CLB Địa lí Topic giới thiệu về các nhà thiên văn học

Kiều Anh81

Banned
Banned
Thành viên
20 Tháng năm 2020
407
1,895
156
Hà Nội
Thiên đường
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tycho Brahe
Dựa vào buổi SHHV lần trước, các bạn có muốn biết thêm về nhà Thiên văn học Tycho Brahe không nhỉ ?
Cùng bắt đầu nào !

1. Về cuộc đời
Tycho Brahe, tên thật là Tyge Ottensen Brahe, sinh ngày 14 tháng 12 năm 1546 tại lâu đài Knutstorp vùng Scania . Tên họ Tycho là tên Latin hóa khi Tyge Brahe lên 15 tuổi.
Là con trai trưởng của nhà quý tộc Otte Brahe và bà Beate Bille , Tycho Brahe có một em trai song sinh , một chị gái, , và một em gái, . Chính cô em gái Sophie sau này đã trở thành người trợ thủ đắc lực cho Tycho Brahe trong các việc quan sát thiên văn.

2. Về Việc học

Thời trẻ, Tycho Brahe nhắm theo ngành khoa học tại Đại học Rostock, nhưng cha lại muốn chàng phải học ngành luật học và ngoại giao. Vì vậy, năm 1559 chàng phải bắt đầu học luật tại Đại học Copenhagen, rồi Đại học Leipzig (năm 1560), nhằm tạo một kiến thức căn bản đầy đủ cho một nhà quý tộc trẻ để nắm giữ một chức vụ trong triều đình thời đó. Tuy nhiên, chàng đã lén học toán học, thiên văn học, thuật luyện giả kim và chiêm tinh học. Sau đó Tycho Brahe sang học tại Đại học Wittenberg vào các năm 1565-66, rồi Đại học Rostock (Đức) và cuối cùng là Đại học Bâle (Thụy Sĩ).
3.Cuộc sống gia đình
Năm 1572, Tycho Brahe yêu và kết hôn với Kirstine Jørgensen, con gái mục sư Jørgen Hansen. Theo phong tục thời đó khi một nhà quý tộc kết hôn với một phụ nữ thường dân, thì người vợ và các con không được hưởng tước hiệu quý tộc, cũng không được quyền thừa kế sản nghiệp của người cha. Họ có tám người con, trong đó 2 người chết non, còn lại 6 người theo cha mẹ sang Praha sống và không trở về Đan Mạch. Bà vợ cũng qua đời tại Praha năm 1604, sau khi chồng chết 3 năm.
4. Sự nghiệp

Khám phá siêu tân tinh

Trở về Đan Mạch năm 1570, Tycho Brahe tiếp tục nghiên cứu thiên văn và ngày 11 tháng 11 năm 1572, Tycho Brahe khám phá ra một sao mới trong chòm sao Cassiopeia - cũng có độ sáng bằng sao Kim. Tycho Brahe đã hô lên "nova, nova" (sao mới, sao mới). Ngày nay người ta gọi loại sao đó là siêu tân tinh loại 1.
Việc khám phá này của Tycho Brahe được cho là nguồn cảm hứng cho bài thơ nổi tiếng "Al Aaraaf" của thi sĩ Edgar Allan Poe. Năm 1998 tạp chí Sky & Telescope đã đăng một bài của Donald W. Olsen, Marilynn S. Olsen và Russell L. Doescher, đưa ra lý luận rằng "tân tinh" của Tycho Brahe cũng chính là "ngôi sao từ cực đi về phía Tây" trong tác phẩm Hamlet của văn hào William Shakespeare. Thời đó người ta cho rằng các sao loại kể trên năm trong bầu khí quyển của Trái Đất, Tycho Brahe bác bỏ quan điểm đó. Năm 1573 Tycho Brahe xuất bản một quyển sách mang tên De nova stella (các tân tinh), do đó từ nova được dùng để chỉ một ngôi sao đột nhiên sáng chói lên.

Lập các đài quan sát thiên văn


Sơ đồ màu nước của Uraniborg
Năm 1574, Tycho Brahe dạy nhiều giáo trình chuyên đề Lý thuyết về chuyển động của các hành tinh tại Đại học Copenhagen. Tycho Brahe cho rằng ngành thiên văn sẽ chỉ tiến triển nhờ vào các cuộc quan sát tỉ mỉ. Sau khi sang Đức lần nữa để gặp nhiều nhà thiên văn, Tycho Brahe nhận lời đề nghị của vua Frederik II, trở về Đan Mạch lập đài quan sát thiên văn. Vua Frederik II cấp cho Tycho Brahe đảo Hven (tên Thụy Điển là Ven, một đảo nhỏ giữa Đan Mạch và Thụy Điển, thời đó thuộc Đan Mạch) làm thái ấp và cấp tiền cho để xây đài quan sát thiên văn tại đó. Khoảng năm 1580 Tycho Brahe cho xây đài quan sát thiên văn, đặt tên là Uraniborg (lâu đài của Urania, tên nữ thần bảo trợ ngành thiên văn trong thần thoại Hy lạp). Đài quan sát này trở thành đài quan sát thiên văn quan trọng nhất châu Âu thời đó. Tuy nhiên Tycho Brahe cho rằng đài này còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu, nên đã cho xây thêm một đài thứ hai ngay bên cạnh, đài này hoàn thành năm 1584, được đặt tên là Stjerneborg (lâu đài tinh tú). (Ngày nay chỉ còn hàng rào bao quanh lâu đài Uraniborg, nhưng người ta đã dựng lại Stjerneborg bằng bê-tông và hiện có các bản sao các dụng cụ đo lường của Tycho Brahe thời đó.) Tycho Brahe làm việc quan sát thiên văn rất tỉ mỉ và cẩn thận giữ gìn các dữ liệu quan sát của mình, nên được các đồng nghiệp đương thời coi là một nhà quan sát thiên văn chính xác nhất thời đó. (Nên nhớ là thời đó chưa có các thấu kính và mãi năm 1610 mới có kính viễn vọng.)

Công trình chính

Công trình chính của Tycho Brahe là phát hiện ra sao chổi C/1577 V1. Sao này là ngôi sao đầu tiên mà Tycho Brahe đo được mức thị sai (parallax) của nó. Căn cứ trên các quan sát của mình, Tycho Brahe đã chứng minh là nó không nằm trong bầu khí quyển của Trái Đất như quan niệm thời đó. Nó vẽ ra một quỹ đạo ê-lip quanh Mặt Trời, phía bên kia Mặt Trăng, cắt các quỹ đạo của các hành tinh khác. Tycho Brahe rút ra kết luận là các hành tinh không dựa trên các thiên cầu vững chắc trong suốt (các thiên cầu tinh thể). Ngoài ra Tycho Brahe cũng khẳng định là các sao chổi ở cách xa Trái Đất hơn Mặt Trăng.

Thuyết hệ thống các hành tinh

Mặc dù vẫn theo thuyết địa tâm (geocentrism) của Claudius Ptolemaeus (khoảng 90 - 168), Tycho Brahe xét lại 2 điểm quan trọng của mô hình Ptolemaeus: tính vững chắc của các thiên cầu và tính lưu chuyển của chuyển động của các tinh tú. Johannes Kepler (1571 - 1630) - học trò của Tycho Brahe - sau này đã khái quát hóa nguyên tắc là mọi hành tinh đều có quỹ đạo ê-lip. Từ các quan sát của mình, Tycho Brahe suy diễn ra một hệ thống gọi là hệ Tycho Brahe, mô tả cách nhìn vũ trụ của mình. Hệ này xuất hiện sau hệ nhật tân (heliocentrism) của Nicolaus Copernicus (1473 - 1543). Tycho Brahe bác bỏ thuyết nhật tâm, nhưng đồng thời cũng bác bẻ thuyết địa tâm.
Tycho Brahe đưa ra một hệ lai tạp, cho rằng Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, mọi hành tinh khác quay quanh Mặt Trời.
5.Cuối đời
Tượng đài Tycho Brahe và Johannes Kepler ở Praha Khi vua Frederik II băng hà thì Tycho Brahe cũng mất sự tài trợ, ông gom góp tài sản cùng vợ và các con đi du lịch ít năm ở châu Âu, tới năm 1599 ông định cư tại Praha (nay là thủ đô Cộng hòa Séc) và làm việc với vai trò nhà thiên văn kiêm nhà toán học hoàng gia trong triều đình vua Rudolf II. Vua Rudolf II cho xây 1 trạm quan sát thiên văn trong lâu đài Benátky nad Jizerou, cách Praha khoảng 50 km. Tycho Brahe làm việc tại đây 1 năm, sau đó Rudolf II yêu cầu Tycho Brahe trở lại Praha cho tới khi chết. Ngày 13 tháng 10 năm 1601, sau khi dự tiệc tại nhà người bạn Peter Vok von Rosenberg, Tycho Brahe bị bệnh nặng (có lẽ tuyến tiền liệt bị nở phồng ra), ông ta tự điều trị bệnh bằng một loại thuốc có hàm chất thủy ngân trong 11 ngày, nhưng không khỏi. Tycho Brahe từ trần ngày 24 tháng 10 năm 1601 và được an táng trong Nhà thờ Đức Bà Týnem, gần đồng hồ thiên văn ở Praha. (Một thuyết khác cho là ông ta bị đầu độc. Ngày nay người ta đã làm một cuộc xét nghiệm râu của ông ta và đã tìm ra một lượng chì và thủy ngân khá cao.)

Chúc các bạn hỉu thêm về ông Brahe nha !
Lần sau mik sẽ đăng một vài nét về nhà bác học - thiên văn học Galieo nà !
CÙNG CHỜ ĐÓN NÀO !

#Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:

Kiều Anh81

Banned
Banned
Thành viên
20 Tháng năm 2020
407
1,895
156
Hà Nội
Thiên đường
Như đã hứa ngày hôm qua , hôm nay mik sẽ giới thiệu về nhà thiên văn học Galieo Galilei nè !
Vào ...........thôi nào !
Galieo Galilei
1. Về cuộc đời
Galileo sinh tại Pisa, Ý , con cả trong số sáu người con của Vincenzo Galilei, một người chơi đàn luýt và nhà lý luận âm nhạc nổi tiếng, và Giulia Ammannati. Bốn trong số sáu người con sống qua tuổi sơ sinh, và người con út Michelangelo (hay Michelagnolo) trở thành một người chơi đàn luýt và nhà soạn nhạc nổi tiếng. Tên đầy đủ của Galileo là Galileo di Vincenzo Bonaiuti de' Galilei. Khi ông lên 8, gia đình ông chuyển tới Firenze, nhưng ông ở lại cùng Jacopo Borghini trong hai năm. Sau đó ông đi học tại Tu viện Camaldolese ở Vallombrosa, 35 km phía đông nam Firenze. Dù khi còn trẻ ông nghiêm túc đi theo con đường tu sĩ, nhưng ông cũng theo học y tại Đại học Pisa theo yêu cầu của cha mình. Ông không hoàn thành khoá học, mà thay vào đó nghiên cứu toán học. Năm 1589, ông được chỉ định làm giáo sư toán tại Pisa. Năm 1591 cha ông mất và ông được giao phó việc chăm lo người em trai Michelagnolo. Năm 1592, ông tới Đại học Padua, dạy địa lý, cơ khí, và thiên văn học cho tới năm 1610.Trong giai đoạn này Galileo đã thực hiện những khám phá quan trọng trong cả khoa học lý thuyết (ví dụ, động học của chuyển động và thiên văn học) và khoa học ứng dụng (ví dụ, sức bền vật liệu, cải tiến kính thiên văn). Các quan tâm của ông gồm nghiên cứu chiêm tinh, mà ở thời tiền hiện đại được xem là liên quan với việc nghiên cứu toán học và thiên văn học
Dù là một tín đồ sùng đạo của Giáo hội , Galileo có ba đứa con ngoài giá thú với Marina Gamba. Họ có hai con gái, Virginia sinh năm 1600 và Livia sinh năm 1601, và một con trai, Vincenzo, sinh năm 1606. Vì là con ngoài giá thú, ông cho rằng các cô con gái của mình không thể lập gia đình. Tương lai duy nhất của họ là tôn giáo. Cả hai cô gái đều được gửi tới nhà dòng kín San Matteo ở Arcetri và sống trọn đời ở đó. Virginia lấy tên Maria Celeste khi vào nhà tu. Bà mất ngày 2 tháng 4 năm 1634, và được chôn cất cùng Galileo tại Basilica di Santa Croce di Firenze. Livia lấy tên Arcangela và ốm đau trong suốt cuộc đời. Vincenzo sau này được hợp pháp hoá và cưới Sestilia Bocchineri. Năm 1610, Galileo xuất bản một cuốn sách về các quan sát thiên văn của mình với các vệ tinh của Sao Mộc, sử dụng quan sát này để ủng hộ lý thuyết nhật tâm của vũ trụ của Kopernik chống lại thuyết địa tâm Ptolemaeus và các lý thuyết của Aristoteles. Năm sau đó, Galileo tới thăm Roma để chứng minh kính viễn vọng của mình trước các nhà triết học và toán học của Học viện Dòng Tên Rôma (Collegio Romano), và để họ tự thấy bằng mắt mình sự thực về bốn vệ tinh của Sao Mộc. Khi ở Roma ông cũng trở thành một thành viên của Accademia dei Lincei. Năm 1612, xuất hiện sự chống đối thuyết nhật tâm của vũ trụ đang được Galileo ủng hộ. Năm 1614, từ bục giảng kinh của Vương cung thánh đường Santa Maria Novella, linh mục Tommaso Caccini (1574–1648) lên án các ý kiến của Galileo về sự chuyển động của Trái Đất, cho rằng chúng là nguy hiểm và gần với sự dị giáo. Galileo tới Roma để bảo vệ mình trước những cáo buộc đó, nhưng, vào năm 1616, hồng y Roberto Bellarmino đích thân khiển trách Galileo bắt ông không được ủng hộ cũng như giảng dạy thiên văn học Kopernik. Trong năm 1621 và 1622, Galileo đã viết cuốn sách đầu tiên của mình, Người thí nghiệm (Il Saggiatore), được phê duyệt và cho phát hành năm 1623. Năm 1630, ông quay lại Roma để xin giấy phép in cuốn Đối thoại về hai Hệ thống Thế giới, được xuất bản tại Firenze năm 1632. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm ấy, ông bị bắt phải ra trước Thánh bộ Giáo lý Đức tin ở Roma. Sau một phiên xử của Giáo hoàng, theo đó ông bị nghi ngờ là dị giáo, Galileo bị quản thúc tại gia và các hoạt động của ông bị Giáo hoàng kiểm soát. Từ năm 1634 trở về sau, ông sống tại ngôi nhà thôn quê ở Arcetri, bên ngoài Firenze. Ông bị mù hoàn toàn năm 1638 và bị chứng thoát vị và mất ngủ đầy đau đớn, vì thế ông được cho phép tới Firenze chữa bệnh. Ông tiếp tục tiếp khách cho tới năm 1642, trước khi qua đời vì sốt và chứng tim đập nhanh.
2. Các phương pháp khoa học
galileo đã có những đóng góp cơ bản cho khoa học về chuyển động bằng cách kết hợp một cách sáng tạo giữa toán học và thực nghiệm. Một đặc trưng nữa của khoa học thời bấy giờ là các nghiên cứu định tính của William Gilbert về điện và từ tính. Cha của Galileo, Vincenzo Galilei, một nghệ sĩ đàn luýt kiêm nhà lý luận âm nhạc, đã tiến hành các thực nghiệm thiết lập nên hệ thức phi tuyến tính có thể được xem là cổ xưa nhất trong vật lý học: đối với một dây đàn dược kéo căng, cao độ sẽ biến thiên theo căn bậc hai của độ căng. Những quan sát này dựa trên nền tảng trước đó của Pythagoras và những người theo thuyết của ông trong lĩnh vực âm nhạc, họ cũng đồng thời là những người chế tạo nhạc cụ, đó là: chia nhỏ dây đàn theo một số nguyên thì sẽ tạo ra một thang âm hài hoà. Như vậy, trong một chừng mực nào đó, toán học đã có một mối quan hệ lâu đời với vật lý và âm nhạc, và Galileo trẻ tuổi đã nhận thấy những quan sát của cha mình được khai triển dựa trên truyền thống đó.

Có lẽ Galileo là người đầu tiên phát biểu một cách rõ ràng rằng các quy luật của tự nhiên đều liên quan đến toán học. Trong cuốn Il Saggiatore (Người Thí nghiệm) ông viết "Triết học được viết trong cuốn sách lớn này, vũ trụ... Nó được viết bằng ngôn ngữ của toán học, ký tự của nó là những hình tam giác, hình tròn, và các đường hình học khác...". Những phân tích toán học của ông là sự phát triển của một truyền thống đã được các nhà triết học tự nhiên kinh viện sử dụng từ trước, Galileo đã học lý luận đó khi ông nghiên cứu triết học. Bất chấp việc ông nỗ lực trung thành với Giáo hội Công giáo, giữ vững lập trường của mình với các kết quả thực nghiệm, và cả những giải nghĩa chân thực nhất mà những thực nghiệm đó đưa ra, kết quả vẫn là sự bác bỏ của những nhà cầm quyền với sự trung thành mù quáng với giáo lý và cả triết học khi xem xét các vấn đề khoa học. Xét trên diện rộng, điều này đã thúc đẩy việc tách khoa học ra khỏi triết học và tôn giáo; một bước ngoặt trong tư duy của nhân loại.
Với những tiêu chuẩn thời đó, Galileo vẫn luôn sẵn sàng thay đổi quan điểm theo những quan sát đạt được của mình. Nhà triết học đồng thời cũng là một nhà khoa học hiện đại, Paul Feyerabend, cũng từng lưu ý đến những khía cạnh được cho là sai trong phương pháp luận của Galileo nhưng ông cũng chỉ ra rằng phương pháp của Galileo, với những kết quả đã đưa ra, vẫn có thể đúng so với khoa học thời kì trước. Phần lớn công việc chính của Feyerabend, Against Method (1975), được dành cho những phân tích của Galileo, ông sử dụng nghiên cứu thiên văn của Galileo như một mẫu nghiên cứu để hỗ trợ cho nghiên cứu của ông về sự hỗn loạn trong các phương pháp nghiên cứu khoa học. Ông viết: 'Những người theo thuyết của Aristoteles... đòi hỏi sự hỗ trợ của kinh nghiệm trước đó trong khi những người theo thuyết của Galileo thì lại bằng lòng với những lý thuyết đa chiều, không chắc chắn và bị bác bỏ một phần. Tôi không phê phán họ nhưng tôi vẫn ủng hộ câu nói của Niels Bohr "Chỉ điên thì không đủ" '.Để công bố những thực nghiệm của mình, Galileo đã phải thiết lập các tiêu chuẩn về độ dài và thời gian, để các phép đo vào những ngày khác nhau và trong các phòng thí nghiệm khác nhau có thể được so sánh trong cùng một khuôn mẫu.
Galileo thể hiện một sự đánh giá tiến bộ phi thường vế mối quan hệ đúng đắn giữa toán học, vật lý lý thuyết và vật lý thực nghiệm. Ông hiểu biết về các parabol, về mặt tiết diện conic lẫn về mặt toạ độ. Galileo xác định thêm rằng parabol là quỹ đạo lý thuyết lý tưởng đối với những vật được bắn ra, chuyển động nhanh dần đều mà không có ma sát hay bất cứ lực cản nào. Galileo thừa nhận rằng lý thuyết này chỉ có giá trị giới hạn, về mặt lý thuyết thì quỹ đạo phóng một vật phóng có kích thước tương tự với Trái Đất không thể là parabol,nhưng ông vẫn cho rằng đối với khoảng cách lên tới phạm vi của tầm pháo trong thời của ông, quỹ đạo parabol của một phóng bị lệch không đáng kể. Thứ ba, ông nhận ra rằng dữ liệu thực nghiệm của ông sẽ không bao giờ giống một cách chính xác với bất kỳ biểu thức lý thuyết hoặc toán học nào vì sự thiếu chính xác của các phép đo, sự ma sát, và các yếu tố khác.
Theo Stephen Hawking, Galileo là người ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự ra đời của khoa học hiện đại hơn bất kỳ người nào khác. Albert Einstein gọi ông là cha đẻ của khoa học hiện đại.
3. Thiên văn học

Chính trên trang giấy này Galileo lần đầu tiên ghi chú một sự quan sát các vệ tinh của Sao Mộc. Quan sát này đánh đổ quan niệm rằng mọi thiên thể phải quay quanh Trái Đất. Galileo đã xuất bản sự miêu tả đầy đủ trong Sidereus Nuncius tháng 3 năm 1610

Các tuần của Sao Kim, quan sát bởi Galileo năm 1610
Chỉ dựa vào một số miêu tả không chính xác về chiếc kính viễn vọng thực tế đầu tiên, do Hans Lippershey người Hà Lan phát minh năm 1608, Galileo, trong năm sau đó, đã làm một chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại 3×, và sau này làm những chiếc khác có độ phóng đại lên tới 30×. Với thiết bị đã được cải tiến này ông có thể thấy các hình ảnh phóng đại, thẳng đứng trên Trái Đất – cái mà hiện được biết là kính viễn vọng Trái Đất, hay kính thiên văn nhỏ. Ông cũng có thể sử dụng nó để quan sát bầu trời; trong một thời gian ông là một trong những người chế tạo các kính thiên văn đủ tốt cho mục đích đó. Ngày 25 tháng 8 năm 1609, ông trưng bày chiếc kính viễn vọng đầu tiên của mình trước những nhà lập pháp Venezia. Công việc chế tạo kính thiên văn của ông còn có tác dụng phụ mang lại khá nhiều tiền khi các lái buôn thấy nó hữu ích cho các chuyến đi biển và đi buôn của họ. Ông đã xuất bản các quan sát thiên văn học bằng kính viễn vọng đầu tiên của mình vào tháng 3 năm 1610 trong một chuyên luận ngắn có nhan đề Sidereus Nuncius (Sứ giả sao)
Ngày 7 tháng 1 năm 1610, Galileo quan sát bằng kính viễn vọng của mình cái ông miêu tả ở thời gian đó là "ba định tinh, hoàn toàn không nhìn thấy được bởi chúng quá nhỏ", tất cả nằm gần Sao Mộc và thẳng hàng qua nó. Những quan sát vào các đêm sau đó cho thấy các vị trí của các "ngôi sao" đó liên quan tới Sao Mộc đang thay đổi theo một cách khiến chúng có thể là không giải thích được nếu đó thực sự là các định tinh. Ngày 10 tháng 1, Galileo ghi chú rằng một trong số chúng đã biến mất, một quan sát mà ông cho rằng nó đã bị Sao Mộc che khuất. Trong vài ngày ông đã kết luận rằng chúng quay quanh Sao Mộc: Ông đã khám phá ra bốn vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc: Io,Europa, Callisto và Ganymede. Ông phát hiện ra vệ tinh thứ tư,Ganymede , ngày 13 tháng 1. Galileo đặt tên cho bốn vệ tinh ông đã phát hiện ra là những ngôi sao Medici, để vinh danh người bảo trợ tương lai của ông, Cosimo II de' Medici, Đại Công tước Toscana, và ba người anh em của Cosimo. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học sau này đổi tên chúng thành các vệ tinh Galieo để vinh danh ông.
Một hành tinh với các hành tinh nhỏ hơn quay quanh nó không thích hợp với các nguyên tắc của Thiên văn học Aristoteles, cho rằng mọi thiên thể phải quay quanh Trái Đất, và nhiều nhà thiên văn học và triết học ban đầu đã từ chối tin rằng Galileo đã phát hiện ra một vật như thế. Galileo tiếp tục quan sát các vệ tinh trong mười tám tháng sau đó, và tới giữa năm 1611 ông đã có nhiều ước tính chính xác về các chu kỳ của chúng—một kỳ công mà Kepler đã cho rằng không thể thực hiện. Từ tháng 9 năm 1610, Galileo quan sát thấy Sao Kim có đủ các tuần tương tự như Mặt Trăng. Mô hình nhật tâm của hệ mặt trời được Mikołaj Kopernik phát triển tiên đoán rằng tất cả các pha phải được quan sát thấy bởi Sao Kim quay quanh Mặt trời sẽ khiến phần được chiếu sáng của nó quay về phía Trái Đất khi nó ở phía đối diện của Mặt trời và quay đi khi nó ở cùng phía với Trái Đất. Trái lại, mô hình địa tâm của Ptolemaeus dự đoán rằng chỉ trăng lưỡi liềm và các tuần mới mới có thể được quan sát, bởi Sao Kim được cho là nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất khi nó quay quanh Trái Đất. Các quan sát của Galileo về các tuần của Sao Kim chứng minh rằng nó quay quanh Mặt trời và là bằng chứng ủng hộ (nhưng không chứng minh cho) mô hình nhật tâm. Tuy nhiên, bởi nó bác bỏ mô hình hành tinh hoàn toàn địa tâm của Ptolemaeus, dường như nó là quan sát có tính quyết định khiến đa số cộng đồng khoa học thế kỷ XVII quay sang ủng hộ các mô hình nhật-địa tâm (tất cả các hành tinh chuyển động xung quanh Mặt trời nhưng Mặt trời quay quanh Trái Đất) và địa tâm như các mô hình Tycho và Capella,và vì thế được cho là quan sát thiên văn quan trọng nhất của Galileo. Galileo cũng quan sát Sao Thổ, và ban đầu nhầm lẫn các vành đai của nó là các hành tinh, cho rằng nó là hệ ba vật thể. Khi ông quan sát hành tinh ở thời điểm sau này, các vành đai của Sao Thổ hướng trực tiếp về phía Trái Đất, khiến ông cho rằng hai vật thể đã biến mất. Các vành đai tái xuất hiện khi ông quan sát hành tinh năm 1616, càng khiến ông bối rối. Galileo là một trong những người châu Âu đầu tiên quan sát các đốm mặt trời, dù Kepler đã không chủ tâm quan sát một đốm năm 1607, nhưng nhầm lẫn cho rằng nhưng nhầm lẫn cho rằng đó là một sự lướt qua của Sao Thuỷ. Ông cũng tái giải thích một quan sát đốm mặt trời từ thời Charlemagne, mà trước kia được gán cho (không có khả năng) một lần lướt qua của Sao Thuỷ. Sự tồn tại của các đốm mặt trời cho thấy một khó khăn khác trong sự hoàn hảo không thể thay đổi của các tầng trời do vật lý thiên thể chính thống Aristoteles đặt ra, nhưng những lần lướt qua có chu kỳ đều của nó cũng xác nhận dự đoán trong cơ học thiên thể Aristoteles của Kepler trong tác phẩm Astronomia Nova (Thiên văn Mới) năm 1609 của ông rằng mặt trời quay, đây là tiên đoán đúng đầu tiên của vật lý thiên thể thời hậu mặt cầu. Và những biến đổi hàng năm trong các chuyển động của các đốm mặt trời, do Francesco Sizzi và những người khác khám phá năm 1612–1613, cung cấp một bằng chứng mạnh chống lại cả hệ Ptolemaeus và hệ địa-nhật tâm của Tycho Brahe. Vì các biến đổi theo mùa bác bỏ mọi mô hình hành tinh địa tĩnh không chuyển động địa chất như mô hình địa tâm hoàn toàn của Ptolemaeus và mô hình địa-nhật tâm của Tycho theo đó Mặt trời quay quanh Trái Đất hàng ngày, vì thế sự thay đổi phải xuất hiện hàng ngày. Nhưng nó có thể giải thích được bằng các hệ thống quay địa chất như mô hình địa-nhật tâm bán Tycho của Longomontanus, các mô hình địa-nhật tâm của Capella và mở rộng của Capella với một sự chuyển động quay hàng ngày của Trái Đất, và mô hình nhật tâm hoàn toàn. Một cuộc tranh cãi về sự ưu tiên trong việc khám phá các đốm mặt trời, và sự giải thích chúng, khiến Galileo rơi vào một sự thù hằn kéo dài và cay đắng với thầy tu dòng Tên Christoph Scheiner; trên thực tế, có ít nghi ngờ rằng cả hai người trong số họ đã bị đánh bại bởi David Fabricius và con trai ông Johannes, tìm kiếm việc xác nhận tiên đoán của Kepler về chuyển động của Mặt trời.Scheiner nhanh chóng chấp nhận đề xuất năm 1615 của Kepler về thiết kế kính thiến văn hiện đại, cho độ phóng đại lớn hơn nhưng hình ảnh bị lộn ngược; Galileo rõ ràng không thay đổi thiết kế của Kepler. Galileo là người đầu tiên thông báo về các ngọn núi và hố va chạm trên Mặt Trăng, mà ông cho sự hiện diện của nó bởi các kiểu mẫu sáng và tối trên bề mặt Mặt Trăng. Thậm chí ông còn ước tính chiều cao của các ngọn núi từ các quan sát đó. Điều này dẫn ông tới kết luận rằng Mặt Trăng là "xù xì và không bằng phẳng, và giống như chính bề mặt của Trái Đất," chứ không phải là một mặt cầu hoàn hảo như Aristoteles đã tuyên bố. Galileo quan sát Ngân hà, trước đó được cho là một tinh vân, và thấy rằng nó là tập hợp những ngôi sao trong một vùng quá đặc khiến nó trông như một đám mây từ Trái Đất. Ông định vị nhiều ngôi sao khác quá xa để có thể thấy bằng mắt thường. Galileo cũng quan sát Sao Hải Vương năm 1612, nhưng không nhận thấy rằng nó là một hành tinh và không có chú ý đặc biệt đến nó. Trong cuốn sổ ghi chép của ông nó xuất hiện như một ngôi sao tối không đáng chú ý.
#Sưu tầm

Nguồn : Wikipedia
 

Kiều Anh81

Banned
Banned
Thành viên
20 Tháng năm 2020
407
1,895
156
Hà Nội
Thiên đường
Tiếp tục nào !!
Cùng đến với Stephen William Hawking thôi !!!!
1. LÝ LỊCH TRÍCH NGANG

Stephen William Hawking (sinh ngày 8/1/1942 – mất ngày 14/3/2018) là một nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức người Anh, nguyên cố Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge.
Stephen Hawking mắc chứng bệnh xơ cứng teo cơ (ALS) từ năm 21 tuổi, khiến ông phải sống trong trạng thái liệt toàn thân và phải ngồi xe lăn trong phần lớn cuộc đời còn lại của mình. Căn bệnh cũng lấy đi của ông khả năng nói chuyện, buộc ông phải giao tiếp thông qua một thiết bị tạo giọng nói được gắn trực tiếp vào chiếc xe lăn của ông. Mặc dù được chẩn đoán rằng căn bệnh ALS sẽ khiến ông chỉ sống thêm được vài năm, Stephen Hawking đã kéo dài sự sống của mình cho đến tận khi ông từ trần vào ngày 14/3/2018, hưởng thọ 76 tuổi.
2. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Hawking sinh ngày 8/1/1942 tại Oxford, Anh. Cha ông là Frank Hawking và mẹ ông là Isobel. Cả hai người có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng phấn đấu vào học tại Đại học Oxford, Frank học y trong khi Isobel học ngành triết, chính trị và kinh tế học. Hai người gặp nhau trong những ngày đầu Chiến tranh thế giới thứ hai tại một viện nghiên cứu y học nơi Isobel làm thư ký còn Frank là nhà nghiên cứu.
Cha mẹ Hawking sống tại Highgate nhưng khi London bị oanh kích trong chiến tranh, mẹ ông rời xuống Oxford để sinh nở an toàn hơn. Ông có hai em gái tên là Philippa và Mary, ngoài ra còn một em trai nuôi tên Edward. Hawking học tiểu học ở Trường Nhà Byron; về sau ông chỉ trích cái gọi là "phương pháp tiến bộ" của trường đã khiến ông không thể học đọc.
# Sưu tầm
 
  • Like
Reactions: Pyrit
Top Bottom