Hóa 9 Tính tỉ lệ VB:VA

thanhnghi05

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng mười hai 2021
75
43
11
An Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C.
Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.
Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.
a. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B.
b. Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262 gam chất rắn. Tính tỉ lệ VB:VA
 
  • Like
Reactions: huyenlinh7ctqp

huyenlinh7ctqp

Cựu PT nhóm Hóa | Nhất đồng đội Mùa hè Hóa học
Thành viên
17 Tháng mười hai 2015
3,035
4,708
764
21
[^_^] Muốn biết không [*_-] Tự tìm hiểu nha [+_+]
Có hai dung dịch; H2SO4 (dung dịch A), và NaOH (dung dịch B). Trộn 0,2 lít dung dịch A với 0,3 lít dung dịch B được 0,5 lít dung dịch C.
Lấy 20 ml dung dịch C, thêm một ít quì tím vào, thấy có màu xanh. Sau đó thêm từ từ dung dịch HCl 0,05M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 40 ml dung dịch axit.
Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B được 0,5 lít dung dịch D. Lấy 20 ml dung dịch D, thêm một ít quì tím vào thấy có màu đỏ. Sau đó thêm từ từ dung dịch NaOH 0,1M tới khi quì tím đổi thành màu tím thấy hết 80 ml dung dịch NaOH.
a. Tính nồng độ mol/l của 2 dung dịch A và B.
b. Trộn VB lít dung dịch NaOH vào VA lít dung dịch H2SO4 ở trên ta thu được dung dịch E. Lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch BaCl2 0,15 M được kết tủa F. Mặt khác lấy V ml dung dịch E cho tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M được kết tủa G. Nung F hoặc G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì đều thu được 3,262 gam chất rắn. Tính tỉ lệ VB:VA

Gọi a, b là $C_M$ của mỗi dung dịch
+> Dung dịch C làm quỳ hóa xanh $\rightarrow $ Dung dịch C có chứa NaOH dư
Xét 20 ml dung dịch C : $n_{HCl}=0,002 mol = n_{NaOH}$ dư
$\rightarrow $ 0,5 lit dung dịch C sẽ có $n_{NaOH}$ dư = 0,05 mol
$\rightarrow 0,3b-0,2.2a=0,05$ (1)
+> Dung dịch D làm quỳ hóa đỏ $\rightarrow $ Dung dịch D có chứa $H_2SO_4$ dư
Xét 20 ml dung dịch D : $n_{NaOH}=0,008 mol = n_{H^+}$ dư
$\rightarrow $ 0,5 lit dung dịch D sẽ có $n_{H^+}$ dư = 0,2 mol
$\rightarrow 0,3.2a-0,2b=0,2$ (2)
$\rightarrow a=0,7$ và $b=1,1$
b)
Dung dịch E sẽ gồm $NaOH$ dư và $Na_2SO_4$
Kết tủa F là $BaSO_4$
$n_{BaSO_4}=0,014 mol < n_{BaCl_2}$
$\rightarrow n_{H_2SO_4}=0,014 mol$
$\rightarrow V_A=0,02 l=20ml$
Kết tủa G là $Al(OH)_3$
$n_{Al_2O_3}=0,032 mol$
$\rightarrow n_{Al(OH)_3}=0,064 mol$
TH1 : $AlCl_3$ dư
$n_{NaOH}$ dư = 0,192 mol
$\rightarrow \sum n_{NaOH}=0,22 mol$
$\rightarrow V_B =0,2 l$
$\rightarrow \frac{V_B}{V_A}=10$
TH2: $Al(OH)_3$ bị hòa tan một phần
$\rightarrow n_{NaOH}$ dư = 0,336 mol
$\rightarrow \sum n_{NaOH}=0,364 mol$
$\rightarrow V_B=0,33 l$
$\rightarrow \frac{V_B}{V_A}=16,54$

Có vấn đề gì e có thể hỏi xuống phía dưới nhé!
 
Top Bottom