Văn 12 Tiếng Việt: Phép ẩn dụ

uyenlee72

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2017
220
53
61
Đà Nẵng
THPT Hòa Vang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích giúp em phép ẩn dụ trong bài thơ này ạ ? Có bao nhiêu phép ẩn dụ ? ẩn dụ gì ? hiệu quả ? thái độ tác giả
'' Cho chếnh choáng mùi thơm cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
-- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!''

@baochau1112 chị ơi , help meee
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: baochau1112

uyenlee72

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2017
220
53
61
Đà Nẵng
THPT Hòa Vang
Ẩn dụ tượng trưng : xuân hồng -> tuổi trẻ,tràn trề sức sống, mùa xuân, cái đẹp
Ẩn dụ bổ sung : chếnh choáng mùi thơm, đã đầy ánh sáng, no nê thanh sắc, '' cắn'' xuân hồng
- '' cắn xuân hồng'' -> sự tận hưởng đến mức tột đỉnh của cảm giác
-> Khát vọng níu giữ vẻ đẹp cuộc đời một cách mãnh liệt, cuồng nhiệt, tận hưởng niềm vui, hạnh phúc, hương vị ngọt ngào của cuộc đời bằng tất cả các giác quan .
=> Niềm say mê mãnh liệt, tột độ, sự khao khát cháy bỏng níu giữ tuổi trẻ của XD
-> Cái tôi độc đáo, táo bạo , khao khác cuồng nhiệt đắm say của XD bởi niềm yêu cuộc sống trần thế
 

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
Ẩn dụ tượng trưng : xuân hồng -> tuổi trẻ,tràn trề sức sống, mùa xuân, cái đẹp
Ẩn dụ bổ sung : chếnh choáng mùi thơm, đã đầy ánh sáng, no nê thanh sắc, '' cắn'' xuân hồng
- '' cắn xuân hồng'' -> sự tận hưởng đến mức tột đỉnh của cảm giác
-> Khát vọng níu giữ vẻ đẹp cuộc đời một cách mãnh liệt, cuồng nhiệt, tận hưởng niềm vui, hạnh phúc, hương vị ngọt ngào của cuộc đời bằng tất cả các giác quan .
=> Niềm say mê mãnh liệt, tột độ, sự khao khát cháy bỏng níu giữ tuổi trẻ của XD
-> Cái tôi độc đáo, táo bạo , khao khác cuồng nhiệt đắm say của XD bởi niềm yêu cuộc sống trần thế
Em mới chỉ nghe ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chứ chưa nghe ẩn dụ bổ sung bao giờ
Chị giải thích giúp em được không ạ?
 

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,334
529
Nghệ An
Em mới chỉ nghe ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chứ chưa nghe ẩn dụ bổ sung bao giờ
Chị giải thích giúp em được không ạ?
Ẩn dụ bổ sung hình như giống với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thì phải. Cái này e không rõ lắm.
-----------------------
Em thì thắc mắc ở chỗ ẩn dụ tượng trưng ấy, em chưa nghe qua bao giờ...
 
  • Like
Reactions: baochau1112

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Em mới chỉ nghe ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chứ chưa nghe ẩn dụ bổ sung bao giờ
Chị giải thích giúp em được không ạ?

Ẩn dụ bổ sung là một loại ẩn dụ được sử dụng như để thay thế một cảm giác này bằng một cảm giác khác trong nhận thức cũng như trong diễn đạt ngôn ngữ. Cách gọi ẩn dụ bổ sung này là 1 tên khác của ẩn dụ chuyển đổi cảm giác nhé.

Ẩn dụ bổ sung hình như giống với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thì phải. Cái này e không rõ lắm.
-----------------------
Em thì thắc mắc ở chỗ ẩn dụ tượng trưng ấy, em chưa nghe qua bao giờ...

Có 3 loại ẩn dụ được phân theo cấu tạo em ạ. Đó là ẩn dụ hình tượng, ẩn dụ bổ sung, ẩn dụ tượng trưng nhé ^^
Cái này là người ta bỏ rồi. Cách phân này có ở 1 số tài liệu cũ sau năm 1975 mà thôi :)

Còn về ẩn dụ tượng trưng là lấy những hình ảnh, biểu tượng được hình thành trong quá trình lâu dài, có tính ước lệ và mang giá trị bền vững. Chị quên mất là phải diễn đạt sao cho nó chuẩn nhưng nó kiểu như vậy. Ví dụ như người ta dùng hình ảnh vườn hồng, vườn đào để nói về tình yêu nam nữ. Dùng hình ảnh bến để nó về sự thủy chung của người phụ nữ ấy. Uhm, nếu chị nhớ ko lầm thì nó giống kiểu ẩn dụ cách thức ấy.

Vậy chắc các em chưa từng nghe đến thang ẩn dụ đúng ko nhỉ? :D Như là ẩn dụ so sánh năng động, ẩn dụ so sánh không năng động, ẩn dụ đồng hóa năng động, v.v ấy :D Tiếng Việt nó quá phong phú nhỉ :D
 

uyenlee72

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2017
220
53
61
Đà Nẵng
THPT Hòa Vang
Ẩn dụ bổ sung hình như giống với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thì phải. Cái này e không rõ lắm.
-----------------------
Em thì thắc mắc ở chỗ ẩn dụ tượng trưng ấy, em chưa nghe qua bao giờ...
Ẩn dụ hình tượng : là cấu tạo từ sự so sánh ngầm, nét tương đồng giữa các sự vật hiện tượng ,
VD : Con sông kia bên lở bên bồi
Một con cá lội biết mấy người buôn con
Ẩn dụ bổ sung ( ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự thay thế một cảm giác này bằng cảm giác khác khi nhận thức và diễn đạt bằng ngôn ngữ, hay dùng cái cụ thể biểu đạt cái trừu tượng
VD : Mấy năm thấp thoáng mộng bình yên
Ẩn dụ tượng trưng : Là những ẩn dụ có tính chất tượng trưng, mang ý nghĩa biểu tượng, một phần nào đó đã được định hình trong tâm thức con người
VD: Đất nước VN chìm trong bóng đêm kéo dàu hàng thế kỉ , bỗng dưng bừng lên buổi bình minh của thời đại ( Lê Duẩn)
Cái này là do mình đang ôn lại phần Tiếng Việt nên mới phân chia kĩ đừng loại ẩn dụ , chứ thực ra không cần thiết đâu bạn ^^
 
Top Bottom