Văn 10 Thơ là ý lớn tình sâu trong lời hay tiếng đẹp

ngocanh2572003

Học sinh chăm học
Thành viên
25 Tháng hai 2018
340
287
101
20
Vĩnh Phúc
thcs vĩnh tường
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 Bàn về nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạo cho rằng Thơ là ý lớn tình sâu trong lời hay tiếng đẹp A/C hiểu ý kiến trên như thế nào? phân tích bài thơ Cảnh ngày hè/ Nguyễn Trãi
(Mọi người chỉ cần gợi ý(làm ) cho em phần 1 là giải thích ý kiến từ cụ thể ra bao quát thôi ak còn phân tích để em lm ạ)
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Vậy là phần 1 là ổn thôi đúng không? ^^

- Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi cảm.
- Thơ là ý lớn, tình sâu:
+ Thơ là tiếng nói của đời sống tình cảm con người trước cuộc sống.
+ Tình cảm, cảm xúc trong thơ là thứ tình cảm mãnh liệt, có tính cá thể nhưng mang tầm phổ quát lớn lao.
=> Đặc biệt với những thi sĩ vĩ đại, nội dung thơ trữ tình của họ thường thể hiện những vấn đề và nhu cầu bức thiết của thời đại, mang tính nhân văn cao đẹp. Những vui buồn, sướng khổ của nhà thơ hòa với những thăng trầm của dân tộc, thời đại, kiếp người.
==> Đây là đặc trưng của thơ về phương diện nội dung.
- Thơ là lời hay, tiếng đẹp:
+ Đây là đặc trưng về hình thức của thơ, cụ thể hơn là đặc trưng về ngôn ngữ.
+ Ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ của cảm xúc, được tinh luyện, lạ hóa, mang tính biểu tượng, đa nghĩa, gợi hình, gợi cảm, giàu nhạc tính... Nhà thơ tài năng phải tạo nên được những thần cú, nhãn tự, ẩn chứa những lớp trầm tích ý nghĩa sâu xa.
+ Sáng tạo ngôn từ là sự khổ công, dày vò
+ Được nhà thơ chau chuốt, chắt lọc ra từ kho tàng từ vựng bao la của tiếng Việt
- Ý kiến bàn đến đặc trưng của thơ: Sự gắn bó chặt chẽ giữa những đặc trưng về nội dung (tình cảm mãnh liệt, sâu sắc, phổ quát của chủ thể trữ tình) và hình thức (ngôn từ cách điệu, lạ hoá, hàm súc, giàu nhịp điệu...) của thơ ca.

P/s: Nếu chị nhớ không lầm là ngày xưa cô chị cũng từng dạy qua cái đề Vĩnh Phúc này :)
 
Top Bottom