thay co hoc mai giup em voi a

L

leduyanh97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Trong trò chơi đánh đu ở các hội xuân, từng cặp người tham gia chơi sẽ tác dụng lực lên chiếc đu một cách tuần hoàn để đưa đu lên cao bằng cách nhún người trên đu. Giả sử hệ người đu giống như con lắc đon có chiều dài dây là l = 5m, g = 9,8m/s2. Để đưa được đu lên độ cao cực đại mỗi phút hai người chơi sẽ phải nhún bao nhiêu?

Bài 2: Một vật tham gia đồng thời 2 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số và đồng pha. Nếu chỉ tham gia dao động 1, vật đạt vận tốc cực đại là v1. Nếu chỉ tham gia dao động 2, vật đạt vận tốc cực đại v2. Khi tham gia đồng thời 2 dao đông, vật đạt được vận tốc cực đại là?
A. V= V1+ V2
B. V=V1/2 + V2/2
C. V > V1 + V2
D. V< V1 + V2

Bài 3: Một con lắc đơn có chiều dài 0,992m quả cầu nhỏ có m = 25g. Cho nó dao động tại nơi có g = 9,8m/s2 với biên độ góc bằng 4 độ, trong môi trường có lực cản tác dụng. Biết con lắc đơn chỉ dao động được 50s thì ngừng hẳn. Xác định độ hao hụt cơ năng trung bình sau mổi chu kỳ?

Bài 4: Một con lắc lò xo gồm 1 viên bi nhỏ có khối lượng m và lò xo có khối lượng không đáng kể có k = 10N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc là w. Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi w thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi w = 10rad/s thì biên độ của viên bi có giá trị cực đại. Tìm khối lượng của viên bi?
 
H

hocmai.vatli

Chào em.
Bài 1. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tác dụng tuần hoàn. Trong trường hợp này nhún. Vật ta tính tần số của dao động T = 2pi căn (l/g) = 4,48 s --> f = 0,22. Vậy trong 1 phút phải nhún xấp xỉ 13 lần.
Bài 2. Tổng hợp phương trình dao động điều hòa của vận tốc của 2 dao động V= V1+V2
Bài 3. Cơ năng của con lắc W = 1/2mgl alpha(o)^2. Chu kì của con lắc T = 2pi căn (l/g) = 2(s). Sau 50 s thì dừng lại, vậy sau 25 chu kì thì toàn bộ cơ năng chuyển thành công của lực cản. Vì sau mỗi chu kì thì độ giảm biên độ là như nhau nên: Cơ năng hao hụt sau mỗi chu kì là W/25.
Bài 4. Trong trường hợp này đã xảy ra cộng hưởng vậy ta có thể tính m = k/w^2 = 0,1kg.
Chúc em học tốt.
 
Top Bottom