trai đi đánh Bắc Ngụy; song bị quân Bắc Ngụy đánh thiệt hại nặng nề và Vệ Thần chạy trốn về Nội Mông. Tháng 1/392, Lưu Vệ Thần bị các thuộc cấp giết chết; con trai là Lưu Bột Bột (về sau đổi thành Hách Liên Bột Bột) lánh sang bộ tộc Tiết Can. Quân Bắc Ngụy tiến đánh Tiết Can để bắt Lưu Bột Bột, song cuối cùng cho thảm sát bộ tộc này năm 394

- Năm 393, Mộ Dung Thùy tiến đánh Tây Yên để chấm dứt các ngờ vực về tính kế thừa hoàng vị Tiền Yên. Hầu hết các triều thần đã phản đối, cho rằng quân Hậu Yên đã kiệt sức. Mộ Dung Đức là một trong số vào người đã chấp thuận đề xuất này và lý luận rằng Mộ Dung Vĩnh đã gây ra bối rối trong nhân dân về việc ai mới là người thừa kế hợp pháp
Ở nước Tiền Tần, Phù Đăng khởi sự tấn công quân Hậu Tần sau khi Diêu Trường vừa qua đời; nhưng bị người kế ngôi Hậu Tần là Diêu Hưng đánh tan


- Năm 394, Tây Yên và Tiền Tần bị tiêu diệt:
+ Tiền Tần: nhân khi tân vương Hậu Tần vừa lên ngôi, vua Tiền Tần là Phù Đăng đem quân tấn công Hậu Tần. Tuy nhiên, chiến dịch của Phù Đăng đã thất bại, Phù Quảng (苻廣) cùng con trai Phù Sùng đã rời bỏ căn cứ của họ, buộc Phù Đăng phải chạy trốn vào trong rừng. Ông ta sau đó gả em gái là Đông Bình công chúa cho Khất Phục Càn Quy để làm vương hậu và lập ông làm Lương vương. Khất Phục Càn Quy cử em trai là Khất Phục Ích Châu đến trợ giúp cho Phù Đăng, song khi Phù Đăng ra khỏi vùng đồi núi để đến chỗ quân của Khất Phục Ích Châu, Diêu Hưng đã cho quân phục kích và bắt giữ được ông ta rồi sau đó giết chết. Con trai Phù Đăng là Phù Sùng chạy qua Tây Tần rồi xưng đế. Thời Mạt chúa Phù Sùng, vua Tiền Tần bị Hậu Tần trục xuất nên chống lại, bị quân Tây Tần đánh tan và giết chết Dương Định cùng Phù Sùng trong trận chiến. Con trai Phù Sùng là Phù Tuyên tiếp tục chống Hậu Tần, nhưng bị đánh bại và phải chạy về Cửu Trì ở đó cho đến khi mất.
+ Tây Yên: Theo kế hoạch của Mộ Dung Đức, Mộ Dung Thùy của Hậu Yên khởi sự cuộc tấn công vào Tây Yên. Mộ Dung Vĩnh đích thân giao chiến với Mộ Dung Thùy song đã thất bại và phải chạy về Trường Tử để thủ thành. Mộ Dung Vĩnh cũng tìm kiếm trợ giúp từ Đông Tấn và Bắc Ngụy, song trước khi quân Đông Tấn và Bắc Ngụy có thể đến nơi thì Trường Tử đã thất thủ, Mộ Dung Thùy đã bắt và giết chết Mộ Dung Vĩnh. Tây Yên diệt vong và lãnh thổ của nước này được sáp nhập vào Hậu Yên.
Trong năm 394, tộc trưởng Tiên Ti là Thốc Phát Ô Cô thần phục vua Hậu Lương là Lữ Quang. Những lời mà quân sư Thạch Chân Nhược Lưu (石真若留) tuyên bố đã gián tiếp thể hiện rằng Hậu Lương lúc đó đang ở đỉnh cao, Thạch Chân Nhược Lưu cho rằng Hậu Lương có khả năng tiêu diệt bộ lạc Thốc Phát nếu muốn.


- Mùa đông năm 395, quân Bắc Ngụy phục kích quân Hậu Yên trong trận Tham Hợp Pha: Sau khi Mộ Dung Thùy cử Mộ Dung Bảo làm tổng chỉ huy đánh Bắc Ngụy. Ở Bắc Ngụy, vua Thác Bạt Khuê theo ý kiến của Trương Cổn đã cho quân và lương thực, gia súc rút hết qua Hoàng Hà về phía tây hơn nghìn dặm, làm ra vẻ trốn xa. Quân Hậu Yên tiến nhanh, gặp đối phương ở bờ nam Hoàng Hà. Trong lúc chuẩn bị tiến công thì Mộ Dung Bảo có cử sứ về Trung Sơn xem tình hình bệnh của cha mình, nhưng quân Bắc Ngụy ở phía sau đã cho bắt hết sứ giả Hậu Yên nên Mộ Dung Bảo không hề biết tin tức gì về bệnh của cha mình. Xong việc, Thác Bạt Khuê cho sứ giả bị bắt qua gọi Mộ Dung Bảo: "Cha ngươi chết rồi, sau không về sớm đi". Quân Hậu Yên nghe tin đó đã mất hết ý chí chiến đấu, Mộ Dung Bảo cho đốt thuyền rồi rút quân; cho rằng quân Ngụy không có thuyền nên không đuổi theo. Không ngờ tháng 11 sông đóng băng, quân Bắc Ngụy nhanh chóng vượt sông tấn công. Biết quân Hậu Yên hạ trại nghỉ ngơi ở phía tây đèo Tham Hợp (Nội Mông hiện nay), quân Bắc Ngụy tràn xuống tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Hậu Yên cuống cuồng bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau chết hơn vạn người, gần 5 vạn quân Hậu Yên bị bắt sống và hơn 1.000 quân chạy thoát được; Mộ Dung Bảo bỏ chạy thoát thân. Ban đầu, Thác Bạt Khuê định thả quân Hậu Yên bị bắt để thể hiện lòng nhân từ, song vì nghe theo lời cảnh báo của Khả Tần Kiến (可頻建) rằng nếu làm vậy sẽ cho phép quân Hậu Yên khôi phục được lực lượng một cách nhanh chóng nên Thác Bạt Khuê đã cho chôn sống hết tất cả lính Hậu Yên bị bắt giữ.
Ở phía Bắc (cùng năm 395), tù trưởng người Tiên Ti là Thốc Phát Ô Cô tấn công một số bộ lạc không chịu thần phục mình ở xung quanh, bao gồm Ất Phất (乙弗) và Chiết Quật (折掘), buộc họ phải khuất phục. Ông cho xây dựng Liêm Xuyên bảo (廉川堡, nay thuộc Hải Đông, Thanh Hải) để làm tổng hành dinh. Cũng trong năm 395, Lã Quang phong cho ông là Quảng Vũ quận công.
Cũng trong năm 395, tướng Lã Quang thực hiện một cuộc tấn công lớn vào Tây Tần, lần này thì Khất Phục Càn Quy đã chịu khuất phục làm chư hầu, ông ta cử con trai là Khất Phục Sắc Bột (乞伏敕勃) đến Hậu Lương làm con tin. Tuy nhiên, Khất Phục Càn Quy đã sớm hối tiệc vì việc này và đã cho xử tử hai viên quan của mình là Mật Quý Chu (密貴周) và Mạc Giả Cổ Đê (莫者羖羝) vì họ đã đề xuất chuyện này. Có lẽ, ông ta cũng đã từ bỏ sự khuất phục trước Lã Quang.

- Năm 396,
+ Quân Bắc Ngụy tiến đánh Hậu Yên: Tháng 3 năm Thái Nguyên thứ 21 (396), vua Mộ Dung Thùy của Hậu Yên và nhanh chóng chiếm được Bình Thành (nay thuộc Sơn Tây) của Bắc Ngụy và nhắm đến Thịnh Lạc, Thác Bạt Khuê trong hoảng loạn đã nghĩ đến việc một lần nữa bỏ Thịnh Lạc. Nhưng khi Mộ Dung Thùy dẫn quân qua Tham Hợp pha, lính Hậu Yên trông thấy thi thể của các binh lính đồng hương đã chết trong trận trước đó và bắt đầu than khóc, Mộ Dung Thùy trở nên tức giận và xấu hổ đến nỗi đã lâm bệnh. Quân Hậu Yên bắt đầu rút lui và trên đường trở lại Trung Sơn, Mộ Dung Thùy đã qua đời ở Thượng Cốc (上谷, nay thuộc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc). Cái chết của ông đã không được thông báo cho đến khi quân Hậu Yên đến được Trung Sơn. Mộ Dung Bảo lên kế vị song chỉ ít hơn một năm sau đó, hầu hết lãnh thổ Hậu Yên đã rơi vào tay Bắc Ngụy.
+ Ở phía Bắc, tướng Lữ Quang xưng làm Thiên vương, ông ta đã cố gắng trao các tước hiệu vinh dự hơn cho Thốc Phát Ô Cô, song lúc này Thốc Phát Ô Cô lại từ chối và nói với sứ thần của Lã Quang:
Các con trai của Lã Thiên vương đều tham ô và vô đạo. Các cháu trai của ông ta đặc biệt hung bạo và tàn nhẫn. Người dân gần xa đều giận dữ và sắc sàng nổi dậy. Ta làm sao có thể chống lại người dân và chấp thuận các tước hiệu bất công này? Ta sẽ tự xưng tước vương cho mình.
Thốc Phát Ô Cô mặc dù từ chối nhận các tước hiẹu song lại giữ lại các nhạc sĩ và nghệ sĩ do Lã Quang cử đến như là một phần của việc phong tước.

+ Quân Bắc Ngụy lại đánh Hậu Yên lần thứ hai: Tháng 8 năm Hoàng Thủy nguyên niên của vua Bắc Ngụy (396), Thác Bạt Khuê đem hơn 40 vạn quân Bắc Ngụy đi đánh Hậu Yên. Quân Bắc Ngụy tấn công bất ngờ Tĩnh Châu (nay thuộc Sơn tây), đánh bại Mộ Dung Nông và buộc Nông phải chạy trốn về Trung Sơn. Thác Bạt Khuê sau đó tiến quân về phía đông, sẵn sàng đánh thành Trung Sơn. Lúc này nội bộ Hậu Yên khủng hoảng trầm trọng (Mộ Dung Thùy còn sống rất thương Mộ Dung Hội, bảo với Mộ Dung Bảo phải lập Hội lên ngôi. Bảo lại yêu quý con là Sách; Mộ Dung Thịnh không thích Hội nên khuyên vua Mộ Dung Bảo lập Mộ Dung Sách làm thái tử). Vua Mộ Dung Bảo theo kế của Mộ Dung Lân nên giữ chặt Trung Sơn, đợi đối phương mệt rồi đánh. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến việc tất cả các thành tại Hà Bắc ngày nay rơi vào tay Bắc Ngụy, ngoại trừ Trung Sơn và hai thành quan trọng khác là Nghiệp Thành (thuộc Hà Bắc) và Tín Đô. Quân Hậu Yên chống cự quyết liệt, khiến Bắc Ngụy phải bỏ Trung Sơn cùng mấy ngàn quân chết trận; kể cả bao vây Nghiệp thành và Tín Đô cũng thất bại nốt. Năm sau, Thác Bạc Khuê nghe tin kinh đô có biến, nên sai người giảng hòa với Hậu Yên

- Năm 397:
+ Hậu Yên bị Bắc Ngụy tổng tấn công lần thứ ba (397 - 398): Lợi dụng thời gian cầu hòa với Bắc Ngụy vào tháng 2/397, Mộ Dung Bảo tích cực chuẩn bị lực lượng phản công quân Bắc Ngụy. Ông ta tập trung 12 vạn quân bộ, 3 vạn quân thủy ở Bá Tứ Khúc Dương (bắc Hà Bắc) và tiến nhanh đến bờ sông Hồ Đà. Đúng lúc này quân Bắc Ngụy cũng vừa đến bờ sông và hạ trại nghỉ. Nửa đêm, Mộ Dung Bảo chỉ huy quân Hậu Yên bí mật vượt sông đánh vào doanh trại của Bắc Ngụy. Bị đánh bất ngờ, quân Bắc Ngụy tháo chạy tán loạn; Thác Bạt Khuê giật mình tỉnh dậy, không kịp mặt đồ và bỏ chạy ra ngoài doanh. Thác Bạt Khuê sau khi định thần lại, ra lệnh cho quân kỵ bất ngờ phản công. Quân Hậu Yên bị quân địch phản kích mạnh bèn rút chạy qua sông về nước; Mộ Dung Bảo lo đưa 2 vạn quân kỵ về trước, bỏ mặt quân đội Hậu Yên không đếm xỉa gì tới. Quân Bắc Ngụy truy kích mạnh, giết chết và bắt sống nhiều quân lính, triều thần Hậu Yên. Đến tháng 4, Bắc Ngụy lại tổ chức tiến đánh Hậu Yên lần thứ tư khi biết triều đình Hậu Yên đang khủng hoảng nội bộ (do Mộ Dung Bảo tháo chạy mất, Mộ Dung Lân dự tính đảo chính); lúc này Mộ Dung Trường ở kinh đô Trung Sơn của Hậu Yên đóng chặt cửa thành cố thủ. Thấy quân Bắc Ngụy rút lui, tháng 5/397 Mộ Dung Trường bất ngờ lên ngôi hoàng đế Hậu Yên.
2015813171958.jpg
vua Mộ Dung Bảo của Hậu Yên

Tháng 8/397, ở Hậu Yên có trận dịch lớn làm quân Bắc Ngụy thiệt hại lớn; riêng quân sĩ chết quá nửa. Tháng 9 Mộ Dung Lân bất thần đem quân tiến đánh Tân Thị, nhưng bị Bắc Ngụy đánh tan nát ở Nghĩa Đài. Mộ Dung Lân bỏ trốn về Nghiệp thành, về sau bị Mộ Dung Đức sát hại. Quân Bắc Ngụy chiếm đóng Nghiệp thành, vào năm 398 Mộ Dung Đức mang hơn 4 vạn hộ dân Hậu Yên rút về Hoạt Đài
+
Thốc Phát Ô Cô thành lập nước Nam Lương: người lập nước là Thốc Phát Ô Cô của người Tiên Ti. Ông này là con trai của Thốc Phát Tư Phục Kiền, được sử mô tả là dũng mãnh và đầy tham vọng. Nghe theo lời khuyên của Phần Di, ông đã rất mẫn cán, khuyến khích nông nghiệp, cai trị hiệu quả và công bằng; đồng thời là người khuyến tài. Theo Tấn thư - phần Tài kỷ thì Thốc Phát Ô Cô có tới 23 người theo ông ta. Nhân lúc chính quyền Hậu Lương của Lữ Quang suy yếu, Thốc Phát Ô Cô đánh chiếm Lương Châu và đang phát triển lực lượng. Lữ Quang vì muốn kiềm chế ông này nên phong tước cho ông ta. Đến khi Lữ Quang thất bại trước quân Tây Tần năm 397, Thốc Phát Ô Cô đã xưng là Tây Bình vương và cải niên hiệu, cũng có nghĩa là lập nên nước Nam Lương. Sau đó ông chiếm Kim Thành (nay thuộc Cam Túc) của Hậu Lương, thành này vừa được Hậu Lương chiếm từ tay Tây Tần vào đầu năm. Lã Quang cử tướng Đậu Cẩu đi đánh Nam Lương song đã thất bại trước Thốc Phát Ô Cô. Cuối năm 397, tướng Quách Nôn của Hậu Lương nổi loạn và bị Lã Toản tấn công, ông ta đã nhờ Nam Lương trợ giúp, Thốc Phát Ô Cô đã cử em trai là Thốc Phát Lợi Lộc Cô đến tiếp việc cho Quách, tuy vậy sau đó Quách lại đầu hàng Tây Tần.

574274b51a882.png
Vua Thốc Phát Ô Cô của Nam Lương

573c0c424ad32.png
vua Lữ Quang của Hậu Lương


Cũng trong năm 397, nước Bắc Lương được thành lập: khi quân Hậu Lương của Lữ Quang thất bại trong chiến tranh với Tây Tần; Lã Quang hành hình hai tướng họ Thư Cừ là Thư Cừ La Cừu và Thư Cừ Khúc Chúc thì Thư Cừ Mông Tốn đã nghe tin, kêu gọi các dân tộc Hung Nô đứng lên chống lại Hậu Lương. Ban đầu, ông bị con trai của Lã Quang là Lã Toản đánh bại và phải chạy trốn vào các ngọn núi, song ngay sau đó ông đã hội quân cùng Thư Cừ Nam Thành (沮渠男成), người đang bao vây Kiến Khang ( cũng thuộc Trương Dịch ngày nay) và thuyết phục Đoàn Nghiệp (thái thú quận Kiến Khang) chấp thuận làm lãnh đạo quân nổi dậy, lập nước Bắc Lương. Thư Cừ Mông Tốn gia nhập cùng Đoàn Nghiệp, và trở thành một tướng chính của đất nước

- Năm 398, Thác Bạt Khuê thành lập nước Bắc Ngụy: Mùa xuân năm 398, Thác Bạt Khuê ra Nghiệp thành và đô thành Trung Sơn (của Hậu Yên) đặt cơ quan Hành đài (cơ quan của chính quyền trung ương ở nước ngoài), bức 10 vạn dân từ Sơn Đông về Đại quận. Sau khi Mộ Dung Đức rút về thành lập nước Nam Yên, Thác Bạt Khuê sau đó đã để Thác Bạt Nghi và Tố Hòa Bạt cai quản lãnh thổ cũ của Hậu Yên còn mình trở về Thịnh Lạc. Để tăng cường thông tin và sự kiểm soát, Thác Bạt Khuê cho mở đường giữa Vọng Đô (nay thuộc Bảo Định, Hà Bắc) và Đại (nay thuộc Trương Gia Khẩu, Hà Bắc), qua Thái Hành Sơn. Tuy nhiên, ngay sau đó ông đã triệu hồi Thác Bạt Nghi về làm thừa tướng và thay thế vị trí của Nghi bằng một người họ hàng là Lược Dương công Thác Bạt Tuân.
15403603056252q6232988r.jpg

Vua Bắc Ngụy Đạo Vũ đế (Thác Bạt Khuê)

1502014357181282.jpg

Hình mô phỏng triều đình Bình Thành của Thác Bạt Khuê

1450174819_48341.jpg

Mô hình kinh đô của Bắc Ngụy (nguồn: dotblogs.com.tw)

Vào mùa hè năm 398, Thác Bạt Khuê đã tính đến việc phục hồi lại quốc hiệu Đại, song vì nghe theo lời của Thôi Hoành, ông vẫn giữ quốc hiệu Ngụy. Thác Bạt Khuê dời đô từ Thịnh Lạc về phía nam đến Bình Thành (nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây). Ông sai Thượng thư bộ Lại là Đặng Uyên lập quan chế, Nghi tào lang Đổng Thụy chế định lễ nghi, Tam công lang Vương Đức định ra luật lệ, Diêu Sùng xem thiên văn. Năm 399, vua Bắc Ngụy chia 36 tào thượng thư lên thành 360 tào; chuyển nhiều sách vở của Trung nguyên vào kinh đô Bắc Ngụy


Trong năm 398, Mộ Dung Đức thành lập nước Nam Yên: Mộ Dung Đức là con trai của vua Tiền Yên là Mộ Dung Hoảng. Khi Mộ Dung Bảo lên ngôi, cử Mộ Dung Đức trấn giữ Nghiệp Thành. Tháng 1/398, khi Bắc Ngụy công phá Nghiệp Thành, lực lượng Hậu Yên hỗn loạn, các tông thất nhân biến loạn tranh nhau xưng hiệu. Mộ Dung Đức bức tử vua Hậu Yên mới là Mộ Dung Lân, dẫn bộ hạ về phương Nam, không thể liên hệ được với Mộ Dung Bảo. Mộ Dung Đức đến Hoạt Đài (Hoạt Đài, Hà Nam), tự xưng Yên Vương, kiến đô tại đây. Nghe tin Mộ Dung Bảo bị giết (398), Đức bèn chiếm lấy vùng Hoài Bắc, giáp với Đông Tấn, xưng làm Nam Yên Vương.
s770008503qnr4qn555.jpg

Vua Nam Yên là Hiến Vũ đế (Mộ Dung Đức)


Cũng ở năm 398, nước Hậu Yên gặp khủng hoảng lớn ở nội bộ do vướng chiến tranh với Bắc Ngụy: thám tử về báo Trung Sơn đã thất thủ, Mộ Dung Bảo đưa quân ra bắc. Nhận thấy quân Bắc Ngụy rút về phía tây, Mộ Dung Bảo chuẩn bị phát quân đánh vào Trung nguyên. Khi đại quân Hậu Yên đang xuất phát, bọn thủ lĩnh Đoàn Tốc Cốt lại nổi loạn để tôn Mộ Dung Nông làm hoàng đế. Tháng 3 quân của thủ lĩnh Đoàn (có Mộ Dung Nông tham gia, do âm mưu của Lan Hãn) đánh Long Thành. Từ trong thành, Mộ Dung Bảo và Mộ Dung Thịnh bỏ chạy và quân lính nhao nhao giải tán. Quân của họ Đoàn vào cướp phá, giam Mộ Dung Nông trong cung.
Lợi dung họ Mộ Dung đang đánh nhau, Lan Hãn thừa thế đoạt quyền: ông ta phế bỏ thái tử Mộ Dung Sùng và tâng bốc Mộ Dung Sách, sai rước Mộ Dung Bảo về Long Thành. Mộ Dung Bảo lúc đầu nghe lời con trai bèn rút về nam; sau vì nể thông gia nên quay về. Dọc đường, Mộ Dung Bảo được em Lan Hãn là Gia Nan đến đón. Nhưng chưa kịp đến nơi thì Mộ Dung Bảo bị quân của Gia Nan sát hai vào năm Long An thứ hai nhà Đông Tấn (398)



- Năm 399:
+ Nam Yên: nổi loạn trong nước và đấu tranh với Bắc Ngụy. tướng Phù Quảng, anh em của hoàng đế Phù Đăng của Tiền Tần, đã nghe được lời tiên tri rằng Tiền Tần sẽ sớm được tái lập, và do đó đã tuyên bố nổi loạn, xưng là Tần vương. Vua Nam Yên là Mộ Dung Đức đã đích thân dẫn quân đi đánh Phù Quảng và giết chết người này. uy nhiên, khi ông đi đánh trận, cháu trai Mộ Dung Hòa ở lại để trấn thủ Hoạt Đài và đã bị tướng Lý Biện ám sát, người này sau đó đã trao thành cho Bắc Ngụy. Tướng Ngụy ngay sau đó chiếm đóng Hoạt Đài. Gia thuộc trong thành, về sau khi tướng Mộ Dung Vân giết chết Lý Biện và đem 2 vạn quân ra khỏi Hoạt Đài, hội họp với quân của nhà vua Nam Yên. Mộ Dung Đức tính đến chuyện bao vây Hoạt Đài, song vì nghe theo lời khuyên của tướng Hàn Phạm rằng vây Hoạt Đài sẽ khó, ông quyết định đem quân về phía đông và nhanh chóng chiếm mất Thành Châu của Đông Tấn, lấy Quảng Cố làm kinh đô

+ Bắc Lương: trong năm 399, Đoàn Nghiệp xưng là Lương vương, ông ta phong cho Thư Cừ Mông Tốn là một trong hai thừa tướng, cùng chia sẻ trách nhiệm với Lương Trung Dong (梁中庸). Cũng trong năm đó, khi Bắc Lương bị quân Hậu Lương dưới quyền chỉ huy của thái tử Lã Thiệu và Lã Toản tấn công, theo đề xuất của Thư Cừ Mông Tốn nên Đoàn Nghiệp đã không giao chiến, buộc Lã Thiệu và Lã Toản phải rút quân khi viện binh của Nam Lương do Thốc Phát Lợi Lộc Cô chỉ huy đến trợ giúp cho Bắc Lương.

+ Bắc Ngụy: danh tiếng của Thác Bạt Khuê bị ảnh hưởng do một viên quan cho rằng ông vua này không bằng địa vị của vua Đông Tấn An đế. Cuối năm 399, Đạo Vũ Đế đã trở nên giận dữ vì trong một lá thư gửi cho tướng Si Khôi (郗恢) của Đông Tấn, viên quan Thôi Sính (崔逞) đã phản đối không đủ địa vị của Tấn An Đế (và cũng bởi Thôi Sính trước đó đã so sánh Đạo Vũ Đế như một người có vẻ cáu gắt), ông đã buộc Thôi Sính phải tự sát. Sự kiện này đã khiến cho danh tiếng của Đạo Vũ Đế bị ảnh hưởng, và trong những năm sau đó, một vài quan lại quan trọng của Đông Tấn khi thua trong các cuộc nội chiến đã từ chối chạy đến Bắc Ngụy tị nạn.

- Năm 400:
+ Hậu Tần gây chiến tranh với Tây Tần: Năm 400, Diêu Hưng của Hậu Tần cử Diêu Thạc Đức khởi động một cuộc tấn công chống lại Tây Tần. Mặc dù vậy, Tây Tần đã có thành công bước đầu khi cắt được đường tiếp tế của Diêu Thạc Đức, Diêu Hưng đã phải đích thân dẫn một đội quân đến ứng cứu cho Diêu Thạc Đức, đánh bại vủa Tây Tần là Khất Phục Càn Quy trong trận chiến, gần như bắt được toàn bộ quân của Khất Phục Càn Quy và tiến đến chiếm được hầu hết các thành của Tây Tần. Bản thân Khất Phục Càn Quy đã đầu hàng vua Nam Lương là Thốc Phát Lợi Lộc Cô, do vậy Tây Tần tạm thời chấm dứt tồn tại. Vào mùa thu năm 400, cho rằng Thốc Phát Lợi Lộc Cô nghi ngờ mình, Khất Phục Càn Quy đã chạy trốn khỏi Nam Lương và đầu hàng Hậu Tần. Diêu Hưng lập ông ta làm Quy Nghĩa hầu và đến năm 401, Diêu Hưng đã có một quyết định khác thường khi cho Khất Phục Càn Quy cùng quân lính của ông ta trở về và lệnh cho ông ta phòng thủ kinh thành của Tây Tần trước đó là Uyển Xuyên Cam Túc), và lúc đó mặc dù Khất Phục Càn Quy có thân phận là một tướng Hậu Tần song ông ta đã hành động một cách độc lập.

+ Nước Tây Lương được thành lập: người sáng lập là Lý Cảo, hậu duệ của danh tướng Lý Quảng thời Tây Hán. Thuở nhỏ ông giỏi cả văn lẫn Võ, trưởng thành thì Lý Cảo tham gia chính quyền Bắc Lương của Đoàn Nghiệp (Bắc Lương được tách ra từ nước Hậu Lương của Lữ Quang năm 397) với chức vụ là huyện lệnh của Thái thú Đôn Hoàng. Khi viên Thái thú mất năm 400, do Lý Cảo được lòng người dân nên các quan lại ở quận Đôn Hoàng đã đề nghị ông tiếp quản chức thái thú. Ban đầu, Lý Cảo do dự, song Tống đã khuyên ông chấp nhận, nói với ông rằng một con ngựa với cái trán trắng vừa mới được sinh ra. Lý Cảo do đó chấp thuận và yêu cầu sự phê chuẩn của Đoàn Nghiệp, và Đoàn Nghiệp đã đồng ý. Tuy nhiên, viên quan Sách Tự, một người bạn của Lý Cảo, đã cảnh báo Đoàn Nghiệp về những tham vọng của Lý Cảo và khuyên Đoàn Nghiệp không cho phép Lý Cảo tiếp tục kiểm soát Đôn Hoàng. Đoàn Nghiệp do đó đã cử Sách Tự tiếp nhận chức vụ của Lý Cảo. Lý Cảo lo sợ, ban đầu đã tiếp đón Sách Tự và chuyển giao quyền lực cho ông ta. Song do xúi giục của Tống và Trương Mạc, Lý Cảo đầu tiên cử người đến để nịnh bợ Sách Tự, và rồi tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ Sách Tự, đánh bại và buộc ông ta phải chạy trốn trở lại kinh thành Trương Dịch (này thuộc Cam Túc) của Hậu Lương. Lý Cảo giận dữ trước sự phản bội của Sách Tự, sau đó đã cử sứ giả đến chỗ Đoàn Nghiệp để yêu cầu ông ta giết chết Sách Tự. Thư Cừ Nam Thành cũng không ưa gì Sách Tự nên cũng khuyên Đoàn Nghiệp xử tử Sách Tự để bình định Lý Cảo, và Đoàn Nghiệp đã làm như vậy.
Đến năm 400, thuộc cấp của Lý Cảo là Đường Dao đã tuyên bố sáu quận quanh Đôn Hoàng ly khai và trao quyền quản lý cho Lý Cảo. Lý Cảo đã chấp thuận và lấy tước hiệu là Lương công, lập ra nước Tây Lương

+ Quân Nam Lương tấn công Kinh đô Cô Tang của Hậu Lương, bắt được 8000 hộ đem về nước. Một lần cướp của bộ tộc Khất Phục phía tây hơn 40 vạn ngựa, dê, trâu.

+ Vua Hậu Lương qua đời với miếu hiệu là Hậu Lương Ý Vũ đế, chính quyền Hậu Lương khủng hoảng: Vua Lữ Quang trước khi mất có dặn dò bá quan phải ủng hộ Lữ Thiệu lên ngôi, nhưng Thư Cừ Mông Tốn biết Lữ Thiệu tài năng kém cỏi và Lữ Hoằng là một kẻ hung bạo, ông ta để Lữ Toản làm vua và những người còn lại sẽ coi việc quân và chính sự. Xác của Lữ Quang chưa lạnh, Lữ Toản và Lữ Hoằng đã quay lưng lại với Lữ Thiệu và họ bắt đầu tiến hành chính biến, Lữ Thiệu tự sát (miếu hiệu Hậu Lương Ẩn vương) và Lã Toản lên ngôi. Mấy tháng sau Lữ Hoằng giành ngôi, thất bại mà chết.
Vua Lữ Toản lên ngôi, ham săn bắn và tửu sắc nên bị cháu của vua khai quốc Hậu Lương là Lữ Long sát hại, miếu hiệu Hậu Lương Linh đế (400 - 401)
Ảnh minh họa vua Tây Lương, Nam Lương:

01300000199940121795627996940_s.jpg
Tây Lương Vũ đế (Lý Cảo)

01200000024262136323963210621_s.jpg
Hậu Lương Linh đế Lữ Toản

5730081d85d80.png
Tây Tần Vũ Nguyên vương (Khất Phục Càn Quy)

1462849842270882.png
Hậu Tần Hoàn đế (Diêu Hưng)

50200009239445156016884712517_s.jpg
Bắc Lương Văn vương Đoàn Nghiệp (397 - 401)

- Năm 401:
+ Hậu Tần tấn công Hậu Lương: tháng 5 năm 401, vua Diêu Hưng của Hậu Tần mang quân đánh Hậu Lương của Lữ Long. Để tránh xung đột, Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã ra lệnh cho quân Nam Lương nhường cho quân Hậu Tần một lối đi, và Diêu Thạc Đức do đó đã có thể dễ dàng tiến đến kinh thành Cô Tang (姑臧, nay thuộc Cam Túc), và bao vây thành. Nam Lương, Bắc Lương và Tây Lương đều cứ sứ thần đến Hậu Tần xin khuất phục làm chư hầu. Sau hai tháng bị bao vây, hoàng đế Lü Long của Hậu Lương cũng chịu khuất phục làm chư hầu, và được phong làm Kiến Khang công, mặc dù vậy, ông ta vẫn tiếp tục được giữ Cô Tang và sử dụng tước hiệu "Thiên vương" trong nội bộ lãnh địa của mình. Mặc dù đều là chư hầu của Hậu Tần, song các nước Lương vẫn tiếp tục đánh lẫn nhau.

+ Chính biến cung đình Hậu Yên: mùa thu năm 401, thấy vua Hậu Yên Chiêu Vũ đế (Mộ Dung Thịnh) quá tàn bạo, sát hại nhiều triều thần nên các tướng Mộ Dung Quốc, Tần Dư và Đoàn Tán đã bí mật âm mưu tiến hành chính biến, song tin tức đã bị lọt ra và hơn 500 người đã bị xử tử. Năm ngày sau đó, tướng Đoàn Ki cùng với con trai của Tần Dư là Tần Hưng và con của Đoàn Tán là Đoàn Thái đã tiến đánh hoàng cung. Mộ Dung Thịnh đã đích thân dẫn cận binh hoàng cung giao chiến với quân nổi loạn và có được thành công bước đầu. Tuy nhiên, một lính nổi loạn là Xạ Thương đã xuất hiện từ nơi trú ẩn trong cung và đâm chết Mộ Dung Thịnh. Sau khi Mộ Dung Thịnh qua đời, Đinh Thái hậu do có một mối quan hệ với Mộ Dung Hi nên đã bỏ qua Thái tử Định mà đưa Mộ Dung Hi lên ngôi kế vị. Vừa lên ngôi, Hi tìm giết người cầm đầu cuộc chính biến này, nhưng tìm không ra hung thủ. Một số cận thần mưu lập cựu Thái tử Mộ Dung Định lên ngôi; nhưng âm mưu bị bại lộ và Thái tử cũng mất mạng.
573abbd39c935.png
Chiêu Vũ đế Mộ Dung Thịnh
8315367803.jpg
Chiêu Văn đế Mộ Dung Hi

+ Nam Lương năm 401: mùa xuân năm 401, theo lời thỉnh cầu của nhiều triều thần, Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã tính đến việc xưng đế. Tuy nhiên, ông lại nghe theo lời khuyên của tướng Thâu Vật Lôn rằng một tuyên bố như vậy sẽ biến ông trở thành mục tiêu của những kẻ khác và đã từ bỏ kế hoạch này; đúng hơn, ông chỉ đổi tước hiệu từ Vũ Uy vương (đã được Thốc Phát Ô Cô sử dụng) thành Hà Tây vương.
Mùa hè năm 401, ông đích thân thực hiện một cuộc tấn công chống lại Hậu Lương của Lữ Long và đã thành công. Trong thời gian này, một cuộc trao đổi giữa Thốc Phát Lợi Lộc Cô và viên quan có tên là Sử Cảo rằng có thể chứng minh cả sức mạnh và điểm yếu của Thốc Phát Lợi Lộc Cô trong vai trò người cai trị đất nước. Điều này diễn ra vào dịp Thốc Phát Lợi Lộc Cô lệnh cho các quan lại bình phẩm một cách thẳng thắn sự cai trị của ông. Sử Cảo nói:
Mỗi lần, khi bệ hạ cử tướng đi đánh trận, không một ai có thể phản đối họ. Tuy nhiên, họ không coi việc bình định dân chúng là ưu tiên, thay vào đó lại chỉ tập trung tái định cư bọn họ. Người dân muốn có cuộc sống ổn định và lo ngại về vùng đất mà họ không quen thuộc. Đó là lý do vì sao mà nhiều người nổi loạn hoặc trốn chạy. Đó là lý do vì sao chúng ta liên tục giết được các tướng địch và chiếm được nhiều thành của địch, song đất đai của chúng ta không mở mang.
Thốc Phát Lợi Lộc Cô đồng ý với Sử Cảo. Tuy nhiên, không có tường thuật nào về việc Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã thay đổi chính sách theo đề xuất của Sử Cảo.
1463971739947537.png
Vua Thốc Phát Lợi Lộc Cô của Bắc Lương, miếu hiệu Khang vương (399 - 402)

Mùa thu năm 401, nhận thấy quyền lực của Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã khá lớn mạnh, vua mới của Bắc Lương là Thư Cừ Mông Tốn đã buộc phải cử con trai là Thư Cừ Hề Niệm đến chỗ Thốc Phát Lợi Lộc Cô làm con tin để thể hiện sự khuất phục. Tuy nhiên, Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã từ chối nhận Thư Cừ Hề Niệm làm con tin, nói rằng Thư Cừ Hề Niệm còn quá trẻ và ông muốn Thư Cừ Mông Tốn phải đưa em trai là Thư Cừ Noa đến, người này cũng là một chiến lược gia và tướng quân chính yếu. Thư Cừ Mông Tốn ban đầu từ chối và nói rằng ông cần Thư Cừ Noa để giúp đỡ mình, điều này đã khiến Thốc Phát Lợi Lộc Cô giận dữ và ông đã cử Thốc Phát Câu Diên cùng một người em khác là Thốc Phát Văn Chi đi đánh Bắc Lương và bắt được một người anh em họ của Thư Cừ Mông Tốn tên là Thư Cừ Thiện Thiện Cẩu Tử. Thư Cừ Mông Tốn đã hạ mình khuất phục sau sự kiện này và cử thúc phụ Thư Cừ Khổng Già đến hứa là sẽ đưa Thư Cừ Noa đến Nam Lương làm con tin, trước khi Thốc Phát Lợi Lộc Cô rút quân và trả lại những người mà họ đã bắt giữ. Tuy nhiên, tự thân Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã nhận thức được quyền lực hạn chế của mình, và ông cũng chịu khuất phục trên danh nghĩa đối với Diêu Hưng, hoàng đế của Hậu Tần, và gửi triều cống cho Diêu Hưng. Năm 401, khi Hậu Tần tấn công Hậu Lương, ông đã ra lệnh cho quân của mình rút lui để nhường đường cho quân Hậu Tần.

+ Thư Cừ Mông Tốn sát hại vua Văn vương Đoàn Nghiệp và cướp ngôi vua Bắc Lương: năm 401, vua Đoàn Nghiệp rất lo ngại về các chiến lược và khả năng của Thư Cừ Mông Tốn, và ông đã tính đến việc đưa Thư Cừ Mông Tốn đến một nơi nào đó xa xôi. Thư Cừ Mông Tốn biết được sự nghi ngờ của Đoàn Nghiệp nên đã cố gắng che giấu tham vọng của mình. Lợi dụng việc Đoàn Nghiệp cho xử tử Mã Quyền (vì Quyền hay xúc phạm ông ta). Thư Cừ Mông Tốn sau đó bảo với Thư Cừ Nam Thành rằng Đoàn Nghiệp thiếu khả năng và không phải là một người cai trị thích hợp, và cố thuyết phục Thư Cừ Nam Thành nổi dậy chống lại Đoàn Nghiệp. Nam Thành từ chối, và Thư Cừ Mông Tốn đã yêu cầu được rời khỏi kinh thành để làm thái thú của quận Tây An - được vua đồng ý.
50200009239445156007699019487_s.png
Thư Cừ Mông Tốn - vua đầu tiên của Bắc Lương

Về sau, Thư Cừ Mông Tốn lập bẫy cả Thư Cừ Nam Thành và Đoàn Nghiệp, ông hẹn với Thư Cừ Nam Thành đi tế lễ các thần thánh ở Lan Môn sơn vào một ngày nghỉ, song lại vu cáo thông qua Hứa Hàm rằng Thư Cừ Nam Thành định nổi loạn và sẽ khởi sự vào ngày mà ông ta thỉnh cầu được đến Lan Môn sơn tế lễ. Khi Thư Cừ Mông Tốn thỉnh cầu Đoàn Nghiệp về việc đi tế lễ, Đoàn Nghiệp đã cho bắt và lệnh cho Thư Cừ Nam Thành phải tự sát. Bất chấp việc Nam Thành nói rằng Thư Cừ Mông Tốn là quân phiến loạn và rằng hãy giữ lại mạng của ông ta để ông ta có thể chống lại cuộc nổi loạn của Thư Cừ Mông Tốn khi nó xảy ra, Đoàn Nghiệp vẫn xử tử Nam Thành. Thư Cừ Mông Tốn sau đó đã lấy cớ Đoàn Nghiệp xử tử Thư Cừ Nam Thành để khích động dân chúng nổi loạn chống lại Đoàn Nghiệp, và dân chúng đã thực sự nổi dậy vì họ khá tôn kính Thư Cừ Nam Thành. Quân nổi loạn nhanh chóng chiếm được Trương Dịch. Bất chấp Đoàn Nghiệp van xin, Thư Cừ Mông Tốn vẫn giết chết Đoàn Nghiệp. Tất cả các quan lại của Bắc Lương đều tán thành việc Thư Cừ Mông Tốn tiếp nhận ngai vàng, và Thư Cừ Mông Tốn đã lên ngôi với tước hiệu Trương Dịch công => nước Bắc Lương chính thức thành lập

- Năm 402:
+ Bắc Ngụy gây chiến với Hậu Tần: Khoảng tết năm 402, Bắc Ngụy tấn công Một Dịch Can, một chư hầu của Hậu Tần, điều này đã dẫn đến đổ vỡ trong mối quan hệ giữa Bắc Ngụy và Hậu Tần. Vua Bắc Ngụy sau đó đã xin cưới một công chúa của Hậu Tần, nhưng bị từ chối. Vào mùa hè năm 402, đích thân Diêu Hưng đã dẫn quân đánh Bắc Ngụy, đã có thời điểm chiến sự diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ Hậu Yên ở phía bắc của Hoàng Hà. Vào mùa thu năm 402, hoàng đế Bắc Ngụy đã bao vây tướng chỉ huy tiên quân của Hậu Tần là Diêu Bình (姚平) tại Sài Bích (nay thuộc Sơn Tây), và bất chấp việc phản công của cả Diêu Bình và Diêu Hưng, quân Bắc Ngụy bao vây ngày càng chặt, và đến mùa đông năm 402, Diêu Bình cùng quân lính đã bị bắt sau một nỗ lực phá vây, chiến dịch đánh Bắc Ngụy của Diêu Hưng cũng chấm dứt.
+ Rối loạn nội bộ ở Nam Lương và Thốc Phát Nục Đàn kế ngôi: tướng nổi loạn Tiêu Lãng tại Hậu Lương đã tìm kiếm sự trợ giúp của Nam Lương. Vua Nam Lương cử con trai là Nục Đàn đến, nhưng Tiêu Lãng không chấp nhận. Nục Đàn bèn tìm cách đánh lấy Tiêu Lãng, nhưng nhờ khuyên can nên ông này hợp sức cùng Tiêu Lãng đánh Hậu Lương. Liên quân này dù không hạ nổi kinh đô Hậu Lương, nhưng đã giáng cho tướng Lã Siêu của Hậu Lương một thất bại lớn. Tuy nhiên, cũng trong năm đó, khi vua Thư Cừ Mông Tốn của Bắc Lương tiến đánh Hậu Lương, Thốc Phát Nục Đàn lại đến trợ giúp cho Hậu Lương. Thốc Phát Nục Đàn ngay sau đó cũng đã bắt Tiêu Lãng và giải người này đến chỗ Thốc Phát Lợi Lộc Cô. Cuối năm 402, Thốc Phát Lợi Lộc Cô lâm bệnh và qua đời, ông đã để lại di chiếu truyền ngai vàng lại cho Thốc Phát Nục Đàn. Thốc Phát Nục Đàn chấp thuận và cho dời đô từ Tây Bình về Lạc Đô.

57426dd09b24b.png
Vua Thốc Phát Nục Đàn của Nam Lương

+ Chiến tranh Hậu Lương và Bắc Lương: khi kinh đô Cô Tang của Hậu Lương phải chịu một nạn đói nghiêm trọng, Thư Cừ Mông Tốn đã tiến đánh Hậu Lương, khiến cho Lã Long phải cầu cứu Nam Lương, song trước khi quân Nam Lương đến cứu viện, Lữ Long đã đánh bại được Thư Cừ Mông Tốn, và Thư Cừ Mông Tốn đã thiết lập hòa bình với vua Lữ Long của Hậu Lương, đưa lương thảo đến Hậu Lương để cứu đói.

- Năm 403:
+ Hậu Lương diệt vong: sau chiến tranh với Bắc Lương năm 402, Hậu Lương ngày càng suy kiệt dần: dân chết đói rất nhiều, nhiều người đã phải tị nạn ở Bắc Lương cho dù vua Lữ Long không muốn điều đó xảy ra. Đến đầu năm 403, quân Bắc Lương và Nam Lương liên tục tấn công khiến Hậu Lượng suy kiệt hẳn. Lợi dung sự tuyệt vọng của vua Hậu Lương, các quan lại ở nước Hậu Tần khuyên vua Hậu Tần là Diêu Hưng hãy nắm lấy quyền kiểm soát trực tiếp đối với Hậu Lương, họ tin rằng nếu Lã Long có thể sóng sót sau các biến loạn này thì ông sẽ không còn là chư hầu của Hậu Tần nữa.
1532908816366953n9s7867.jpg
vua Lữ Long của Hậu Lương
1532908834009ns3q6102qn.jpg
Vua Lữ Long bị quân Hậu Tần xử tử (416)

Diêu Hưng do vậy đã triệu Lã Siêu đến Trường An, có ý muốn lợi dụng sự vắng mặt của người này để buộc Lã Long khuất phục. Nhận được lệnh của vua Hậu Tần, vua Lữ Long đã dâng lãnh thổ cho Hậu Tần => nước Hậu Lương diệt vong (Lữ Long về sau bị vua Hậu Tần cuối cùng là Diêu Hoằng sát hại năm 416 vì ông có dính líu đến một âm mưu của Diêu Bật nhằm cướp lấy ngôi vị thái tử từ Diêu Hoằng). Trên bản đồ phía bắc khi đó có 8 nước: Bắc Ngụy (lớn nhất), Bắc Yên, Nam Yên, Hậu Tần, Tây Tần, Bắc Lương, Nam Lương, Tây Lương.
+ Vua Bắc Lương thần phục Hậu Tần: năm 403, vua Bắc Lương chấp thuận tước hầu mà Diêu Hưng ban cho để thể hiện sự khuất phục, mặc dù vậy ban đầu ông tỏ ra bực tức vì vua Thốc Phát Nục Đàn của Nam Lương được Diêu Hưng phong cho tước công, tức là có tước hiệu cao hơn ông.

- Năm 404:
+ Vua Nam Lương từ bỏ tước vương, chấp nhận thần phục Hậu Tần: Thốc Phát Nục Đàn của Nam Lương chấm dứt việc độc lập trên danh nghĩa bằng việc chấm dứt sử dụng niên hiệu riêng và sử dụng niên hiệu của Hậu Tần để thể hiện lòng trung thành với Hậu Tần. Ông chấm dứt sử dụng tước vương, và chỉ dùng tước Quảng Vũ công mà Hậu Tần ban cho. Ông cũng thỉnh cầu Diêu Hưng trao thành Cô Tang cho Nam Lương song Diêu Hưng đã từ chối.
+ Vua Tây Lương thần phục Hậu Tần: trong hoàn cảnh Hậu Tần đang mạnh, Lý Cảo đã khuất phục Hậu Tần trên danh nghĩa và trở thành một chư hầu. Cuối năm này, Vũ vương Lý Cảo lập Lý Hâm làm thái tử

- Năm 405:
+ Vua Tây Lương thần phục Hoàng đế Đông Tấn, dời đô để gây sức ép với Bắc Lương: Lý Cảo tuyên bố thêm các tướng hiệu kính cẩn, và trong thời gian này, trong khi không từ bỏ việc thần phục Hậu Tần, ông cũng cử sứ thần đến Đông Tấn yêu cầu được trở thành chư hầu. Ông cũng chuyển kinh đô từ Đôn Hoàng đến Tửu Tuyền, sát kinh thành Trương Dịch của Bắc Lương hơn, tạo thêm áp lực cho Bắc Lương. Ông cũng viết một lá thư cho tất cả các con trai, bức thư này vẫn còn tồn tại cho đến nay, trong đó khuyến khích họ cởi mở và suy nghĩ một cách hợp lý, và cố gắng hòa nhã.
+ Hậu Yên tiến đánh Cao Câu Ly (Triều Tiên): Vào mùa xuân năm 405, vua Mộ Dung Hi của Hậu Yên đã tấn công thành Liêu Đông (nay thuộc Liêu Dương, Liêu Ninh) của Cao Câu Ly, và đã gần như chiếm được thành. Tuy nhiên, ông lại ra lệnh cho các binh sĩ của mình san bằng các bức tường thành để ông cùng Phù Hoàng hậu có thể tiến vào bằng xe ngựa. Sự chậm trễ này đã cho phép quân Cao Câu Ly có thể củng cố lại thành, và ông đã không thể chiếm được nó.

- Năm 406:
+ Nam Lương đánh Bắc Lương: Năm 406, Thốc Phát Nục Đàn của Nam Lương tiến đánh Bắc Lương song sau khi Thư Cừ Mông Tốn từ chối giao chiến, ông đã triều cống cho Diêu Hưng, khiến cho Diêu Hưng cảm kích và tin vào lòng trung thành của Thốc Phát Nục Đàn, và hoàng đế Hậu Tần đã ủy thác cho Thốc Phát Nục Đàn làm thứ sử Lương Châu (lúc này chỉ còn Cô Tang và các vùng xung quanh), và ban Cô Tang cho ông. Cũng trong năm đó, Thốc Phát Nục Đàn đã dời đô từ Lạc Đô về Cô Tang. ông cũng tiến đến liên minh với vua Tây Lương nhằm cùng chống lại Bắc Lương.
+ Hậu Yên gây chiến với bộ tộc Khất Đan: Khoảng tết năm 406, Mộ Dung Hi cùng với Phù Hoàng hậu đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào các bộ lạc Khất Đan và khi ông thấy rằng người Khiết Đan quá mạnh và định rút lui thì Hoàng hậu lại nài nỉ rằng bà ta muốn quan sát một trận chiến, ông vì thế đã bỏ qua đội cận binh nặng nề của mình và cùng với kị binh tiến đánh Cao Câu Ly. Cuộc tấn công đã không thành công và ông đã buộc phải rút quân. Tướng Mộ Dung Vân đã bị một mũi tên trong trận chiến làm cho bị thương và do lo sợ sự tàn ác của Mộ Dung Hi, ông ta đã dùng việc này để từ bỏ chức vụ và ở nhà.

- Năm 407:
+ Hách Liên Bột Bột lập ra nước Hạ: Hách Liên Bột Bột vốn họ Lưu (người Hung Nô). Cha là Lưu Vệ Thần bị quân Bắc Ngụy sát hại khi đang trốn chaỵ, Bột Bột lên thay. Lúc đâu Bột Bột chạy qua bộ tộc Sất Can, bị tù trưởng của bộ lạc này đưa qua tù trưởng Một Dịch Can của Hậu Tần. Tại Hậu Tần, Bột Bột làm rể của Một Dịch Can. Trong triều đình, em trai là Ung khuyên vua Hậu Tần không nên trọng dụng Hách Liên Bột Bột vì nhận thấy ông này rất tàn bạo với thuộc cấp. Vua Hậu Tần nghe theo, bèn cử Bột Bột sang trấn thủ vùng Sóc Phương (nay thuộc Nội Mông) để lãnh suất một phần bộ lạc. Tại đây, Bột Bột thể hiện rõ sự tham lam tàn bạo khi cho quân cướp sạch các đồ cống nạp của các bộ lạc khác cho vua Hậu Tần; đã thế còn giả đi săn để đánh úp, giết hại Một Dịch Can.
1462762688295911.png
Vua Hạ Vũ đế (Hách Liên Bột Bột)
r1q00083r4n09op3o68.jpg
ảnh minh họa triều đình vua Hạ

Năm Nghĩa Hy thứ ba nhà Tấn (407), Bột Bột thấy thế lực đã mạnh bèn ly khai khỏi vua Hậu Tần, xưng là Đại Hạ thiên vương, Đại thiền vu, niên hiệu Long Thăng nguyên niên. Vừa dựng nước, các thuộc hạ đều chủ trương đóng đô ở Cao Bình để tranh giành Quan Trung với Hậu Tần; nhưng vua Hách Liên Bột Bột (sau đây gọi tắt là vua Hạ) không nghe theo. Ông ta cho rằng thế lực của mình chưa đủ mạnh, nên xây thành trước để khi quân Hậu Tần đến thì quân Hạ đủ sức đánh; ông ta nói: "Không bằng dùng quân kỵ hành động mau lẹ; nhân lúc bất ngờ, y cứu mặt trước thì đánh mặt sau; y cứu mặt sau thì đánh mặt trước, khiến y mỏi mệt. Chúng ta thì địch tới nơi nào ăn nơi ấy, không đầy mười năm, không đầy mười năm, toàn bộ Lãnh Bắc, Hà Đông sẽ là của ta. Chờ khi Diêu Hưng chết, con nối ngôi ngu tối yếu ớt, Trường An sẽ là vật trong túi chúng ta". Theo kế hoạch đó, vua Hạ không ngừng quấy phá Hậu Tần và bắt vài vạn hộ dân; có vài lần đánh tan vua Nam Lương.
Theo kế hoạch đã định, vua Hách Liên Bột Bột (lúc đâu họ Lưu, đến năm 413 đổi thành "Hách Liên" - nghĩa là "trời") quyết định xây kinh thành Thống Vạn (nay thuộc tây bắc Hoàng Sơn, Thiểm Tây). Quân Hạ huy động 10 vạn dân quân đi xây dựng, cử Sất Can A Lợi làm tổng chỉ huy công trình. A Lợi nung gạch đắp thành và cho nghiệm thu từng viên một bằng cách cho dùi đục thử: nếu dùi đâm vào sâu 1 tấc thì giết thợ làm gạch, đem xác trộn vào gạch để xây thành. Dưới sự cưỡng bức của quân Hạ, ngôi thành này xây rất vững chắc; đến nỗi khi quân Bắc Tống hạ thành Hạ châu (tức Thống Vạn) năm 997, đem quân vào phá nhưng chỉ phá được thành ngoài, thành bên trong quá chắc chắn nên không phá nổi. Tên gọi "Thống Vạn" ý nói thống nhất vạn nước, chính là suy nghĩ của Hách Liên Bột Bột thế.
A Lợi quản lý luôn cả việc chế tạo vũ khí. Cung tên chế ra bắn không thủng áo giáp thì chém thợ làm cung tên, bắn thủng thi chém luôn thợ làm áo giáp. Ông ta chế ra thành công "Bách luyện cương đao" rất sắc bén, đúc trống lớn, tượng Ông Trọng, đồng dà, lông thú... đều dát vàng. Lúc chế tạo hơi không có chỗ nào phù hợp, lập tức phu thợ sẽ bị xử tử. Trước sau có hơn nghìn người bị giết chết

+ Chiến tranh Hạ với Nam Lương: vừa lên ngôi ít lâu và đang xây dựng thành Thống Vạn, Hách Liên Bột Bột đã yêu cầu được kết hôn với con gái của Thốc Phát Nục Đàn. Thốc Phát Nục Đàn từ chối, và trong cơn giận Lưu Bột Bột đã phát động một cuộc tấn công trừng phạt Nam Lương nhưng sau đó đã rút lui. Trong khi quân Nam Lương đang rút lui, quân Hạ dùng mưu nhử đạo quân này đến một hẻm núi và sau đó chặn đường ra bằng băng và xe ngựa rồi phục kích ông; có khoảng từ 60% đến 70% các quan lại và tướng lĩnh danh tiếng của Nam Lương đã chết trong trận chiến. Trong lo sợ, Thốc Phát Nục Đàn đã ra lệnh cho toàn bộ người dân trong vòng bán kính 150 km của Cô Tang phải vào trong thành, điều này đã dẫn đến sự hoảng loạn khủng khiếp và một cuộc nổi loạn do tộc trưởng Hung Nô tên là Thành Thất Nhi đã diễn ra song đã bị đánh bại.

+ Vua Nam Yên xưng thần với Hậu Tần: Mộ Dung Siêu của Nam Yên cử Ngự sử trung thừa Phong Khải đến Hậu Tần thương lượng để Diêu Hưng trao trả mẫu thê cho ông. Diêu Hưng yêu cầu ông chịu khuất phục làm chư hầu và gửi đến Hậu Tần hoặc là các nhạc công cung đình của Tiền Tần (những người này lúc đó đang ở Nam Yên) hoặc 1.000 tù nhân Đông Tấn. Mộ Dung Siêu đã dễ dàng đồng ý trở thành chư hầu, song lại do dự khi lựa chọn một trong hai yêu cầu sau đó. Cuối cùng, do sợ bị Đông Tấn trả thù, Mộ Dung Siêu chọn cách chuyển đến 120 người Thái nhạc kĩ. Diêu Hưng sau đó giao Đoàn thị và Hô Diên thị cho ông (hai năm sau, vua Nam Yên đều phong mẫu thê làm hậu)

+ Bắc Lương đánh Nam Lương: mùa thu năm 407, Thốc Phát Nục Đàn thực hiện một cuộc tấn công khác vào Bắc Lương, song Thư Cừ Mông Tốn cũng đã có thể đánh bại được ông ta.

+ Nước Bắc Yên thành lập: tức giận vì những hành động tàn bạo của Mộ Dung Hi, tướng Phùng Bạt (người Hán) và anh em trai là Phùng Tố Phất (hai người này trước đó đã đi ở ẩn vì Mộ Dung Hi muốn giết họ) đã âm mưu cùng với người anh em họ là Phùng Vạn Nê để bắt đầu nổi loạn.
Do Phùng Bạt là bạn của Mộ Dung Vân (ông này là người gốc Triều Tiên, thuộc dòng dõi quý tộc nước Cao Câu Ly) nên ông ta đã thuyết phục được Mộ Dung Vân làm lãnh đạo của cuộc nổi loạn, và họ đã nhanh chóng chiếm được hoàng cung và đóng cửa thành. Mộ Dung Vân xưng làm Thiên vương.
Mộ Dung Hi trở về Long Thành và ở bên ngoài thành, tại Long Đằng uyển để chuẩn bị tấn công vào thành. Vào thời điểm này, một cận binh hoàng cung tên là Trữ Đầu đã chạy trốn đến chỗ ông và thông báo với ông rằng các cận binh hoàng cũng khác đã sẵn sàng quay sang chống lại Mộ Dung Vân ngay khi ông tấn công vào thành. Tuy nhiên, không rõ vì nguyên cớ gì, Mộ Dung Hy lại hoảng sợ trước tin này và chạy trốn. Tướng của ông là Mộ Dung Bạt đã cố duy trì cuộc tấn công nhằm vào Long Thành và bước đầu đã thành công, song đến khi các binh sĩ bắt đầu nhận ra rằng Mộ Dung Hi đã bỏ trốn nên đội quân này đã sụp đổ, còn Mộ Dung Bạt thì bị Phùng Bật giết chết. Sau đó, Mộ Dung Hi được tìm thấy khi đang mặc quần áo dân thường ở trong một khu rừng, ông bị bắt và giao cho Mộ Dung Vân. Mộ Dung Vân đã đích thân đọc cáo trạng về các tội ác của ông và sau đó chặt đầu cựu hoàng đế cùng các con trai.
573aace24f006.png
vua Bắc Yên Huệ đế (Mộ Dung Vân: 407 - 409)

Ông lên ngôi vua, tự xưng là Thiên vương. Mộ Dung Vân quyết định lấy họ cũ là Cao Vân, đặt niên hiệu là Chính Thủy. Ông dùng tướng Phùng Bạt làm Đô đốc phụ trách việc quân, Lục thượng thư sự.

- Năm 408:
+ Vua Tây Tần cùng quân Hậu Tần tiến đánh Nam Lương: Năm 408, Thốc Phát Nục Đàn (người trước đó đã khuất phục chịu trở thành chư hầu của Hậu Tần) đã trở nên hành động một cách độc lập. Diêu Hưng của Hậu Tần quyết tâm tiêu diệt Nam Lương, và Khất Phục Càn Quy là một trong các tướng được cử đi cùng với đội quân dưới sự chỉ huy của con trai ông ta là Diêu Bật nhằm diệt Nam Lương. Tuy nhiên, chiến dịch của Diêu Bật đã thất bại và mặc dù sau đó Thốc Phát Nục Đàn trên danh nghĩa vẫn tiếp tục khuất phục trong một thời gian, ông ta đã nhanh chóng tuyên bố độc lập hoàn toàn.

+ Chiến tranh Nam Lương, Hạ với Hậu Tần; vua Nam Lương xưng vương: Năm 408, Diêu Hưng của Hậu Tần ủy thác cho con trai là Diêu Bật dẫn đầu một đội quân lớn cùng với các tướng Liễm Thành và Khất Phục Càn Quy của Tây Tần tiến một cuộc tấn công bất ngờ vào Nam Lương, ban đầu lừa Thốc Phát Nục Đàn rằng đây là một phần của chiến thuật gọng kìm nhằm chống lại Hạ. Chỉ đến khi quân của Hậu Tần đến vùng lân cận Cô Tang thì Thốc Phát Nục Đàn mới nhận ra mục đích thật sự của chiến dịch, và ông đã cho thủ thành chống lại Diêu Bật. Có một cuộc nổi loạn đã diễn ra ngay bên trong thành Cô Tang do Vương Chung lãnh đạo, đe dọa đến sự phòng thủ của thành, Thốc Phát Nục Đàn đã cho chôn sống 5000 người, và ông sau đó đã đánh bại được Diêu Bật. Khi Diêu Hưng cử Diêu Hiển đến trợ giúp cho Diêu Bật, Thốc Phát Nục Đàn cũng đánh bại đội quân này, và Diêu Hiển trong sợ hãi đã đổ lỗi cho Liễm Thành về toàn bộ chiến dịch và tạ lỗi với Thốc Phát Nục Đàn, và sau đó rút lui cùng với Diêu Bật. Thốc Phát Nục Đàn cũng cứ một sứ thần đến Trường An để thỉnh cầu được tha thứ.
Vào mùa đông năm 408, trong bối cảnh Hậu Tần bị ông và Lưu Bột Bột đánh bại, Thốc Phát Nục Đàn lại một lần nữa tuyên bố độc lập, lần này ông xưng là Lương vương.

+ Quân Hạ đánh tan Hậu Tần: Năm 408, Diêu Hưng cử tướng Tề Nan mở một chiến dịch lớn để tiến đánh Lưu Bột Bột của nước Hạ. Lưu Bột Bột ban đầu đã rút lui để khiến cho Tề Nam tin rằng ông sợ Tề, và Lưu Bột Bột đã phản công bất ngờ và bắt được Tề. Sau đó, nhiều lãnh thổ của Hậu Tần đã rơi vào tay Hạ.

+ Tình hình ở nước Bắc Yên: Năm 408, Cao Vân lập con trai là Cao Bành Thành làm thái tử. Cùng thời gian này, Quảng Khai Thổ Thái Vương (vua Kwanggaet'o) nước Cao Câu Ly sai sứ sang giao hảo và đề nghị nhận lại người trong họ tộc cũ. Cao Vân đáp lại đề nghị của vua Cao Câu Ly.

- Năm 409:
+ Chính biến ở Bắc Yên: Năm 409, Lý Tế, một người tham gia vào vụ đảo chính đưa Cao Vân lên ngôi, bất mãn vì không được trọng dụng, bèn làm binh biến cùng tướng cầm đầu vệ sĩ của Cao Vân là Cầm Ban và Đào Nhân. Cao Vân bị phản quân giết chết, không rõ năm đó ông bao nhiêu tuổi. Tướng Phùng Bạt mang quân dẹp loạn, giết chết Lý Tế, Cầm Ban và Đào Nhân rồi tự xưng làm vua, tức là vua Bắc Yên Văn Thành Đế.
Cao Vân là nhân vật chuyển tiếp giữa Hậu Yên và Bắc Yên. Nhiều tài liệu vẫn coi ông là người mở đầu cho nước Bắc Yên, số ít tài liệu khác căn cứ vào họ Mộ Dung mà ông nhận từ Mộ Dung Bảo để coi ông là vua kế tục Hậu Yên.

+ Chiến tranh Hậu Tần với Hạ: Năm 409, Diêu Hưng đich thân dẫn quân đi đánh Lưu Bột Bột, song khi đến Nhị Thành (nay thuộc Diên An, Thiểm Tây), ông ta đã gần như rơi vào bẫy của Lưu Bột Bột, và trốn thoát sau khi quân Hậu Tần phải chịu thương vương lớn. Thất bại này đã khiến Diêu Hưng phải hủy bỏ một sứ mệnh do tướng Diêu Cường chỉ huy để cứu Nam Yên khỏi bị Đông Tấn tiêu diệt. (Không có viện trợ của Hậu Tần, Nam Yên đã bị tiêu diệt vào năm 410.) Trong vài năm sau đó, quân Hạ và Hậu Tần chiến đấu liên tục, song đều không đạt được chiến thắng quyết định, song Hậu Tần phải chịu tổn hạo tài vật nặng hơn Hạ, và kết quả là Nam Lương và Tây Tần đã không còn sẵn lòng làm chư hầu của Hậu Tần như trước.

+ Vua Tây Tần tái lập quốc gia, chính thức xưng vương: lợi dụng thất bại của Hậu Tần trước Nam Lương năm 408, Khất phục Càn Quy đã trốn thoát và trở về Uyển Xuyên. Trong cùng năm, ông tái lập nước Tây Tần và xưng là Tần vương, đồng thời cải niên hiệu vào năm 409. Ông một lần nữa lại lập vợ mình làm Hoàng hậu và con trai Khất Phục Sí Bàn làm thái tử, kinh đô của Tây Tần được tạm thời đặt tại Độ Kiên sơn (nay thuộc Bạch Ngân, Cam Túc)

+ Vua Nam Yên gây chiến tranh với Hoàng đế Đông Tấn: Tết Nguyên Đán năm Kỉ Dậu (409), Mộ Dung Siêu tổ chức triều hội quần thần, ông than thở về việc thiếu các nhạc công cung đình, ông đề xuất tiến hành một cuộc tấn công Đông Tấn để bắt người đào tạo làm nhạc công, bất chấp phản đối từ anh trai của Hàn Phạm là Lĩnh quân tướng quân Hàn Ngôn Trác.
Tháng 2 ÂL, Mộ Dung Siêu cử các tướng Mộ Dung Hưng Tông, Hộc Cốt Đề, và Công Tôn Quy đi đánh Đông Tấn, chiếm được Túc Dự ( nay thuộc Tú Thiên, Giang Tô) và bắt được 2.500 nam nữ, họ được giao cho quan bộ lễ để dạy nhạc. Được khuyến khích trước thành công này, Mộ Dung Siêu tiếp tục các cuộc tấn công chống Đông Tấn
Tháng 3 ÂL, tướng Lưu Dụ của Đông Tấn đã đề xuất mở một cuộc tấn công lớn chống lại Nam Yên bất chấp các phản đối trong triều. Công Tôn Ngũ Lâu và Mộ Dung Trấn đề xuất rằng quân Nam Yên phòng thủ ở Đại Hiện sơn (nay thuộc Duy Phường, Sơn Đông) không cho quân Tấn đi qua. Tuy nhiên, Mộ Dung Siêu lại tự tin thái quá nên đã quyết định để cho quân Tấn đi qua, và dự định sau đó sẽ giao chiến với Đông Tấn ở vùng đồng bằng ở phía bắc của núi. Ông tiếp tục bác bỏ đề xuất rằng nên đốt cháy các loại cây trồng để không cho quân Đông Tấn dùng làm lương thảo. Khi Mộ Dung Trấn bình luận rằng điều này sẽ khiến đất nước bị tiêu diệt, Mộ Dung Siêu tống Mộ Dung Trấn vào ngục.
Lưu Dụ đã rất vui mứng trước việc Mộ Dung Siêu không phòng thủ ở Đại Hiện sơn như ông ta lo ngại. Tháng 6 ÂL, quân Đông Tấn và Nam Yên giao chiến ở gần Lâm Cù (cũng thuộc Duy Phường ngày nay), trong khi bản thân Mộ Dung Siêu thì chờ trong thành tại Lâm Cù. Tướng Hồ Phiên của Đông Tấn tập kích Lâm Cù, chiếm được thành và buộc Mộ Dung Siêu phải chạy trốn. Cùng với việc Mộ Dung Siêu chạy trốn, Lưu Dụ đã đánh bại được hầu hết quân Nam Lương, và Mộ Dung Siêu lại chạy về Quảng Cố. Lưu Dụ thừa thắng bắc tiến và nhanh chóng chiếm được đại thành vào ngày Bính Tý (19) cùng tháng (17 tháng 7), Mộ Dung Siêu tập hợp mọi người bảo vệ tiểu thành. Mộ Dung Siêu phóng thích Mộ Dung Trấn và đề nghị giúp mình giữ thành. Song khi Mộ Dung Trấn đề xuất rằng hãy dốc sức quyết chiến một trận thay vì chỉ phòng thủ Quảng Cố, Mộ Dung Siêu lại ngần ngại, thay vào đó, ông đã cử Hàn Phạm đến Hậu Tần khẩn cấp trợ giúp.
Cuối cùng, Diêu Hưng khiển Vệ tướng quân Diêu Cường đem một vạn quân đến cứu Nam Yên, song sau khi bản thân ông ta cũng phải chịu một thất bại dưới tay tướng nổi loạn Lưu Bột Bột (hoàng đế khai quốc của nước Hạ), nên cho đội quân của Diêu Cường quay về Trường An. Hàn Phạm đầu hàng Lưu Dụ, song Mộ Dung Siêu tha cho Phạm gia, quân đồn trú tại Quảng Cố trở nên tuyệt vọng hơn. Một số quan lại đã đề xuất Mộ Dung Siêu nên đầu hàng Đông Tấn song ông đã từ chối và xử tử bất kỳ ai đề nghị như vậy.

- Năm 410:
+ Nước Nam Yên bị Đông Tấn tiêu diệt: vua Nam Yên Mộ Dung Siêu thất vọng vì Diêu Hưng bị quân Hạ của Hách Liên Bột Bột đánh tan tành, không thể cứu viện cho quân Nam Yên. Quân Đông Tấn của Lưu Dụ vây thành Quảng Cố từ năm 409, nhiều người bỏ ra ngoài thành đầu hàng rất nhiều; nhưng vua Nam Yên quyết không chịu hàng. Tháng 2 năm Canh Tuất (tức ngày 5/3/410), Lưu Dụ ra lệnh tổng tấn công. Thượng thư Duyệt Thọ mở cửa thành đầu hàng, Mộ Dung Siêu cùng vài chục kị binh định đột vây tẩu thoát song bị bắt. Lưu Dụ trách tội Mộ Dung Siêu vì nhiều lần từ chối đầu hàng, song Mộ Dung Siêu không hề trả lời lại Lưu Dụ mà chỉ phó thác mẫu thân cho tướng Lưu Kính Tuyên của Đông Tấn do người này từng đến đầu hàng Mộ Dung Đức. Mộ Dung Siêu bị giải về kinh thành Kiến Khang của Đông Tấn rồi bị xử tử, và có khoảng 3.000 quan lại và quý tộc Nam Yên cũng bị giết.

+ Bắc Lương tấn công Tây Lương, đánh bại quân Nam Lương để bảo vệ lãnh thổ: đầu năm 410, quân Nam Lương do Thốc Phát Nục Đàn chỉ huy bất ngờ tấn công Bắc Lương. Biết trước âm mưu của Nam Lương, vua Bắc Lương nhanh chóng phản công đánh bại Bắc Lương và vây luôn đô thành của Bắc Lương là Cô Tang. Thế nhưng do vua Nam Lương tiến hành hành quyết quá nhiều người và có trên 10.000 hộ dân Nam Lương phải tỵ nạn nên vua Nam Lương (Thốc Phát Nục Đàn) đã phải cầu hòa với Bắc Lương để giải quyết nội bộ trong nước. Đến mùa thu năm 410, Thư Cừ Mông Tốn đem quân Bắc Lương đi tấn công Tây Lương và đánh bại thế tử Lý Hâm trong trận chiến, bắt được tướng Chu Nguyên Hổ. Lý Cảo phải dùng vàng và bạc để chuộc lại Chu, và Thư Cừ Mông Tốn đã thả Chu và thiết lập hòa bình với Lý Cảo.

+ Nội loạn trong cung đình Bắc Yên: sau khi vua Phùng Bạt (Yên Văn Thành đế) lên ngôi không lâu, Phùng Vạn Nê và Phùng Nhũ Trần đều cảm thấy rằng họ đã có đóng góp nhiều cho thành công của Phùng Bạt, và họ bực bội trước việc không được ở lại Long Thành và kiểm soát triều đình mà lại phải làm các tướng chỉ huy ở các thành Phì Như (nay thuộc Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc) và Bạch Lang (nay thuộc Triều Dương, Liêu Ninh). Họ đã cùng nhau nổi loạn. Phùng Bạt cử Phùng Hoằng và Phùng Hưng đi đánh họ. Sau khi bị đánh bại, Phùng Vạn Nên và Phùng Nhũ Trần đã đầu hàng, song Phù Hoằng đã giết chết cả hai.
4bed2e738bd4b31ce3010ff087d6277f9e2ff8b8.jpg
Bắc Yên Văn Thành đế (Phùng Bạt)
060828381f30e9240f32cd404c086e061d95f729.jpg
Lãnh thổ nước Bắc Yên thời Phùng Bạt
1535591745367o9q2n75o82.jpg
Hình minh họa quân Bắc Yên đánh trận


- Năm 411:
+ Chiến tranh Bắc Lương với Tây Lương tiếp diễn: Năm 411, Thư Cừ Mông Tốn của Bắc Lương đã phá vỡ thỏa thuận hòa bình trước đó khi tấn công bất ngờ vào Tây Lương. Lý Cảo bảo vệ kinh thành và từ chối giao chiến với Thư Cừ Mông Tốn, và Bắc Lương sau đó đã rút quân do cạn nguồn lương thảo. Lý Cảo sau đó cử Lý Hâm đi đánh quân Bắc Lương đang rút, và Lý Hâm đã giành được một thắng lợi lớn trước Thư Cừ Mông Tốn, bắt được tướng Thư Cừ Bách Niên .

+ Đông Tấn tiêu diệt được khởi nghĩa Tôn Ân, Lư Tuần

- Năm 412, vua Tây Tần bị ám sát: sau khi dời đô về Đàm Giao không lâu, vua Khất Phục Càn Quy bị con trai của Khất Phục Quốc Nhân là Khất Phục Công Phủ đã giết chết trong một cuộc chính biến, ngoài ra Khất Phục Công Phủ còn giết hơn mười người con trai khác của Khất Phục Càn Quy. Sau một chiến dịch ngắn ngủi giữa Khất Phục Công Phủ và Khất Phục Sí Bàn, Khất Phục Sí Bàn đã chiến thắng và giết chết Khất Phục Công Phủ rồi lên ngôi vua

- Năm 413:
+ Nam Lương đánh Bắc Lương: Năm 413, Thốc Phát Nục Đàn của Nam Lương lại tiến đánh Bắc Lương và tiếp tục thất bại. Thư Cừ Mông Tốn lại bao vây Lạc Đô nhưng không thể chiếm được thành. Tuy nhiên, tướng Thốc Phát Văn Chi sau đó đã nổi loạn và điều này đã khuyến khích Thư Cừ Mông Tốn mở một cuộc tấn công mới. Thốc Phát Nục Đàn buộc phải gửi em trai Thốc Phát Câu Diên đến Bắc Lương làm con tin.

+ Triều đình Bắc Lương phá thành công vụ mưu sát hụt quốc vương: trong năm 413, khi Thư Cừ Mông Tốn đang ngủ, một hoạn quan tên là Vương Hoài Tổ (王懷祖) đã cố ám sát ông, song chỉ làm ông bị thương ở chân. Mạnh Vương hậu đã bắt giữ rồi chặt đầu Vương. Cũng vào năm 413, mẫu thân của Thư Cừ Mông Tốn qua đời..

- Năm 414:
+ Nước Nam Lương bị tiêu diệt: Năm 414, các bộ lạc Thóa Khiết Hãn (唾契汗) và Ất Phất (乙弗) đã nổi loạn, và mặc dù Nam Lương đang ở trong tình trạng tuyệt vọng, Thốc Phát Nục Đàn đã để thái tử Thốc Phát Hổ Đài làm chỉ huy tại Lạc Đô, còn mình thì mở một chiến dịch chống lại Ất Phất và đã khá thành công. Lợi dung việc vua Nam Lương mải đánh các bộ tộc nổi loạn, vua Khất Phục Sí Bàn của Tây Tần vì thế đã quyết định tấn công bất ngờ vào Lạc Đô. Ông đã nhanh chóng tiến đến Lạc Đô và vây thành. Thốc Phát Hổ Đài hoảng sợ và buộc những người Hán ở trong thành phải vào thành nội bởi ông không tin tưởng họ, điều này đã làm suy yếu đội quân của ông, và Lạc Đô đã thất thủ. Thốc Phát Hổ Đài bị bắt.
Cháu trai của Thốc Phát Nục Đàn là Thốc Phát Phiền Nê (con trai của Thốc Phát Ô Cô) đã trốn thoát và thông tin cho Thốc Phát Nục Đàn về sự việc đã xảy ra. Thốc Phát Nục Đàn thông báo với quân đội rằng kế hoạch của ông là tấn công bộ lạc Thóa Khiết Hãn, và sau đó sử dụng số tài vật thu được từ cướp bóc để chuộc những người ở Lạc Đô từ tay Tây Tần. Tuy nhiên, quân lính khi nghe được tin này đã chán nản và bỏ rơi ông. Thốc Phát Nục Đàn buộc phải đến đầu hàng Tây Tần.
Khất Phục Sí Bàn chào đón Thốc Phát Nục Đàn như một người khách quý và phong tước công cho cựu vương Nam Lương, và lập con gái của Thốc Phát nục Đàn làm vương hậu. Tuy nhiên, đến năm 415 Khất Phục Sí Bàn đã hạ độc giết chết Thốc Phát Nục Đàn. Sau khi bị đầu độc, Thốc Phát Nục Đàn đã nhận ra điều gì đang xảy ra, và từ chối việc điều trị và rồi qua đời ngay sau đó.

+ Bắc Yên quan hệ với hãn Nhu Nhiên và Bắc Ngụy xâm nhập: Uất Cửu Lư Hộc Luật, người đã kết hôn với một con gái của Phùng Bạt, đã bị một cháu trai tên là Uất Cửu Lư Bộ Lộc Chân lật đổ, và các lãnh đạo chính biến đã gửi ông ta cùng con gái của Phùng Bạt đến Bắc Yên. Phùng Bạt đối xử với ông ta như một vị khách danh giá và giống như kế hoạch ban đầu, đã lấy một con gái của ông ta làm thiếp. Uất Cửu Lư Hộc Luật đã thỉnh cầu Phùng Bạt rằng dãy cử một đội quân hộ tống ông ta về quê hương, và Phùng Bạt với một ít miễn cưỡng, đã cử tướng Vạn Lăng đi hộ tống Uất Cửu Lư Hộc Luật, song Vạn Lăng lại giết chết Uất Cửu Lư Hộc Luật trên đường đi và quay trở lại. Thay vào đó, Phùng Bạt lại liên minh với hãn mới của Nhu Nhiên là Uất Cửu Lư Đại Đàn, là người đã lật đổ Uất Cửu Lư Bộ Lộc Chân.
Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế Thác Bạt Tự cũng năm đã cử một sứ thần tên là Hốt Nữu Vu Thập Môn đến Bắc Yên để cố đàm phán hòa bình, song khi Hốt Nữu Vu đến Hòa Long, ông ta từ chối đi vào hoàng cung Bắc Yên, và yêu cầu Phùng Bạt phải ra ngoài để nhận chiếu chỉ của Minh Nguyên Đế. Phùng Bạt đã từ chối và cho kéo lê Hốt Nữu Vu vào cung. Hốt Nữ Vu không chịu cúi đầu, và Phùng Bạt đã lệnh cho các cận vệ ấn đầu của Hốt Nữu Vũ xuống, và sau đó tống sứ giả này vào ngục. Sau đó, trong vài dịp, Hốt Nữu Vu đã xúc phạm Phùng Bạt, song Phùng Bạt đã bác các đề xuất xử tử người này và ông nói rằng Hốt Nữ Vu chỉ là trung thành với đất nước của hắn. Ông sau đó đã một vài lần cố khiến cho Hốt Nữu Vu khuất phục song trong mỗi lần đó Hốt Nữu Vu đều từ chối. Phùng Bạt thay vào đó đã liên minh với hoàng đế Hách Liên Bột Bột của nước Hạ.

- Năm 415:
+ Nước Hạ bình thường quan hệ với Bắc Lương: Năm 415, Diêu Hưng chết, con là Diêu Hoằng lên thay làm vua Hậu Tần mới. Nước Hạ chủ động thiết lập quan hệ hòa hoãn với vua Bắc Lương là Thủ Cừ Mông Tốn vốn là nước láng giềng. Lúc này Hậu Tần đã suy yếu, nhận thấy được tình hình quân Đông Tấn sẽ đánh bại Hậu Tần và quyền thần Lưu Dụ sẽ chú tâm việc cướp ngôi Đông Tấn nên chưa chắc đã giữ được đất Quan Trung, Hách Liên Bột Bột cho quân chiếm lấy vùng phía tây của Hậu Tần là An Định, chuẩn bị bàn đạp đánh vào Quan Trung.

+ Bắc Lương liên tiếp chiến tranh với vua Tây Tần: sau khi diệt Nam Lương năm 414, Bắc Lương và Tây Tần bắt đầu một loạt các cuộc chiến tranh với nhau, Thư Cừ Mông Tốn thường chiến thắng trước vua Khất Phục Sí Bàn của Tây Tần. Năm 416, sau một trận chiến bất phân thắng bại, Bắc Lương và Tây Tần thiết lập hòa bình.

- Năm 416:
+ Vua Hậu Tần thần phục quân Đông Tấn của Lưu Dụ: năm 416, Hậu Tần bị Đông Tấn tấn công dưới sự chỉ huy của tướng Lưu Dụ, Khất Phục Sí Bàn đã gửi tin cho Lưu Dụ để xin làm chư hầu, và Lưu Dụ đã ban cho ông tước hiệu Hà Nam công.

+ Nội loạn ở Bắc Yên và can thiệp của quân Bắc Ngụy: tướng Khố Nộc Quan Bân của Hậu Yên, là người trước đó đã đào thoát từ Bắc Yên đến Bắc Ngụy rồi lại đào thoát từ Bắc Ngụy trở lại Bắc Yên, đã bị Minh Nguyên Đế của Bắc Ngụy tấn công, và ngoài Khố Nộc Quan Bân, quân Bắc Ngụy còn giết được hai tướng khác của Bắc Yên là Khố Nộc Quan Xương và Khố Nộc Quan Đề

- Năm 417:
+ Hậu Tần bị quân Đông Tấn tiêu diệt (416 - 417): khi vua Hậu Tần mới là Diêu Hoằng vừa lên ngôi được vài tháng, lo giải quyết phản loạn giành ngôi của Diêu Ý và Diêu Khôi thì quân Đông Tấn bắt đầu tiến quân ra lãnh thổ Tây Tần. Tháng 9 (âm lịch) năm 416, quân Đông Tấn tiến vào đất Hậu Tần thuận lợi, các viên tướng Hậu Tần là Lê Khâu, Hạng Thành đều ra hàng. Quân Đông Tấn tiến tới Lâm Thái, Thương Thần. Đạo quân thủy của Tấn bất ngờ tiến đánh Hoạt Đài, khiến tướng Bắc Ngụy bỏ chạy về nước (về sau bị vua Bắc Ngụy đòi chất vấn, Lưu Dụ trả lời là để thu phục lăng miếu ở Lạc Dương nên mượn đường chứ hoàn toàn không có ý xâm chiếm đất Bắc Ngụy). Tháng 10, Đàn Đạo Tế chiếm được Lạc Dương. Tháng giêng năm Nghĩa Hy thứ 13 (417), quân Đông Tấn từ Bành Thành tiến lên; tháng 2 tiến vào Đồng Quan, nhưng khi tiến vào phía tây thì lại vướng vào đất đai Bắc Ngụy.
Vua Bắc Ngụy biết tin Diêu Hoằng cầu cứu mình, Lưu Dụ tính mượn đường Bắc Ngụy nên họp quần thần. Trong cuộc họp, có người nói nêu quân Tấn đi đường phía tây thì có khả năng xâm nhập vào Bắc Ngụy; nếu Bắc Ngụy cản trở thì chắc chắn Lưu Dụ sẽ đánh Bắc Ngụy. Vì vậy, vua Bắc Ngụy quyết định cử 10 vạn quân ra dọc biên giới theo dõi quân Đông Tấn, thuyền bè của quân Đông Tấn ở bờ nam bị sóng đánh dạt về bắc đều bị Bắc Ngụy tịch thu hết.
Để giải quyết vấn đề Bắc Ngụy, Lưu Dụ quyết định cử 700 quân ra bờ bắc sông cùng 100 xe, dàn trận thành hình nửa vòng tròn với hai đầu dựa vào bờ sông, đỉnh hình tròn cách bờ hơn 100 bước chân. Mỗi xe có 7 quân sĩ, đều cắm lá cờ trắng. Quân Bắc Ngụy đóng bên kia sông không hiểu dụng ý nên không hành động gì. Dàn trận xong, Lưu Dụ sai Chu Siêu Thạch dẫn 2.000 quân cùng 100 nỏ kéo sẵn bắt đầu vượt sông. Quân Bắc Ngụy thấy vậy đã bất ngờ tấn công, phá tan đội quân nỏ của Siêu Thạch. Ông ta bèn cho chặt đứt trường mâu thành nhiều khúc, cho quân lính cầm nhiều mâu và chùy rồi xông vào quân Bắc Ngụy. Quân Bắc Ngụy dính nhiều mâu và chùy, bị sát thương rất nhiều và phải rút lui. Quân Đông Tấn truy kích, sát hại thêm 1.000 quân Bắc Ngụy nữa. Quân Ngụy từ đó mất hết nhuệ khí cản trở quân Đông Tấn tây tiến.
57314cf25c4e0.png
Diêu Hoằng của Hậu Tần

Tháng 7 âm lịch năm 417, quân Đông Tấn của Thẩm Điền Tử, Phó Hoằng Chi gồm hơn 1.000 quân nghi binh ở Vũ Quan. Vua Diêu Hoằng của Hậu Tấn suất hơn vạn quân tấn công, bị quân Tấn đánh tan và diệt gần hết quân Hậu Tần, cướp luôn cả chiếc xe mà vua Hậu Tần hay ngôi. Diêu Hoằng chạy về Bá Thương; quân Đông Tấn cưỡi thuyền mông nhỏ theo Hoàng Hà tiến đánh. Quân Hậu Tần trước giờ chưa thấy loại thuyền có toàn bộ khoang thuyền được che như thế - cho là quái vật không có người xô đẩy nên càng sợ hơn. Cuối tháng 8 âm lịch năm 417, quân Đông Tấn của Vương Trấn Ác chỉ huy sau đó đã đến Trường An, quân Tấn sau khi đổ bộ đã tấn công quân Hậu Tần ở cổng thành hướng ra sông Vị. Diêu Hoằng đã cố gắng giải vây cho quân đồn trú ở cổng thành, song hai nhánh quân đã tự giẫm lên nhau và tan vỡ, Diêu Hoằng phải chạy về hoàng cung.
Trở lại hoàng cung, Diêu Hoằng suy xét đến chuyện đầu hàng. Người con trai mới 10 tuổi của ông, tên là Diêu Phật Niệm cho rằng dù thế nào thì họ cũng bị xử tử và tốt hơn là nên tự sát. Diêu Hoằng đã từ chối và Diêu Phật Niệm đã tự mình trèo lên một bức tường rồi nhảy xuống. Diêu Hoằng cùng Hoàng hậu đầu hàng Vương Trấn Ác, Vương bắt giữ ông và giải đến kinh thành Kiến Khang của Tấn. Diêu Hoằng bị xử tử tại đây, hầu hết thành viên hoàng tộc họ Diêu bị bắt hoặc đầu hàng cũng bị Đông Tấn xử tử. Hậu Tần diệt vong.

+ Quân Hạ âm mưu đánh vùng Quan Trung của Đông Tấn: Lợi dung lúc quân Đông Tấn bận giải quyết vấn đề sau khi diệt Hậu Tần xong, vua Hách Liên Bột Bột của nước Hạ âm mưu tranh giành Quan Trung với Lưu Dụ. Theo kế hoạch do Vương Thực Đức đề xướng, vua Hạ sai con là Hách Liên Quý dẫn quân ra Trường An, Hách Liên Xương đóng giữ Đồng Quan, Thực Đức giữ Thanh Nê còn bản thân nhà vua lãnh đại quân theo sau. Quân Hạ tiến và đánh phá nhiều nơi, song khi gần đến Trường An thi bị quân Đông Tấn của Phó Hoằng Chi đánh bại (đầu năm 418)

+ Quân Tây Tần bắt đầu lấn chiếm đất đai của Hậu Tần (đã mất) trước mũi Đông Tấn: Năm 417, Lưu Dụ diệt được Hậu Tần song ông ta lại không tiến quân về phía tây để đánh Tây Tần, Tây Tần nhân lúc chiến tranh đã chiếm được một số thành của Hậu Tần ở gần biên giới. Tuy nhiên, đến năm 418, Đông Tấn đã để mất vùng Quan Trung về tay hoàng đế Hách Liên Bột Bột của nước Hạ, và Hạ sau chiến thắng này đã trở thành một mối đe dọa lớn đối với Tây Tần.

+ Quân Hạ xâm nhập vào Trường An của Đông Tấn: sự kiện Lưu Nghĩa Chân. Vào mùa đông năm 417, Lưu Dụ có ý định muốn đoạt lấy ngai vàng Đông Tấn nên đã để Trường An lại cho người con trai mới 11 tuổi tên là Lưu Nghĩa Chân trấn thủ. Lưu Dụ cũng để lại một số tướng có thể giúp sức cho Lưu Nghĩa Chân, các tướng này tuy vậy lại mâu thuẫn với nhau và cuối cùng sát hại lẫn nhau, còn Lưu Nghĩa Chân tin rằng người phụ tá chính tên là Vương Tu, có ý nổi loạn nên đã cho giết chết Vương.
==wZwpmLjJDOmZTYhBTN2YTOhRTM1EDM09yXzAjMfNTOx8CZmRXbk9SbvNmLnNXboFnL0A3LvoDc0RHa.jpg
Lưu Nghĩa Chân
1000

Bản đồ Thập lục quốc vào năm 417
Trong khi đó, Hách Liên Bột Bột đã cử thái tử Hách Liên Hội cũng một con trai khác là Hách Liên Xương, và Vương Mãi Đức chỉ huy một đội quân tiến về phía nam, ban đầu không giao chiến với quân Đông Tấn mà cô lập Trường An với lãnh thổ còn lại của Đông Tấn, nhiệm vụ này trở nên dễ dàng hơn khi Lưu Nghĩa Chân lệnh cho quân Đông Tấn ở gần Trường An đều phải đến Trường An. Lưu Dụ hay tin đã cử tướng Chu Linh Thạch đến thay thế Lưu Nghĩa Chân và triệu hồi Lưu Nghĩa Chân về kinh, song ngay sau khi Lưu Nghĩa Chân và quân của người này rời khỏi Trường An, họ đã bị Hách Liên Hội chặn lại và đánh bại. Lưu Nghĩa Chân đã chạy thoát song phần lớn quân Đông Tấn đã bị bắt. Hách Liên Bột Bột xếp chồng các thủ cấp của lính Đông Tấn đã chết thành một khối, trông giống như một ngọn đồi. Trong khi đó, người dân Trường An vốn đã sẵn tức giận vì quân của Lưu Nghĩa Chân đã cướp phá thành phố trước khi rút đi, họ đã trục xuất Chu Linh Thạch, Hách Liên Bột Bột vì thế đã có thể tiến vào Trường An một cách dễ dàng. Hách Liên Bột Bột sau đó xưng đế.

+ Bắc Lương đánh Tây Lương: Đến năm 417, Thư Cừ Mông Tốn của Bắc Lương đã cố lừa Lý Hâm bằng cách sai Thái thú quận Trương Dịch (張掖, gần tương ứng với Trương Dịch, Cam Túc ngày nay) là Thư Cừ Quảng Tông (沮渠廣宗) giả vờ đầu hàng Lý Hâm. Lý Hâm theo yêu cầu của Thư Cừ Quảng Tông đã huy động lực lượng để cố gắng cứu giúp Thư Cừ Quảng Tông ở Trương Dịch, và Thư Cừ Mông Tốn thì đã đợi sẵn để phục kích Lý Hâm. Tuy nhiên, trên đường đến Trương Dịch, Lý Hâm đã nhận ra rắng có một cái bẫy và cho rút quân. Thư Cừ Mông Tốn đã cố tấn công ông song ông đã đánh bại Thư Cừ Mông Tốn.


- Năm 418:

+ Bắc Ngụy tiến đánh Bắc Yên: Năm 418, Minh Nguyên Đế của Bắc Ngụy thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ chống lại Bắc Yên, bao vây Hòa Long. Phùng Bạt đã thủ thành chống lại các cuộc tấn công của Bắc Ngụy và giữ được nó. Quân Bắc Ngụy bắt khoảng 10.000 hộ tại Bắc Yên và rút lui. Trong vài năm sau đó, Bắc Ngụy tập trung cho các nỗ lực chống lại Lưu Tống (của Lưu Dụ) và Hạ, và không còn xuất hiện những cuộc đối đầu lớn giữa Bắc Ngụy và Bắc Yên.

+ Bắc Lương đánh Tây Lương lần thứ hai: Năm 418, Thư Cừ Mông Tốn lại tấn công Tây Lương, và Lý Hâm đã chuẩn bị cho trận chiến. Viên quan tên là Trương Thể Thuận đã thuyết phục ông chống lại quân địch song ông lại ở trong kinh thành Tửu Tuyền (nay thuộc Tửu Tuyền, Cam Túc), và Thư Cừ Mông Tốn do không sẵn sàng để vây thành nên lại rút lui. Cũng trong năm đó, do trước đó ông đã cứ sứ thần đến Đông Tấn để xin làm chư hầu, Đông Tấn đã phong cho ông tước hiệu Tửu Tuyền công. Năm sau, các quan lại khuyên ông nên tiết kiệm và khoan dung hơn để co sức đánh Bắc Lương, nhưng Lý Hâm không nghe.

+ Quân Hạ đánh chiếm mất vùng Quan Trung của Đông Tấn.

- Năm 420:
+ Vua Tây Tần thần phục nhà Nam Lưu Tống của Lưu Dụ: Khất Phục Sí Bàn cũng được Lưu Dụ bổ nhiệm làm một tướng quân trên danh nghĩa (Lưu Dụ lúc này đã chiếm lấy ngai vàng của nhà Tấn và lập nên nước Lưu Tống).

+ Tây Lương bị quân Bắc Lương đánh tan, Lý Hâm bị sát hại: Thư Cừ Mông Tốn của Bắc Lương lại lập bẫy Lý Hâm. Ông ta giả vờ đánh thành Hạo Môn (nay thuộc Hải Đông, Thanh Hải) của Tây Tần, song khi đến Hạo Môn, quân Bắc Lương ngay lập tức rút lui và ẩn náu tạ Xuyên Nham (gần Trương Dịch). Lý Hâm tin rằng việc phòng thủ của Thư Cừ Mông Tốn đã suy giảm nên đã quyết định tiến đánh Trương Dịch, bất chấp lời phản đối của Tống Dao và Trương Thể Thuận. Doãn Thái hậu cũng lên tiếng chống lại, chỉ ra rằng ông không có đủ sức mạnh để chinh phục Bắc Lương và cảnh báo ông rằng một thất bại có thể hủy diệt đất nước. Ông đã bỏ qua lời họ, song đúng như họ đã dự đoán, khi ông tiếp cận Trương Dịch, Thư Cừ Mông Tốn đã ra chặn và đánh bại ông.
Các tướng của ông sau đó khuyên ông nên nhanh chóng rút quân về Tửu Tuyền, song Lý Hâm nói rằng ông đã không vâng lời mẹ và chỉ có thể nhìn mặt bà một lần nữa sau một chiến thắng, và ông lại giao chiến với Thư Cừ Mông Tốn và phải chịu một thất bại còn lớn hơn, bản thân ông đã chết trong trận chiến này. Thư Cừ Mông Tốn nhanh chóng chiếm Tửu Tuyền, và đến năm 421 ông ta đã chiếm được lãnh thổ còn lại của Tây Lương.

- Năm 421:
+ Tây Lương diệt vong: sau khi đánh bại và sát hại Lý Hâm, quân Bắc Lương tiến vào Đôn Hoàng và cử tướng Sách Nguyên Tự trấn giữ ở đây. Tuy nhiên, Tự đã nhanh chóng mất đo sự ủng hộ của người dân vì ông ta là người thô lỗ, bất lương và tàn bạo nên người dân đã khởi nghĩa, cử Lý Tuần làm lãnh đạo và đánh đuổi tướng Bắc Lương chạy trốn về nước.
Lý Tuần chính thức lên ngôi vua; cử tướng ra phòng thủ thành Đôn Hoàng, không giao chiến khiến quân Bắc Lương nản chí. Lúc này, vua Bắc Lương là Thư Cừ Mông Tốn đã đến ngay sau đó, và ông ta cho xây dựng các con đê để gom nước xung quanh Đôn Hoàng. Lý Tuần đề nghị đầu hàng song Thư Cừ Mông Tốn đã từ chối. Vào thời điểm này, Tống Thừa đã phản bội ông và dâng thành cho Thư Cừ Mông Tốn. Khi nghe được tin này, Lý Tuần đã tự sát, Thư Cừ Mông Tốn sau đã cho thảm sát người dân trong thành. Tây Lương hoàn toàn diệt vong.

+ Tây Tần suy yếu dần do chiến tranh với Bắc Lương: sau khi diệt Tây Lương, Bắc Lương nhắm vào Tây Tần. Các trận chiến giữa hai nước thường bất phân thắng bại, song việc chiến tranh tiếp diễn đã khiến cho Tây Tần suy yếu.

- Năm 423:
+ vua Tây Tần xin thần phục Bắc Ngụy để chuẩn bị lực lượng đánh nước Hạ: Năm 423, Khất Phục Sí Bàn tuyên bố với các triều thần của mình rằng ông tin tưởng Bắc Ngụy là nước được thần thánh ủng hộ và hoàng đế của nước này có tài năng, vì vậy ông sẽ trở thành một chư hầu của Bắc Ngụy. Khất Phục Sí Bàn sau đó cử một sứ giả đến Bắc Ngụy, đề xuất việc chinh phạt nước Hạ. Năm 426, ông lại yêu cầu Bắc Ngụy tấn công Hạ. Có khá ít tư liệu về xung đột giữa Tây Tần và Hạ trong giai đoạn này, song những lời kêu gọi của Khất Phục Sí Bàn có thể cho thấy rằng Tây Tần bị thất thế trước Hạ.

+ Vua Bắc Lương thần phục nhà Lưu Tống (Lưu Dụ): sau khi đánh bại cuộc nổi dậy của tướng cũ nhà Tây Lương là Đường Khiết, vua Thư Cừ Mông Tốn của Bắc Lương đã gửi triều cống đến triều đại kế thừa Đông Tấn là Lưu Tống, do Lưu Dụ thành lập vào năm 420. Con trai của Lưu Dụ là Lưu Tống Thiếu Đế Lưu Nghĩa Phù đã xác nhận tước hiệu Hà Tây vương của Thư Cừ Mông Tốn. Vào mùa thu cùng năm, khi quân Nhu Nhiên tiến đánh Bắc Lương, Thư Cừ Mông Tốn đã cử Thư Cừ Chính Đức đi đánh Nhu Nhiên, song Thư Cừ Chính Đức đã bị đánh bại và bị giết. Thư Cừ Mông Tốn sau đó đã lập người con trai thứ là Thư Cừ Hưng Quốc làm người kế vị.

- Năm 424, khủng hoảng nội bộ nước Hạ: Năm Nguyên Gia thứ 1 (424), Hách Liệt Bột Bột quyết định phế truất thái tử Hách Liên Hội và lập một hoàng tử tên là Hách Liên Luân - em của Hách Liên Xương - làm thái tử. Khi biết tin, Hách Liên Hội đã dẫn quân từ Trường An đi lên phía bắc và tấn công Hách Liên Luân. Quân hai bên giao chiến tại Cao Bình, kết quả Hách Liên Hội đánh bại và giết chết Hách Liên Luân. Tuy nhiên, Hách Liên Xương sau đem kị binh tập kích giết chết Hách Liên Hội, đoạt lấy binh lính của người này và dẫn quân trở về kinh thành Thống Vạn. Hách Liên Bột Bột rất hài lòng và lập Hách Liên Xương làm thái tử

- Năm 426:
+ Chiến tranh Bắc Lương với Tây Tần: Khất Phục Sí Bàn của Tây Tần và thái tử Khất Phục Mộ Mạt đã phát động một cuộc tấn công lớn vào Bắc Lương. Thư Cừ Mông Tốn đã gửi sứ giả thuyết phục hoàng đế nước Hạ là Hách Liên Xương tấn công bất ngờ kinh thành Phu Hãn (枹罕, nay thuộc Lâm Hạ, Cam Túc) của Tây Tần. Hách Liên Xương đã cử tướng Hô Lô Cổ (呼盧古) đi đánh Uyển Xuyên và Vi Phạy (韋伐) đi đánh Nam An (南安, nay thuộc Định Tây, Cam Túc), và Tây Tần chỉ có thể giữ được Uyển Xuyên và để mất Nam An. Vào mùa đông năm 426, quân Hạ do Hô Lô Cổ và Vi Phạt chỉ huy tiến đánh Phu Hãn, buộc Khất Phục Càn Quy phải dời đô đến Định Liên (定連, cũng thuộc Lâm Hạ ngày nay), và hai tướng này sau đó đã chiếm được một thành quan trọng khác của Tây Tần là Tây Bình (西平, nay thuộc Tây Ninh, Thanh Hải), và trong khi họ rút lui sau đó, Tây Tần đã bị giáng cho một đòn lớn. Đến cuối năm, với việc Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy lần lượt đánh bại Hách Liên Xương, chiếm Trường An và gần như đoạt được kinh thành Thống Vạn (統萬, nay thuộc Du Lâm, Thiểm Tây) của Hạ, Thư Cừ Mông Tốn đã cử sứ thần đến xin làm chư hầu của Bắc Ngụy.

+ Quân Bắc Ngụy tiến đánh nước Hạ: ngày Mậu Dần (3) tháng 11 cùng năm (17 tháng 12 năm 426), Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo của Bắc Ngụy đem hai vạn kị binh băng qua Hoàng Hà đang đóng băng nhằm tập kích Thống Vạn. Vào đông chí (21 tháng 12 năm 426), Hách Liên Xương phương yến quần thần, bỗng thấy quân Bắc Ngụy đến, trên dưới náo loạn. Hách Liên Xương xuất chiến với quân Bắc Ngụy song thất bại, phải rút vào trong thành. Tuy nhiên, khi Hạ chưa đóng kịp cổng thành, Tam lang Đậu Đại Điền dẫn quân Bắc Ngụy thừa thắng nhập Tây cung và đốt cháy Tây cung, đến khi cung môn đóng thì quân Bắc Ngụy mới rút. Quân Bắc Ngụy cướp phá các vùng xung quanh Thống Vạn rồi lui quân.
Trong khi đó, hai đội quân khác của Bắc Ngụy tấn công hai thành quan trọng khác của Hạ: Tư không Đạt Hề Cân tiến đánh Bồ Phản, và Tống binh tướng quân Chu Kỉ tấn công Thiểm Thành. Chu Kỉ nhanh chóng chiếm được Thiểm Thành và sau đó tiến đến vùng Trường An, song trên đường tiến quân thì bị bệnh mất, và đội quân của người này rút lui. Trong khi đó, khi Đạt Hề Cân tiếp cận Bồ Phản, tướng Hạ trấn thủ Bồ Phản là Đông Bình công Hách Liên Ất Đầu cử người đưa tin đến Thống Vạn cáo cấp. Tuy nhiên, khi sứ giả đến Thống Vạn,người này thấy quân Bắc Ngụy đang vây thành nên trở về Bồ Phản và báo rằng Thống Vạn thất thủ. Hách Liên Ất Đầu sợ hãi bỏ Bồ Phản và chạy đến Trường An, và sau khi ông ta đến Trường An, ông ta cùng một hoàng đệ của Hách Liên Xương là Hách Liên Trợ Hưng - đang trấn thủ Trường An- bỏ thành và chạy đến An Định, và do vậy Bắc Ngụy đã có thể chiếm được nửa phía nam của Hạ

- Năm 427:
+ Quân Bắc Ngụy đánh tan quân Hạ (427 - 428): Tháng giêng năm Nguyên Gia thứ 4 (427), Hách Liên Xương đã cử hoàng đệ là Bình Nguyên công Hách Liên Định tiến về phía nam nhằm tái chiếm Trường An. Hách Liên Định lâm vào thế bế tắc với quân của Đạt Hề Cân tại Trường An. Trong khi đó, biết rằng Hách Liên Định đang đánh Trường An, Thái Vũ Đế của Bắc Ngụy cho mở một cuộc tấn công khác vào Thống Vạn. Đương thời, Hách Liên Xương ban đầu muốn triệu hồi Hách Liên Định từ Trường An về kinh thành; tuy vậy, Hách Liên Định lại khuyên ông hãy bảo vệ Thống Vạn an toàn trước quân Bắc Ngụy, và sau khi chiếm được Trường An thì sẽ trở về và tấn công quân Bắc Ngụy từ cả trong lẫn ngoài. Hách Liên Xương chấp thuận và kiên thủ.
572ffa3528794.png
Vua Hách Liên Xương - hiệu là Đức Vũ hoàng đế (425 - 428)

Tuy nhiên, Hách Liên Xương sau đó nhận được tin sai rằng quân Bắc Ngụy đã cạn lương thảo, sĩ tốt ăn rau cỏ, xe vận chuyển khí tài lương thảo còn ở phía sau, bộ binh chưa đến. Ngày Giáp Thìn (2) tháng 6 (11 tháng 7 năm 427), Hách Liên Xương dẫn ba vạn bộ binh và kị binh ra khỏi thành và tấn công quân Bắc Ngụy. Ban đầu, quân Hạ giành được thắng lợi, và suýt bắt được hoàng đế Bắc Ngụy. Tuy nhiên, quân Bắc Ngụy sau đó đánh bại quân Hạ, giết chết em của Hách Liên Xương là Hách Liên Mãn (赫連滿) và con người anh là Hách Liên Mông Tốn (赫連蒙遜). Hách Liên Xương không rút về Thống Vạn, mà lại chạy đến Thượng Khuê. Ngày Ất Tị (3) cùng tháng (12 tháng 7), quân Bắc Ngụy tiến vào Thống Vạn và bắt các vương, công, khanh, tướng, hiệu, cùng hậu phi, tỉ muội, cung nhân của Hách Liên Xương. Hoàng đế Bắc Ngụy nạp ba con gái của Hách Liên Bột Bột làm quý nhân. Khi hay tin Thống Vạn thất thủ, Hách Liên Định từ bỏ chiến dịch chống lại Đạt Hề Cân và đến hội quân cùng Hách Liên Xương tại Thượng Khuê, Đạt Hề Cân đã đuổi theo nhằm tiêu diệt Hạ.
Tháng 2 năm Nguyên Gia thứ 5 (428), thuộc cấp của Đạt Hề Cân là Bình Bắc tướng quân Uất Trì Quyến (尉遲眷) bao vây Thượng Khuê, Hách Liên Xương rút về đồn Bình Lương. Trong khi đó, quân của Đạt Hề Cân đến, song lại xảy ra dịch bệnh. Hách Liên Xương nắm lấy thời cơ và phản công, quân Bắc Ngụy bại phải rút vào thành An Định. Hách Liên Xương thừa thắng hàng ngày tiến đến chân thành cướp bóc, quân Bắc Ngụy không có cỏ nuôi gia súc, chư tướng lo lắng. Tuy nhiên, thuộc cấp của Đạt Hề Cân là Giám quân thị ngự sử An Hiệt cùng với Uất Trì Quyến, không có sự chấp thuận của Đạt Hề Cân, đã thực hiện một kế hoạch liều lĩnh. Một ngày, khi Hách Liên Xương lại tiến đánh An Định, An Hiệt và Uất Trì Quyến đã dẫn quân ra đánh nhằm bắt ông. Hách Liên Xương định chạy trốn song lại ngã ngựa, và bị An Hiệt bắt giữ. Hách Liên Định rút lui đến Bình Lương và xưng đế.

- Năm 430:
+ Quân Bắc Ngụy tiến đánh Hạ lần tiếp theo: trước ý định của Lưu Tống tính đánh Bắc Ngụy, vua Bắc Ngụy quyết định phải đánh tan quân Hạ trước rồi tính chuyện với Lưu Tống. Vào mùa thu năm 430, ông đích thân dẫn quân tấn công trực diện vào Bình Lương. Về phía mình, vua Hách Liên Định duy trì liên minh với Tây Tần bằng cách cản không cho sứ thần Tây Tần sang xin sự thần phục với vua Bắc Ngụy. Bỏ qua sự kiện Tây Tần thần phục bất thành với Bắc Ngụy, vua Bắc Ngụy yêu cầu tướng Hạ ở Bình Lương phải đầu hàng. Vua Hách Liên Định đem quân tới cứu, song bị tướng Bắc Ngụy dùng mưu bao vây chặt quân Hạ; khiến Hách Liên Định phải mở đường máu thoát thân, song vua cũng bị thương nặng.

+ Tây Tần bị địa chấn, thiên tai gây họa: đất nước Tây Tần bị hạn hán lớn năm 430, và vua Khất Phục Mộ Mạt của Tây Tần đã cử các quan Vương Khải (王愷) và Ô Nột Điền (烏訥闐) đến khuất phục Bắc Ngụy, yếu cầu Bắc Ngụy đưa quân hộ tống ông đến đất Bắc Ngụy. Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo hài lòng trước việc này và hừa rằng sau khi ông ta diệt được nước Hạ, ông ta sẽ ban các quận Bình Lương (平涼) và An Định (安定) cho Khất Phục mộ Mạt làm lãnh địa. Khất Phục Mộ Mạt vì thế cho phá hủy ngân khố triều đình và đốt cháy Phu Hãn, tiến về phía đông chỉ với 15.000 hộ còn nằm trong tầm quyền kiểm soát của mình để đến chỗ quân Bắc Ngụy tại Thượng Khuê, song hoàng đế Hách Liên Định của Hạ đã hay tin, đã đến giao chiến và buộc Khất Phục Mộ Mạt phải dừng lại và lập thế phòng thủ ở Nam An. Vào thời điểm này, Nam An là tất cả những gì ông còn nắm giữ; còn toàn bộ lãnh thổ trước đây của ông ở phía tây đã rơi vào tay Thổ Dục Hồn.
Vào mùa đông năm 430, quân Bắc Ngụy do Khố Nốc Quan Kết (庫傉官結) chỉ huy cuối cùng cũng đã đến Nam An để hộ tống Khất Phục Mộ Mạt đến lãnh thổ Bắc Ngụy. Tuy nhiên Khất Phục Mộ Mạt lại bị tướng Khất Phục Cát Bì (乞伏吉毗) thuyết phục rằng tình hình vẫn có thể cứu vãn và không nên giao đất nước cho Bắc Ngụy một cách dễ dàng như vậy, Khất Phục Mộ Mạt vì thế đã từ chối đi theo Khố Nốc Quan Kết về Bắc Ngụy. Ít lâu sau, quân Tây Tần dẹp tan cuộc khởi nghĩa của người Khương do Tiêu Lượng lãnh đạo.

+ Vua Tây Tần thần phục Bắc Ngụy, chống các cuộc cướp phá của Bắc Lương và Cửu Trì: Hay tin Bắc Ngụy đã chiếm được kinh thành Thống Vạn (統萬, nay thuộc Du Lâm, Thiểm Tây) của nước Hạ và buộc Hách Liên Xương phải chạy đến Thượng Khuê (上邽, nay thuộc Thiên Thủy, Cam Túc). Khất Phục Sí Bàn đã cử thúc phụ Khất Phục Ác Đầu (乞伏握頭) đi triều cống Bắc Ngụy. Tuy nhiên, tại thời điểm này, Tây Tần vẫn bị Bắc Lương và Cừu Trì tấn công liên tục.

- Năm 431:
+ Tây Tần bị nước Hạ tiêu diệt: sau khi đánh bại quân Cừu Trì tiếp ứng cho Tây Tần, Hách Liên Định quyết định cử thúc phụ là Hách Liên Vi Phạt đánh thành cuối cùng của Tây Tần là Nam An. Người dân Nam An đã bị thiếu lương thảo trầm trọng đến nỗi họ phải ăn thịt đồng loại. Khất Phục Mộ Mạt đã không thể làm gì hơn ngoài việc đầu hàng. Hách Liên Vi Phạt giải Khất Phục Mộ Mạt và Thư Cừ Hưng Quốc đến Thượng Khuê, tức nơi Hách Liên Định đang ở. Tiêu Di và con trai là Tiêu Khải (焦楷) đã cố kháng cự để khôi phục Tây Tần, song Tiêu Di sau đã chết vì bị bệnh còn Tiêu Khải thì chạy đến Bắc Lương. Vào mùa hè năm 431, Hách Liên Định xử tử Khất Phục Mộ Mạt và khoảng 500 thành viên trong gia tộc của ông. Tây Tần diệt vong.

+ Vua Hạ cuối cùng bị bắt. Nước Hạ diệt vong: tết năm 431, Hách Liên Xã Can và một người anh em khác tên là Hách Liên Độ Lạc Cô (赫連度洛孤) đã dâng Bình Lương cho Bắc Ngụy, và An Định cũng thất thủ. Hoàng đế Bắc Ngụy bắt được Hoàng hậu của Hách Liên Định và gả bà cho tướng Đậu Đại Điền (豆代田) làm tiểu thiếp. Những người trấn thủ các thành khác của Hạ cũng đều chạy trốn hoặc bị bắt, Bắc Ngụy do vậy đã chiếm được các thành này. Hách Liên Định cảm thấy rằng ông không thể giữ được Thượng Khuê lâu hơn nữa, vua Hạ quyết định tiêu diệt Tây Tần. Đánh tan quân Tây Tần xong, Hách Liên Định sau đó tiến về phía đông và băng qua Hoàng Hà ở Trị Thành (治城, thuộc Lâm Hạ ngày nay), có ý định tấn công Bắc Lương và đoạt lấy lãnh thổ của nước này. Tuy nhiên, vua Mộ Dung Mộ Hội (慕容慕璝) của Thổ Dục Hồn đã đoán ra được ý định này và đã cử các anh em là Mộ Dung Mộ Lợi Diên (慕容慕利延) và Mộ Dung Thập Kiền (慕容拾虔) đi đánh chặn Hách Liên Định khi quân Hạ vượt sông, quân Thổ Dục Hồn đã tấn công và bắt được Hách Liên Định, chấm dứt sự tồn tại của Hạ. (Vua Hách Liên Định bị Hội giữ lại, đến năm 432 thì Mộ Dung Hội đưa Hách Liên Định sang Bắc Ngụy; và vua Bắc Ngụy cho xử tử ông ngay lập tức. Người tiền nhiệm là Hách Liên Xương chạy trốn về Hà Tây, nhưng cũng bị quân Bắc Ngụy bắt giữ và xử tử Hách Liên Xương cùng các em của ông vào năm 434)

- Năm 432 đến 434, quân Bắc Ngụy tiến đánh Bắc Yên: Phùng Hoằng vừa lên ngôi sau khi sát hại hết các cháu của mình (100 người cháu trai của Hoằng, đồng thời là con của vua tiền nhiệm Phùng Bạt), lập tức Bắc Ngụy phát quân tấn công. Bỏ qua việc Phùng Hoằng dâng lễ vật cầu hòa, quân Bắc Ngụy vẫn tiếp tục nam tiến. 10 quận của Bắc Yên đã đầu hàng Bắc Ngụy, và quân Bắc Ngụy đã chiếm được một số thành của Bắc Yên và bao vây Hòa Long. Tuy nhiên, hai tháng sau đó, Thái Vũ Đế đã rút lui sau khi bắt 30.000 hộ từ Bắc Yên và tháu định cơ họ ở U Châu. Sau đó, Phùng Hoằng quyết định lập liên minh với Lưu Tống (khi biết tướng Bắc Ngụy đầu hàng Lưu Tống là Chu Tu Chi tính mưu sát vua Bắc Ngụy, Phùng Hoằng gửi người này về Lưu Tống để thiết lập liên minh với nước này). Tết năm 433, Phùng Sùng ở Liêu Tây tính chuyện hàng phục Bắc Ngụy. Vua Bắc Yên cho bao vây Liêu Tây, và Bắc Ngụy đã giải vây cho Phùng Sùng. Năm 434, Phùng Hoằng cử sứ giả đến Bắc Ngụy để yêu cầu có mối quan hệ hòa bình, nhưng Thái Vũ đế của Bắc Ngụy từ chối. Thấy thế vua Bắc Yên quyết định viết thư xin làm chư hầu, cử thái tử Vương Nhân sang thỉnh an vua Bắc Ngụy dâng một công chúa cho vua Bắc Ngụy thì lúc đó Thái Vũ đế mới đồng ý.

- Năm 433, vua Bắc Lương là Thư Cừ Mục Kiện lên ngôi: Năm 432, Thư Cừ Mông Tốn lúc này đã cao tuổi, được thuật lại là chuyên quyền và tàn bạo, các thần dân của ông từ đó trở đi phải chịu đựng nỗi thống khổ. Khi Lý Thuận quay trở lại lãnh thổ của ông, ông ban đầu đã từ chối cúi đầu để nhận chiếu chỉ của hoàng đế Bắc Ngụy, song khi Lý Thuận cảnh báo rằng hành vi thiếu tôn trọng như vậy sẽ bị trừng phạt, ông đã phải làm như vậy. Năm 433, ông lâm bệnh nặng, và các quý tộc và quan lại đã cho rằng Thư Cừ Bồ Đề còn quá trẻ để kế vị, và do vậy đã phế truất Thư Cừ Bồ Đề và đưa Thư Cừ Mục Kiền lên thay thế. Thư Cừ Mông Tốn qua đời ngay sau đó, và Thư Cừ Mục Kiện lên kế vị (Mục Kiện sau đó đã xưng thần và được vua Lưu Tống phong làm Hà Tây vương)

- Năm 435 đến 436, Bắc Ngụy tiêu diệt Bắc Yên: xuân năm 435, Phùng Hoằng cho triều cống Bắc Ngụy và cũng cử sứ sang quan hệ hữu hảo với Lưu Tống nhằm xin trợ giúp, nhưng không có kết quả. Cuối mùa xuân năm 435, em trai của vua Bắc Ngụy là Thác Bạt Phi đánh Hòa Long; nhưng Phùng Hoằng lại nhân nhượng và cho Bắc Ngụy đưa 6.000 dân Bắc Yên về bắc. Trước họa xâm lược của Bắc Ngụy càng thấy rõ, Phùng Hoằng dự tính kế hoạch sang Cao Câu Ly (Triều Tiên). Mùa xuân năm 436, quân Bắc Ngụy và Cao Câu Ly tổ chức tấn công Bắc Yên. Vua Bắc Yên sau đó giết phản tướng Quách Sinh, rồi theo quân Cao Câu Ly di tản. Đến Cao Câu Ly, Phùng Hoằng vẫn xem Cao Câu Ly là một nước chư hầu (mình là bá chủ) và thường ra vẻ với người dân của nước này, ông thường coi người dân của mình vẫn là một nước độc lập, phớt lờ luật pháp Cao Câu Ly và các lệnh của Trường Thọ Vương. Phùng Hoằng sau đó sai người nhờ Lưu Tống đưa mình về nước, song khi Phùng Hoằng chuẩn bị khởi hành thi vua Cao Câu Ly là Changsu (Trường Thọ vương) sai quân tướng sát hại Phùng Hoằng => Bắc Yên diệt vong.

- Năm 439, Bắc Ngụy diệt Bắc Lương; miền Bắc Trung Quốc được thống nhất: lợi dụng vua Bắc Lương và các em của ông này quan hệ với Lý phu nhân, và Lý phu nhân âm mưu đầu độc công chúa Bắc Ngụy là Vũ Uy công chúa (vợ của vua Bắc Lương), vua Bắc Ngụy yêu cầu Thư Cừ Mục Kiện dẫn Lý phu nhân sang, nhưng nhà vua Bắc Lương từ chối. Vua Bắc Ngụy bất ngờ cho đánh nhanh đến Cô Tang của Bắc Lương và tiến hành bao vây. Vua Bắc Lương không chịu hàng, cử sứ sang nhờ khả hãn Sắc Liên sang cứu viện, nhưng bất thành. Sau gần 2 tháng bao vây, Thư Cừ Mục Kiện trói tay mình để biểu thị sự khuất phục và đầu hàng Bắc Ngụy và cướp phá kho tàng của Băc Lương (đến Bắc Ngụy, cựu vương Bắc Lương được đối xử như thượng khách. Năm 447, nghi ngờ kho tàng của Bắc Lương đã tịch thu được có ma thuật và thuốc độc, Thái Vũ đế của Bắc Ngụy buộc Thư Cừ phi tự tử và xử tử nhiều thành viên của cựu vương. Cuối năm đó, có cáo buộc rằng Thư Cừ Mục Kiện đang giao thiệp với các thần dân cũ của mình và lên kế hoạch cho một cuộc nổi loạn. Thái Vũ Đế đã cử Thôi Hạo đến nơi ở của Thư Cừ mục Kiện và Vũ Uy công chúa, và buộc Thư Cừ Mục Kiền phải tự sát.
573d6d1fd6dfb.png
Thư Cừ Mục Kiện - vua Bắc Lương cuối cùng, hiệu là Ai vương

503d269759ee3d6dbf698cf74f166d224f4ade5b.jpg
Bắc Yên Chiêu Thành đế Phùng Hoằng
 
Last edited:
Top Bottom