Sử TÌNH YÊU CỦA NGƯỜI LÀM CÁCH MẠNG, MỐI TÌNH LÊ HỒNG PHONG – NGUYỄN THỊ MINH KHAI

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai là những nhà hoạt động cách mạng thế hệ đầu trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho đến những giây phút cuối cùng, cuộc đời và tình yêu của Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai vẫn gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
Lê Hồng Phong hoạt động cách mạng từ rất sớm. Ông được đào tạo bài bản về lý luận chính trị, được cử đi học ở nhiều trường nước ngoài như Trường Quân sự Hoàng Phố, Trường Lý luận Quân sự Leningrad…
Năm 1934, Lê Hồng Phong đến Thượng Hải để gặp các đồng chí của mình hoạt động tại hải ngoại. Chính tại đây, ông đã gặp gỡ và có cảm tình với Nguyễn Thị Minh Khai, một cô gái nhỏ nhắn có đôi mắt to tròn đầy cương nghị và một tinh thần cách mạng rực lửa. Còn Nguyễn Thị Minh Khai lại thấy ở Lê Hồng Phong hình tương một người đàn ông lịch thiệp, nhã nhặn, tinh thần tranh luận chính trị sôi nổi.
Sau một thời gian cảm mến nhau vì sự đồng điệu trong tâm hồn và ý chí, đám cưới giữa hai người được tổ chức ngay tại Thượng Hải. Chỉ đơn giản một bữa cơm chiều giản dị, ấm cúng tình đồng chí đã gắn kết hai người cách mạng với nhau.
Sau này, tuy đã về nước nhưng hai người lại hoạt động ở các cơ sở khác nhau nên ít có cơ hội gặp gỡ, hoặc chỉ là gặp gỡ trên vai trò đồng chí. Lúc Nguyễn Thị Minh Khai sinh đứa con đầu tiên và đặt tên là Lê Nguyễn Hồng Minh, Lê Hồng Phong đã bị bắt vào trại giam lần thứ hai.
Trong khi Lê Hồng Phong bị xét án năm năm tù tại Côn Đảo, Nguyễn Thị Minh Khai bị kết án tử hình sau khi khởi nghĩa Nam Kỳ thất bại. Trước lúc hi sinh, bên cạnh lời xin lỗi đến bố mẹ và cảm ơn tới những người đồng chí, Nguyễn Thị Minh Khai đã gửi lời vĩnh biệt tới người chồng thương yêu đang bị đày ngoài Côn Đảo. Lúc ấy bà mới 31 tuổi. Chỉ hơn một năm sau, vào ngày 6/9/1942, Lê Hồng Phong cũng mất tại nhà tù Côn Đảo, trong chính ngày sinh nhật của mình.
Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai, họ là những người con anh dũng xứ Nghệ đã gắn tình yêu của đời mình với cuộc đời hoạt động cách mạng đầy thăng trầm và hy sinh của dân tộc.

Nguồn: bảo tàng lịch sử quốc gia vietnam

inbound315998392790029039.jpg
Ảnh: Thẻ đại biểu của đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (trên) và đồng chí Lê Hồng Phong (dưới) tại Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (1935)
 
  • Like
Reactions: Kuro-chan
Top Bottom