Văn 11 Tình đoàn kết

thomnguyen1961

Học sinh chăm học
Thành viên
10 Tháng tư 2017
300
247
66
Tiền Giang
A secret

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Helen Keller có câu: ''Một mình ta, ta làm được rất ít; cùng nhau, ta làm được rất nhiều''. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên
Các bạn giúp mình với ạ :(:(
Bạn tham khảo
MB: Giới thiệu câu nói và vấn đề cần nghị luận
TB:
- Giải thích
+ Câu nói là sự khẳng định cho tình đoàn kết. "Một mình ta, ta làm được rất ít": khi làm một mình, có thể ta sẽ không làm được vấn đề. "Cùng nhau, ta làm được rất nhiều": khi đoàn kết, có sự giúp sức từ nhiều cá nhân, mọi chuyện sẽ dễ giải quyết cũng như hoàn thành nhanh hơn.
+ Không phủ nhận rằng khi làm một mình, bạn vẫn có thể hoàn thành công việc. Nhưng khi đó thì ta luôn cần nhiều thời gian để hoàn thiện, vì vậy, ta chỉ làm được ít việc và nó cũng không thể hoàn hảo giống như khi ta làm chung
=> Câu nói rất đúng đắn
- Phân tích, chứng minh
+ Đất nước Việt Nam với bốn ngàn năm lịch sử, trải qua biết bao cuộc chiến đấu chống giặc trong lẫn giặc ngoài. Nhân dân ta luôn luôn chiến thắng, một trong những nguyên nhân đó là tình đoàn kết, chia sẻ, đồng lòng của cả dân tộc.
+ Bác Hồ đã từng nói "dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước". Quả thực như vậy, nhìn lại lịch sử chiến đấu, kháng chiến giữ gìn, bảo toàn chủ quyền, ta có thể thấy sự đoàn kết lớn mạnh tới nhường nào. Đó là ba lần kháng chiến chống giặc Nguyên Mông, đánh đuổi đế quốc Mĩ, thực dân Pháp,....
+ Ngày nay, tinh thần đoàn kết ấy không hề mất đi mà còn mạnh mẽ hơn. Vừa qua, đại dịch corona đã gây hoang mang toàn cầu, trong đó có Việt Nam nhưng với tình đoàn kết, đất nước ta đã thành công đẩy lùi dịch bệnh, sáng lên tình người,....
+ Tuy nhiên, không phải lúc nào tinh thần đoàn kết cũng hiện hữu. Ở Việt Nam, vì sự tan rã, thiếu đoàn kết giữa triều đình và nhân dân, đất nước ta phải trải qua thời gian dài chịu ách đô hộ.....
- Bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Có một số người vẫn nhầm lẫn giữa tình đoàn kết và sự chia bè, kết phái. Họ lầm tưởng đó là đúng. Sự chia bè, kết phái là cách sống ích kỉ, chỉ vì lợi ích mà một số người tạo thành nhóm và đòi hỏi nhiều hơn lợi ích về phía mình.
+ Một số người khác lại có cách sống cá nhân, tách mình ra khỏi cộng đồng
=> Đó đều không phải tình đoàn kết. Ta cần lên án, phê phán điều đó.
- Liên hệ bản thân
KB: Khẳng định lại tính đúng đắn của câu nói, lời khuyên cho mọi người
 

VannyTraanf

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng năm 2020
43
125
16
Thừa Thiên Huế
Japan
Về ví dụ, dẫn chứng cho bài này:
A suggest lấy ngay việc "đối phó về phòng chống Covid-19 của Việt Nam" rất thời sự.
Rõ ràng có thể thấy ngay rằng: để đạt được hiệu quả như bây giờ, là cả một sự nỗ lực, hợp tác, đoàn kết của cả nhà nước và nhân dân. ➡Cùng nhau, làm dc rất nhiều ^^
 
Last edited:
Top Bottom