Văn 11 Trong sáng tạo của nghệ sỹ, tình cảm càng dồi dào thì trí tưởng tượng càng phong phú

Trần Duy Anh

Học sinh
Thành viên
29 Tháng mười một 2019
111
37
36
Hà Nam
THCS Tiến Thắng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề NLVH :
Có ý kiến cho rằng: Trong sáng tạo của nghệ sỹ, tình cảm càng dồi dào thì trí tưởng tượng càng phong phú.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề NLVH :
Có ý kiến cho rằng: Trong sáng tạo của nghệ sỹ, tình cảm càng dồi dào thì trí tưởng tượng càng phong phú.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ điều đó qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử
Chị hướng dẫn em làm dàn ý nhé.

I. Mở bài:
- Dẫn dắt vào nhận định "Trong sáng tạo của nghệ sỹ, tình cảm càng dồi dào thì trí tưởng tượng càng phong phú."
- Dẫn dắt vào bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử như một lời khẳng định cho một bài thơ sáng tạo thì tình cảm dồi dào là cội nguồn của trí tưởng tượng phong phú

II. Thân bài:
1. Giải thích về nhận định:
- Theo Gorky từng cho rằng thì đối với sáng tạo nghệ thuật thì trí tưởng tượng là một trong những biện pháp quan trọng nhất của kỹ thuật xây dựng hình tượng.
- Tình cảm chính là quy luật, là bản chất, là gốc rễ của văn chương. Có thể nói, tình cảm nồng cháy của tác giả tái hiện nên hiện thực đời sống trong tác phẩm của họ mà chính những tác phẩm rực cháy tình cảm đó đã đốt cháy tình cảm trong bạn đọc. Mà khi tình cảm càng dồi dào, càng mãnh liệt thì trí tưởng tượng càng phong phú, càng có nhiều cảm hứng, càng có nhiều linh cảm để sáng tạo nên những tác phẩm ánh lên cuộc sống muôn màu ấy
=> Trí tưởng tượng sáng tạo là trụ cột của quá trình sáng tạo văn chương. Mà tình cảm chính là quy luật, là nền móng, là cội nguồn để trí tưởng tượng bay cao, bay xa hơn nữa, chạm đến linh hồn của mọi độc giả.

2. Liên hệ với thi phẩm "Đây thôn Vĩ Dạ"
2.1. Tình cảm hay tâm hồn mẫn cảm của người nghệ sĩ:
- Nghệ thuật là quy luật riêng của tình cảm. Hay như L.Tolstoi từng rằng: "Khi người xem, người nghe lây truyền một thứ tình cảm mà người viết đã cảm thấy thì nó chính là nghệ thuật"
- Bức tranh tâm trạng của Hàn Mặc Tử khi nhớ về Vĩ Dạ:
+ Yêu tha thiết thôn Vĩ Dạ nhưng bản thân lại không thể về thăm được nữa
+ Hàn Mặc Tử ao ước, khao khát rồi hoài vọng, phấp phỏng rồi mơ tưởng và cuối cùng hoài nghi tất cả. Nhưng thực ra mạch cảm xúc lên lên xuống xuống ấy đều phát xuất từ lòng tha thiết yêu đời của chính ông mà thôi
+ Tình đời là thế, tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước của ông cũng tựa thế. Thôn Vĩ ấy đều chỉ còn ở trong hồi ức, trong tâm tưởng dù thời gian đã vô tình trôi nhanh ra sao thì nó vẫn hiện hữu sống động trước mắt ông.
=> Cội nguồn cảm xúc của bài thơ phát xuất từ chính tình đời và tình người khi ông nhớ về xứ Huế.

2.2. Trí tưởng tượng sáng tạo của người nghệ sĩ:
- Tưởng tượng là ước mơ, là đoán định, là nền móng để con người tin vào đó và vượt lên phía trước. Thử hỏi nếu năm xưa khi vị họa gia vĩ đại nhất thế giới Leonardo da Vinci không phác họa chiếc máy bay với đôi cánh rất to gắn với khung gỗ để người lái điều khiển thì sau này liệu nó có được cải tiến và có được anh em nhà Wright phát minh hoàn chỉnh hay không?
- Hàn Mặc Tử khi đặt bút viết "Đây thôn Vĩ Dạ" thì liệu rằng đây là thực hay là ảo, là đời hay là mộng?
+ Khi Hàn Mặc Tử viết bài thơ này thì ông đang bệnh nặng và chẳng thể về thôn Vĩ thì đây khó lòng mà trực tiếp nhìn thấy cảnh thôn.
+ Trong cơn đau triền miên mà tâm trí thoáng thực thoáng mơ thì phải chăng đó là những ảo ảnh của tiềm thức trong ông, những gợi nhớ về hiện thực trong quá khứ năm xưa? Bởi vậy nên cảnh ấy chính là biểu tượng của một tâm hồn khát khao hòa làm một với ánh nắng trên hàng cau, trong khu vườn thôn Vĩ, trong tầm lá trúc ấy và thấp thoáng gương mặt chữ điền của ai đó.
=> Tất cả những điều ấy là sản phẩm, là tinh hoa của trí tưởng tượng được cấu từ những mảnh ghép hồi ức trong sâu thẳm tiềm thức của ông.

+ Dòng sông Hương tái hiện trong bài thơ không tựa như tượng đài hình tượng về xứ Huế mà nó chính là cái đẹp của tọa hóa, cái đẹp của vẻ mông lung, huyền ảo, nửa mộng nửa tỉnh trong tâm hồn nhạy cảm, khác người, khác đời của người thi sĩ họ Hàn này
+ Dòng sông Hương trong đêm tối ấy đâu chỉ là mối hoài nghi mà còn là biểu hiện của nỗi buồn run rẩy trong mạch cảm xúc tối tăm, bi quan tự ti, chua xót, hối thúc, bám víu vào điểm tựa ánh trăng. Cơ mà ánh trăng có kịp về tối nay hay không? Trăng mang theo nhịp cầu trái tim, mang theo giá trị hư ảo nhưng đồng thời lại thoát khỏi hiện thực bởi nó chỉ tồn tại chơi vơi trong trí tưởng tượng của Hàn Mặc Tử mà thôi
=> Sông và trăng là những hình ảnh được giao hòa với nhau để tạo nên vẻ mông lung, huyền ảo nhưng rất đổi mộng mơ, xót xa, cô đơn được dệt nên bởi tâm hồn nhả cảm của Hàn Mặc Tử.
==> Có thể nói nhờ trí tưởng sáng tạo mà hình tượng nghệ thuật hư cấu trở nên đúng hơn, trung thực hơn cả sự thật trong cuộc sống

2.3. Cảm hứng sáng tạo trong "Đây thôn Vĩ Dạ":
- Liệu cảm hứng của Hàn Mặc Tử có như Chaikovski khi cảm hứng ùa về: "Người ta quên hết mọi thứ, người ta như hóa điên, tất cả ở bên trong đều rung chuyển, chưa kịp bắt đầu ghi phác thì ý này sẽ chuyển sang ý khác."?
- Cảm hứng sáng tạo không phải là trạng thái thường trực trong con người nghệ sĩ. Nó là một trạng thái kỳ diệu, rất đột ngột nhưng bản chất lại là sự kết tinh của quá trình tích lũy, chuẩn bị và đồng thời là quá trình làm việc căng thẳng của tư duy, của trí tưởng tượng
+ Đến từ bức thư của mối tình đầu giữa thi sĩ họ Hàn với cô gái thôn Vĩ năm nào đã thôi thúc Hàn Mặc Tử đi vào trạng thái "quên mình" ấy, bùng nổ cảm xúc và đặt bút viết nên thi phẩm xuất sắc này như một cách phản hồi lại bức thư ấy.
+ Dòng hồi tưởng và mạch cảm xúc phập phồng lên xuống đã đưa Hàn Mặc Tử vào trạng thái nửa tỉnh nửa mơ mà sáng tạo nên linh hồn rất riêng của "Đây thôn Vĩ Dạ".

III. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
- Khẳng định tính đúng đắn và chiều sâu của quan niệm "Trong sáng tạo của nghệ sỹ, tình cảm càng dồi dào thì trí tưởng tượng càng phong phú."

P/s 1: Ở đề văn này, em có thể đưa vào giá trị chân thiện mỹ của bài thơ được nhé. Nhưng nó chỉ là phần mở rộng hơn thôi nên chị không đưa trực tiếp vào đây.

P/s 2: Nếu em có bất kỳ câu hỏi nào thì có thể phản hồi lại chị nhé.

P/s 3: Em có thể xem thêm kiến thức văn học khác tại đây nhé.
 
Last edited:
Top Bottom