Sử Tìm bài thơ liên quan đến nhật kí trong tù của HCM

mingyu1004

Học sinh
Thành viên
6 Tháng tư 2017
127
16
46
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp mình tìm những câu này với minh đang cần gấp :
1. Tìm bài thơ liên quan đến nhật kí trong tù của HCM.
2. Tìm hiểu về tổ chức hiệp hội Việt Nam và đường Kách Mệnh.
3. Tìm hiểu về nơi thành lập Đảng cộng sản chi bộ.
4. Tìm hiểu về 5D Hàm Vong Hà Nội.
Thanhks.
 

Hi HMF

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
251
391
109
Hải Dương
THPT
1. Tìm bài thơ liên quan đến nhật kí trong tù của HCM.
  • Người bạn tù thổi sáo
  • Cái cùm
  • Trung thu
  • Chiều tối
  • Tự khuyên mình
  • Rụng mất một chiếc răng
  • Buồn bực
  • Hoàng hôn
  • Ngủ không được
  • Nghe tiếng chày giã gạo
Nguồn: Toplist.vn

2. Tìm hiểu về tổ chức hiệp hội Việt Nam và đường Kách Mệnh.

Đường kách mệnh là tác phẩm ghi lại những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu do bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức phát hành vào đầu năm 1927
.

Đường kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Tác phẩm được cho là đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng "giải phóng dân tộc", lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công, thương, cho rằng cách mạng là "sự nghiệp của quần chúng", vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng "vùng lên đánh đuổi kẻ thù". Đường kách mệnh cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại mà cần "chủ động", "tự cường", được cho là đã khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì "cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng".

Nguồn: vi.wikipedia.org

3. Tìm hiểu về nơi thành lập Đảng cộng sản chi bộ.
-> Tỉnh Thanh Hóa.

4. Tìm hiểu về 5D Hàm Vong Hà Nội.

Nằm trên con phố nhỏ, ngôi nhà 5D Hàm Long, Hà Nội mang dáng vẻ thâm trầm, khiêm tốn, khác với sự náo nhiệt của cả dãy phố. Nhưng chính sự khác biệt này khiến bất cứ ai cũng muốn quan tâm tìm hiểu về ngôi nhà. Ngay trước cửa là nơi ghi dấu ấn sự phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam: Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam ra đời từ ngôi nhà này.

Nhà 5 Hàm Long gồm 4 số nhà 5A, 5B, 5C, 5D nhưng riêng nhà 5D gắn với sự kiện thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên. Trước đó, các căn nhà sinh hoạt độc lập nhưng do nằm trong một quần thể thống nhất, thành phố Hà Nội di chuyển các hộ dân, thực hiện bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích cả số nhà 5 Hàm Long.

Là người trực tiếp phụ trách di tích nhà 5D Hàm Long, chị Hoàng Thúy Hạnh, cán bộ Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội cho biết, dịp này, rất đông người tới tìm hiểu về lịch sử của ngôi nhà, sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên.


Ngay sau khi tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại Hà Nội thành lập ngày 27/6/1926 tại làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội, tổ chức này đã thuê ngôi nhà 5D Hàm Long cho vợ chồng đồng chí Trần Văn Cung (bí danh Quốc Anh) làm nơi ở để ngụy trang nhằm hoạt động cách mạng. Lý do Hội chọn ngôi nhà này bởi phố Hàm Long lúc đó vắng vẻ, bên phải ngôi nhà thường để các thùng vệ sinh, đằng sau ngôi nhà có ngõ thoát hiểm sang phố Lê Văn Hưu. Vợ chồng đồng chí Trần Văn Cung giả làm người từ quê lên Hà Nội làm việc, sinh sống trong ngôi nhà. Trong diện tích 24 m2, ngôi nhà được chia làm hai phần, ngăn cách bởi một tấm rèm che. Bên ngoài đặt một bộ bàn ghế gỗ làm nơi làm việc, họp hành; phía trong là giường ngủ và một số vật dụng phục vụ sinh hoạt của vợ chồng đồng chí Trần Văn Cung.

Trong thời gian hoạt động tại ngôi nhà 5D Hàm Long, tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại Hà Nội phát triển thêm nhiều hội viên. Đến thời gian đủ vững, vào một đêm tháng 3 năm 1929, những người tham tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội tại Hà Nội đã xóa bỏ hội, chính thức thành lập Chi bộ 5D Hàm Long. Bí thư chi bộ là đồng chí Trần Văn Cung. Tham gia chi bộ thời kỳ này có đồng chí Nguyễn Phong Sắc, Trịnh Đình Cửu, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Tuân, Dương Hạc Đính. Các hội viên thường đến nhà 5D Hàm Long hội họp, bàn mở rộng hội viên, địa bàn hoạt động và tổ chức các hoạt động đấu tranh cho giai cấp công nhân. Thời điểm cao nhất, Chi bộ có trên 200 hội viên, địa bàn hoạt động là Hà Nội, sau đó lan rộng sang một số tỉnh khác. Trong giai đoạn này, Chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhiều cuộc đấu tranh, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm, cuộc đấu tranh của công nhân Nhà máy sửa chữa ô tô Aviat.

Hiện tại, di tích nhà 5D Hàm Long gồm 4 phòng: Phòng lưu niệm, phòng trưng bày, phòng khánh tiết, phòng làm việc và khu phụ với diện tích trên 500 m2. Từ khi tiếp quản từ Bảo tàng Hà Nội năm 2012 đến nay, Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội đã thực hiện tu bổ di tích nhà 5D Hàm Long trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng. Tại phòng lưu niệm, bộ bàn ghế, rèm tre và chiếc giường cùng một số vật dụng vẫn còn lưu giữ, đã được khôi phục theo nguyên mẫu. Cùng với công tác bảo tồn, Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội còn phối hợp với địa phương cũng như các trường học trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và phường Phan Chu Trinh tổ chức cho học sinh và nhân dân đến tham quan, tìm hiểu nhằm phát huy giá trị di tích. Sắp tới, Ban quản lý di tích và danh thắng Hà Nội tổ chức trưng bày, triển lãm các hình ảnh, hiện vật liên quan đến hoạt động Đảng cộng sản Việt Nam nhằm chào mừng kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng.

Nhà 5D Hàm Long cùng với các di tích 48 Hàng Ngang, 90 Thợ Nhuộm, 8 Lê Thái Tổ... là những nhân chứng hào hùng cho sự phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam và đặc biệt có ý nghĩa trong những ngày trọng đại này.

Nguồn: Tuyengiao.vn
 
Top Bottom