Văn 9 Tiếng Việt 9

Lê Phạm Kỳ Duyên

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng ba 2018
488
495
91
20
Phú Yên
THCS Đinh Tiên Hoàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào ? Nêu rõ các phép liên kết đó ?
Câu 2 : Viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 câu trình bày suy nghĩ của em về làm thế nào để học tốt môn Ngữ Văn, trong đó có thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái và thành phần phụ chú .
Giải giúp em với ạ !!!.
 

An Nhã Huỳnh

Học sinh tiến bộ
Thành viên
27 Tháng chín 2017
399
503
164
21
Quảng Ngãi
Trường THCS Bình Chánh
Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào ? Nêu rõ các phép liên kết đó ?
1. Phép lặp:
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
2. Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng
3. Phép liên tưởng:
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
4. Phép nối:

Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với nhau.
 

Xuân Mai 2403

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
20
11
6
21
Đồng Nai
THCS Lý Tự Trọng
Đối với các môn học trên lớp (Khởi ngữ), có lẽ (Phần phần tình thái), Ngữ Văn- môn học tưởng như quá khó khăn đối với những bạn không có năng khiếu hay không có tâm hồn văn chương, thơ mộng (Thành phần phụ chú) lại đang có quá nhiều thử thách cho các bạn trên con đường chinh phục ước mơ của mình. Vậy phải làm cách nào để vượt qua thử thách ấy? Đó cũng chính là vấn đề nan giải cho các học sinh chúng ta. Trước hết, để yêu thích 1 công việc, 1 nhiệm vụ nào đó thì ta cần phải có niềm đam mê, sự tự giác và ý thức trách nhiệm cao. Nếu có đam mê thì chúng ta cũng sẽ hứng thú với việc tìm tòi, học hỏi đặc biệt là qua các tác phẩm .Mỗi lần tìm tòi như vậy ta sẽ tiếp thu được kho tàng từ ngữ phong phú, sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn cho mỗi tác phẩm ta đọc qua, rồi từ đó tâm hồn của ta cung được mở rộng hơn, nhạy cảm hơn. “Văn ôn võ luyện” phải, tiếp theo đó chính là sự luyện tập, thực hành. Bạn thực sự muốn được cải thiện và tiến bộ thì không thể bỏ qua phương pháp này được. Chúng ta hãy áp dụng những thứ ta học được vào các bài tập, các bài cảm nhận bằng chính đầu óc tư duy và tâm hồn sâu sắc, hoà mình cùng với văn chương thì chắc chắn lời văn của bạn sẽ ngập tràn những xúc cảm chân thật nhất. “Có công mài sắt có ngày nên kim” bạn hãy cố gắng kiên trì học hỏi tiếp thu và thật sự muốn cải thiện nó bằng cả đam mê của mình thì việc đó sẽ trở nên đơn giản hoá mà thôi. :))) [Mình viết theo suy nghĩ của mình thôi nhé, mong có thể giúp được cho bạn]
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Câu 1: Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào ? Nêu rõ các phép liên kết đó ?
1. Phép lặp:
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng...
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
- Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
- Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
- Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
2. Phép thế:
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp cho từng trường hợp dùng.
3. Phép liên tưởng:
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên tưởng).
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.
4. Phép nghịch đối:
Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
- Từ trái nghĩa
- Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)
- Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
- Từ ngữ dùng ước lệ
 
Top Bottom