Văn 11 Thương vợ

tranggiahuynh

Học sinh mới
Thành viên
24 Tháng mười 2019
1
1
6
29
Điện Biên
ckdkf
  • Like
Reactions: Đắng!

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Anh chị hãy làm rõ chất liệu dân gian trong bài Thương vợ
e k hiểu đề này lắm ạ e có thể viết gần giống bài phân tích đc k ạ
Mọi người giúp e bài văn này với ạ
e cảm ơn
* Nội dung
+ Nội dung trong thơ Tú Xương mang đậm yếu tố dân gian. Đề tài thường thấy trong thơ ông đều là đề tài quen thuộc, dân dã, vô cùng thân thuộc với văn học dân gian. Ông không ngần ngại lên tiếng phê phán xã hội thối nát, những thói hư tật xấu ở đời, thể hiện thái độ bất mãn của "con người thất thế trước sự xa đoạ của thời đại mới"
+ Không chỉ vậy, thơ ông còn là tác phẩm trữ tình, mang đậm yếu tố biểu cảm. Ông hay viết về người thân, bạn bè, những người mà ông yêu quý....
* Nghệ thuật
+ Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ văn học dân gian nhưng tinh tế và sinh động hơn gấp nhiều lần
+ Tú Xương cũng rất khéo léo khi đưa vào thơ ca của mình những thành ngữ, tục ngữ, ca dao. Hơn nữa, ông còn thường sử dụng lối nói lái và chơi chữ càng làm tăng thêm sự phê phán, đả kích trong ý thơ của ông
+ Thể thơ mà ông thường dùng là lục bát- thể thơ mang đậm tính dân tộc.
* Phân tích trong bài "Thương vợ"
- Hai câu đề
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng"

+ Hai câu đề, nhà thơ Tú Xương đã tái hiện lại bối cảnh, thời gian, không gian làm ăn buôn bán của bà Tú
  • Thời gian ở đây là quanh năm. Đó là cách tính thời gian vất vả, triền miên từ năm nay qua năm khác, nắng cũng như mưa vẫn phải làm
  • Không gian là ở mom sông. Đây là mô đất nhô ra, là nơi buôn bán của bà Tú, nó cheo leo, nguy hiểm nhưng bà vẫn buôn bán quanh năm suốt tháng
  • Cách sử dụng từ ngữ đậm chất văn học dân gian "mom"
+ "nuôi đủ năm con với một chồng" hình ảnh bà Tú với công việc mưu sinh cơ cực bởi gánh nặng trên vai không chỉ nuôi con mà còn phải nuôi cả chồng
-> Hình ảnh bà Tú hiện lên đầy vất vả, lo toan
=> Tác giả tự đặt mình ngang hàng với đứa con bởi chính ông cũng đang ăn bám vợ mình, ông chính là đứa con đặc biệt
+ Liên từ "với" đặt giữa "năm con" và "chồng" tạo ra thế cân bằng giữa hai bên giống như chiếc đòn gánh mà bà Tú phải gánh trên vai. Đồng thời là sự chế giễu mỉa mai chính mình của tác giả
+ "Đủ" có nghĩa là không thừa không thiếu => sự tần tảo, tháo vát, đảm đang của bà Tú
=> Với giọng điệu bông đùa, hóm hỉnh, tiếng cười trào lộng, tác giả cười mình - một kẻ vô tích sự, ăn không ngồi rồi => ghi nhớ công lao to lớn của vợ
- Hai câu thực
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

+ Đảo ngữ "lặn lội thân cò" càng nhấn mạnh thêm sự vất vả của bà Tú
+ Hai từ "eo sèo" là từ tượng thanh tái hiện lại cuộc sống mưu sinh luôn bon chen, xô đẩy, tranh giành nhau
-> Công việc của bà Tú là buôn bán, phải chen lấn, xô đẩy vì miếng cơm manh áo cho chồng cho con.
+ "Khi quãng vắng"
  • Không gian: Vắng vẻ, heo hút
  • Thời gian là sáng sớm hoặc tối muộn, không còn ai nhưng vẫn phải làm
-> Làm ăn vất vả mưu sinh nhưng không dư giả gì
+ Đặc biệt hình ảnh ẩn dụ "thân cò", tác giả đã lấy hình ảnh con cò trong ca dao để nói về cuộc sống vất vả của vợ mình
+ Hai từ "thân cò" vang lên gợi dáng vẻ nhỏ bé, lầm lũi, đơn độc, lặn lội trong công việc mưu sinh của bà và từ đó gợi nên nỗi đau thân phận của người phụ nữ
- Hai câu luận
"Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"

+ Hai câu thơ vang lên như tiếng thở dài, cam chịu
+ "Một duyên hai nợ", "năm nắng mười mưa" là hai thành ngữ thể hiện cuộc sống và số phận đau khổ của gia đình Tú Xương
+ Cuộc sống gia đình rất khó khăn, vất vả. Dù biết thế nhưng bà Tú đành cam chịu không, một lời kêu ca. Dù nắng, dù mưa, dù gian khổ, bà vẫn làm việc chăm chỉ, không nề hà
+ Trong hai câu thơ ta còn nhận thấy sự tăng tiến trong việc dùng số từ của tác giả, từ "một" đến "hai" đến "năm" rồi đến "mười". Đó là đức hi sinh thầm lặng, cao quý của bà Tú dành cho chồng, cho con
=> Bà Tú hiện lên với cuộc đời thật vất vả, lận đận nhưng ở bà lại hội tụ tất cả đức tính" tần tảo, đảm đang, tất cả hi sinh vì chồng vì con.
- Hai câu kết
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không"

+ Hai câu kết là tiếng chửi của Tú Xương. Ông tự chửi mình vì tội làm chồng mà hờ hững "có chồng cũng như không" để vợ lặn lội vất vả kiếm ăn
+ Ông còn chửi cả xã hội, chửi cả thói đời đều cáng, nghèo đói
 
Top Bottom