[Topic]: Chất sử thi trong Rừng xà nu

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Chất sử thi có thể được xem như đã trở thành đối tượng của đề thi ĐH khá nhiều lần. Với bài Rừng xà nu thì đây là một đề hiếm vắng mặt.
Nói đến chất sử thi, có thể nhiều bạn hiểu, nhưng diễn tả thế nào, viết ra thế nào thì không phải bạn nào cũng nói được.
Vậy chất sử thi là gì? Thể hiện như thế nào trong Rừng xà nu?
Trong topic này chúng ta sẽ đi "mổ xẻ" vấn đề một cách kỹ càng và đơn giản nhất để các em có thể hiểu được vấn đề.
Nào, chúng ta cùng bắt đầu thôi!
 
M

mickeykhotinh

Theo em khi tìm hiểu về chất sử thi thì ta phải làm rõ được những vấn đề sau:
+ Sử thi là gì?
+ Chất sử thi là gì?
+ Các đặc trưng và biểu hiện của chất sử thi.
với bản thân em, em hiểu sử thi nôm na là những tác phẩm mang tính cộng đồng, trong đó nhân vật trung tâm là những anh hùng, những con nguời mang tính đại diện cho cộng đồng.
Không biết đúng không nữa @@
 
B

bich0702

Trước học sử thi Đam San thì mình thấy hiểu về sử thi, nhưng Rừng xà nu thì mình chỉ thấy có mỗi cái khung cảnh cụ Mết ngồi bên bếp lửa kể cho các cháu nghe về Tnu' thì mang hơi hướng sử thi, nhân vật Tnu' đại diện cho người dân Xô man, cho dân tộc TNguyen nên Tnu' cũng có thể được coi là anh hùng mang phẩm chất của cộng đồng, đại diện cho cộng đồng.
 
L

louisyun

Em góp ý một tí nhé :)
1.Khái niệm Sử thi
Sử thi là những áng văn tự sự (bằng văn vần hoặc văn xuôi), có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những thành tựu, những sự kiện có tính chất toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng, ca ngợi những anh hùng bộ tộc mang sức mạnh thần kỳ, tiêu biểu cho phẩm chất và khát vọng của bộ tộc (như anh hùng Rama trong Sử thi Ramayana; Hecto trong sử thi Iliat, Ôđixê của Hy Lạp..v.v…Ở Việt Nam có người anh hùng Đam San trong Bài ca Đăm Săn của người Ê Đê…)
Mỗi bộ sử thi chính là niềm tự hào to lớn của dân tộc đó. Sử thi thời cổ đại là thể loại một đi không trở lại. Nền văn học hiện nay không còn thể loại sử thi nữa nhưng cái không khí, tính chất của sử thi vẫn được người cầm bút mang vào trong các sáng tác. Và chất sử thi đã làm nên giá trị, làm nên sức sống cho từng trang viết, làm sống lại không khí hùng tráng của một thời đại anh hùng. Một số truyện ngắn tiêu biểu minh họa cho sự tồn tại của nền văn học sử thi trong Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 như: Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi, truyện ngắn Rừng xà nu, tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyễn Trung Thành, tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức…
2. Hoàn cảnh sử thi
Truyện ngắn Rừng xà nu được in trong tập truyện ngắn Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc. Tác phẩm được viết vào năm 1965. Đây là thời điểm Mỹ đổ quân tham chiến ở miền Nam . Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam ở vào hồi quyết liệt: giặc Mỹ điên cuồng đánh phá Cách mạng miền Nam. Trước sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù, tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân (từ miền ngược đến miền xuôi) càng kiên cường và bất khuất “Họ đã xuống đường và đem cả lương tâm và nhân phẩm bắn tỏa lên bầu trời đầy giặc giã” (Chu Lai)
 
H

hocmai.nguvan

louisyun thân mến!
Theo em thì trong Rừng xà nu, ngoài hoàn cảnh sử thi thì chất sử thi của tác phẩm còn được thể hiện ở điểm nào?
bich0207!: Em nói có ý đúng đấy, vì chính không khí kể chuyện của cụ Mết cũng thể hiện chất sử thi trong tác phẩm.
Nào, các em hãy suy nghĩ để cùng giải quyết vấn đề nào!
 
B

bich0702

Theo em thì chất sử thi trong Rừng xà nu còn thể hiện ở các nhân vật.
Đó là cụ Mết, là Tnu', là Mai, Dít, bé Heng. Mỗi một người là đại diện cho 1 thế hệ của dân làng Xô man và ứng với mỗi một thế hệ đó là một thế hệ của cây xà nu. Đặc biệt là hình tượng Tnu', tiêu biểu cho con người Tây Nguyên dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường, là con người đại diện cho chính nghĩa. Có thể nói chi tiết bọn giặc tẩm nhựa xà nu đốt 10 đầu ngón tay của Tnu' là một chi tiết đặc sắc của truyện, thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng dân làng Xô man. Tnu' chính là người anh hùng đại diện cho cộng đồng người dân làng XÔ man nói riêng và của Tây Nguyên nói chung.
 
D

ductran95

Góp ý thêm cái nhỉ!
tớ thích bài này lắm, nên cũng khá tự tin với đề này.
Tớ xin góp 2 ý kiến trước đã:
- Thế nào là sử thi.
Thơ ca lấy lịch sử làm đề tài chép sự tích nhân vật và truyền thuyết lịch sử. Đây là thể loại tự sự miêu tả các sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh thần và vận mệnh của dân tộc. Nó chủ yếu biểu hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của chính mình. Với quan niệm ấy Rừng xà nu không chỉ là tác phẩm sử thi mà còn là bản anh hùng ca đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên.
- Về đề tài và chủ đề
Tính sử thi được thể hiện bằng đề tài chủ đề. Truyện có đề tài lịch sử của làng Xôman và nói rộng ra là nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh chống tên đế quốc hùng mạnh nhất để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Đây là một sự kiện trọng đại. Qua tác phẩm tác giả muốn nêu bật lên sức mạnh quật khỡi, tinh thần và ý chí mãnh liệt không gì có thể lay chuyển đc của buôn làng, của 1 dân tộc quyết lấy máu mình để viết nên 1 chân lí mới: “chúng nó cầm súng mình phải cầm giáo”. Nghĩa là vũ trang chiến đấu là con đường tất yếu để giải phóng nhân dân.
 
L

louisyun

louisyun thân mến!
Theo em thì trong Rừng xà nu, ngoài hoàn cảnh sử thi thì chất sử thi của tác phẩm còn được thể hiện ở điểm nào?
bich0207!: Em nói có ý đúng đấy, vì chính không khí kể chuyện của cụ Mết cũng thể hiện chất sử thi trong tác phẩm.
Nào, các em hãy suy nghĩ để cùng giải quyết vấn đề nào!

Hj về bài này em nghe thầy giảng rất kĩ nên không quên được :)

Ý 1: Chất sử thi được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên hùng vĩ , tráng lệ vừa đậm chất thơ của núi rừng Tây Nguyên
Ý 2: Tnú – hình ảnh người anh hùng bất tử của dân làng Xôman.
Đến với truyện ngắn “Rừng xà nu”, chúng ta được thả hồn theo những cánh rừng xà nu bát ngát, xanh rờn đến tận chân trời, được chứng kiến sức sống mãnh liệt không gì hủy diệt được của những cây xà nu. Mặt khác chúng ta lại khâm phục biết bao người anh hùng Tnú với những phẩm chất tốt đẹp. Xây dựng hình tượng người anh hùng này cũng là biểu hiện chất “Sử thi”.
Ý 3. Tính cộng đồng trong tác phẩm:
Bên cạnh việc miêu tả,làm nổi bật lên hình ảnh của người anh hùng Tnú, người ta còn thấy được hình ảnh của những con người khác xung quanh nhân vật này, những người gan dạ dũng cảm trong cộng đồng làng Xô man. Mỗi con người là một sức mạnh, mỗi ngọn giáo đứng lên là thể hiện một lòng căm thù. Sức sống mãnh liệt đó được truyền từ đời này qua đời khác, từ thế hệ các cụ già đến những em bé còn ngây thơ nhưng đã có ý thức về nỗi đau mất nước, mất người thân, mất chủ quyền dân tộc. Tính chất cộng đồng được thể hiện trong tác phẩm rất rõ
Ý 4. Nghệ thuật trong truyện ngắn Rừng Xà Nu
 
D

ductran95

Hi bạn louisyun!
Bạn có thể nói rõ hơn về cái chất sử thi thể hiện trong nghệ thuật của tác phẩm không?
Cảm ơn bạn nhiều nhé :D
 
L

louisyun

Hj mình may mắn là được học trên trường một thầy giáo mà mình rất quí mến nên những lời của thầy giảng mình đều ghi chép đầy đủ bạn có thể tham khảo nha :)
Ý 4. Nghệ thuật trong truyện ngắn Rừng Xà Nu

- Hình thức kể chuyện với cách tạo không khí truyện rất Tây Nguyên đậm đà màu sắc sử thi truyền thống. Bao trùm lên toàn bộ thiên truyện là một khung cảnh nghiêm trang, hào khí lại vừa mang đậm chất lãng mạn cuốn hút về làng Xô man bất khuất kiên cường.
- Giọng văn trong Rừng Xà Nu là giọng văn mang âm hưởng vang dội như tiếng cồng tiếng chiêng của đất rừng Tây Nguyên đại ngàn hùng vĩ. Giọng văn đó ẩn chứa chất liệu làm nên tính sử thi hoàng tráng của tác phẩm.
- Kết cấu truyện theo lối vòng tròn hay còn gọi là đầu cuối tương ứng. Chính kết cấu đó tạo nên dư âm hùng tráng. Lối kết cấu này như cái khung bền vững để nhà văn khai triển câu truyện. Đây là lối kết cấu vừa đóng vừa mở. Câu chuyện đóng lại để mở một câu truyện khác. Điều này làm chúng ta tưởng tượng đây chỉ là một chương trong lịch sử ngàn đời của người Xô man, chỉ là một chương trong bản anh hùng ca vô tận của Tây Nguyên.
- Biện pháp nhân cách hóa, miêu tả cây xà nu như con người Xô Man. Vì vậy cây xà nu hiện ra như một nhân vật của câu truyện. Nguyễn Trung Thành đã biến rừng xà nu thành cả một hệ thống hình ảnh được miêu tả song song với hệ thống hình tượng nhân vật.
- Sử dụng kiểu thời gian gấp khúc “đau thương nuôi con người vụt lớn lên” (Tnú ngày bị bắt mới chỉ đứng ngang bụng cụ Mết, 3 năm sau trở về đã là chàng thanh niên lực lưỡng; Dít ngày Tnus đi còn bé, 3 năm sau anh trở về Dít đã là bí thư chi bộ
 
D

ductran95

Hi, cảm ơn cậu nhé!
Theo cậu thì với tác phẩm này, thì người ta có thể ra theo những hướng đề như thế nào?
Mình nghĩ Rừng xà nu mang chất sử thi, nếu là dạng đề tổng hợp chất sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gđ thì tn nhỉ?
@@
 
L

louisyun

Theo mình dạng đề thi Đại học rất phổ biến theo 2 dạng
Một là phân tích cái riêng và hai là phân tích cái chung
Nếu phân tích cái riêng người ta thường cho phân tích nhân vật
Phân tích chung thì có thể là tính sử thi trong rừng xà nu hay các tác phẩm trọng tâm trong chương trình 12
Theo mình cứ nắm rõ tác phẩm biết cách phân tích thì bạn sẽ không sợ dạng đề nào đâu :)
Mọi việc đều không khó chỉ khó khi người đó không biết nỗ lực thui hjhj
 
D

ductran95

Uh. Vậy theo cậu chất sử thi trong Những đứa con trong gia đình được thể hiện như thế nào?
:D
 
B

bich0702

Cho tớ góp ý với nhé!
Theo tớ với đề của bạn ductran95 thì chúng ta sẽ triển khai theo những ý sau:
- Khái niệm về tính sử thi
- Cảm hứng sử thi trong văn học VN giai đoạn 65-75 nói chung
- Đi vào 2 tác phẩm: sử thi thể hiện ở:
+ Chủ đề, đề tài
+ Cốt truyện
+ Nhân vật
+ Nghệ thuật thể hiện
- Chỉ ra những nét riêng trong cách nhìn về con người (Rừng xà nu: người dân tộc Tây Nguyên, còn Những đứa con trong gia đình là người Kinh...)
Hiiii, đó là ý kiến của tớ.
 
L

louisyun

Chất sử thi:

- Thể hiện qua cuốn sổ của gia đình với truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung son sắt với quê hương.
Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tinh thần chiến đấu cao đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau. Lời chú Năm: "Chuyện gia đình nó cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó" cho thấy, con là sự tiếp nối cha mẹ nhưng không chỉ là tiếp nối huyết thống mà còn là sự tiếp nối truyền thống. Đồng thời muốn hiểu về những đứa con phải hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó, phải hiểu về truyền thống của gia đình đó.

+ Cuốn sổ là lịch sử gia đình mà qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ.

+ Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.

- Truyện về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.

+ Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. "Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm…, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta…". Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về mọt gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.


+ Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Nguyễn Thi cũng ưu ái miêu tả hai nhân vật Việt Chiến thành những anh hùng lý tưởng qua các lời thoại sục sôi ý chí của nhân vật. Ta đặt biệt ấn tượng với câu đó dứt khoát, đầy nhuệ khí của Chiến: “Đã là thân con gái ra đi thì tao chỉ nói một câu; Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Hình ảnh cô gái trẻ cũng mang vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ. Khi chuẩn bị khiêng bàn thờ về nhà chú Năm, chị chiến “xoắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân hình to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ má lên”. Với Việt, Nguyễn Thi đã miêu tả bằng những tư thế hiên ngang và anh dũng nhất. Cho dù bị thương, anh vẫn sục sôi một tinh thần hiến đấu, “tuy đã kiệt sức không bò đi được nữa, nhưng một ngón tay Việt vẫn còn nhúc nhích được đặt ở cò súng, đạn đã lên nòng”. Việt luôn torng tư thế sẵng đối đầu với giặc Mĩ. Do thế mà khi anh Tánh và đồng đội đi tìm “suýt nữa họ đã ăn đạn của “cậu Tư””. Cuộc chiến cam go với kẻ thù được Nguyễn Thi mô tả qua những âm thanh mà nhân vật Việt nghe thấy. “Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi”, rồi cả “tiếng hùm hụp… chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy”… Qua những âm thanh của trận đánh, Nguyễn Thi đã khiến người đcọ hình dung ra tính ác liệt, và sự chiến đấu hùng dũng của nhân dân ta. Phương thức miêu tả và cách sử dụng từ ngữ mạnh mẽ, dứt khoát đã góp phần làm tăng chất sử thi cho hai tác phẩm.
 
D

ductran95

louisyun ơi! Cậu học ở trường nào thế?
Tớ thấy kiến thức của cậu khá chắc đấy.
Cậu định thi trường gì vậy?
 
D

ductran95

Uh. Tớ cũng có anh họ đang học ở ngoại thương nhưng ở Hà Nội
Mà cậu ở trong đó thì học Ngoại thương khu vực phía Nam nhỉ?
 
D

dohuyen123

Giúp mình với!!!!

Mình đang được giao bài tập, phân tích nhân vật Tnu' để làm nổi bật tính anh hùng ca của tác phẩm.
Mọi người ơi, anh hùng ca là gì nhỉ?
Có ai có thể cho mình gợi ý được không?
Cảm ơn cả nhà!
 
D

ductran95

Theo mình, chất anh hùng ca thể hiện ở nhân vật Tnu' bạn cần làm rõ được các nội dung sau:
- Phân tích được nhân vật Tnu' : câu chuyện về Tnu' qua lời kể của cụ Mết, đó là một chàng trai có lòng dũng cảm, kiên cường
- Nêu được Tnu' là đại diện của dân làng Xoman, đại diện cho người dân Tây Nguyên
 
Top Bottom