Hóa 12 Tính lưỡng tính của aminoaxit

Lindlar Catalyst

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng chín 2018
576
781
161
TP Hồ Chí Minh
Đại học sư phạm tphcm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Aminoaxit hay axitamin là các hợp chất hữu cơ tạp chức phân tử vừa có nhóm -COOH vừa có nhóm -NH2. Vì vậy aminoaxit vừa có tính chất bazơ của amin vừa có tính chất của axit hay aminoaxit là một chất lưỡng tính. Cần phải lưu ý rằng tất cả các aminoaxit đều là chất lưỡng tính nhưng môi trường của các dung dịch aminoaxit thì khác nhau:
- Nếu aminoaxit có số nhóm -NH2 nhiều hơn số nhóm -COOH thì dung dịch có môi trường bazơ (làm quỳ tím chuyển sang màu xanh) như Lysin chẳng hạn.
- Nếu aminoaxit có số nhóm -COOH nhiều hơn số nhóm -NH2 thì dung dịch sẽ có môi trường axit (làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ) điển hình như axit glutamic.
- Hầu hết các aminoaxit trong phạm vi chương trình đều có 1 nhóm amin và 1 nhóm axit nên dung dịch có môi trường trung tính sẽ không làm đổi màu quỳ tím.
Các nhóm mang tính axit: -COOH và -NH3Cl; các nhóm mang tính bazơ tương ứng là -COONa và -NH2.

- Công thức tổng quát của aminoaxit là: R(NH2)x(COOH)y
- Phản ứng với axit:
R(NH2)x(COOH)y + xHCl → R(NH3Cl)x(COOH)y
- Phản ứng với bazơ:
R(NH2)x(COOH)y + yNaOH → R(NH2)x(COONa)y + y H2O
Ngoài ra phản ứng tự proton hóa tạo muối nội (ion lưỡng cực) cũng chứng tỏ aminoaxit có tính lưỡng tính.
Chú ý rằng sau phản ứng nếu cho sản phẩm tác dụng với axit hoặc bazơ thì:
R(NH3Cl)x(COOH)y + (x+y)NaOH → R(NH2)x(COONa)y + x NaCl + (x+y) H2O
R(NH2)x(COONa)y + (x+y) HCl → R(NH3Cl)x(COOH)y + y NaCl
 
Top Bottom