Địa 11 Thái Lan đẩy mạnh việc thành lập các khu thương mại tự do

H

_huong.duong_

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thái Lan đang tiến hành một chiến dịch rầm rộ nhằm hình thành các khu vực thương mại tự do (FTA) song phương với những đối tác thương mại lớn gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, Nhật Bản, Singapore, Bahrain, Peru, Chile và Mexico.




Đối với Thái Lan, việc thành lập các FTA song phương sẽ thúc đẩy tăng trưởng khối lượng thương mại, đầu tư và dịch vụ, giảm bớt các rào cản thương mại, bao gồm cả các hàng rào phi thuế quan nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững lâu dài, nhưng không mang lại lợi ích công bằng vì các đối tác có trình độ kinh tế và lợi thế khác nhau.

Ví dụ: do yếu tố lợi thế so sánh, FTA Thái Lan-Mỹ sẽ mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp Thái Lan sử dụng lao động trình độ cao, sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước do giá thành sản phẩm thấp, nhưng các ngành công nghiệp địa phương sẽ gặp khó khăn trong cạnh tranh thậm chí có thể bị phá sản. Để tham gia FTA các ngành công nghiệp địa phương cần nhanh chóng có những điều chỉnh phù hợp.

Trong đàm phán FTA, Thái Lan cho rằng phải tính đến yếu tố thời gian phù hợp để mở cửa thương mại và mở cửa đối với từng lĩnh vực cụ thể theo một chiến lược mang tính hệ thống, tổng thể, không thể đồng thời tự do hoá thương mại với tất cả các nước theo một mô hình nhất định, mà phải tuỳ thuộc vào mức độ sẵn sàng của Thái Lan đối với từng nước khác nhau.

Yếu tố cuối cùng của việc cạnh tranh khi tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ đó là hiệu quả sản xuất, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp sử dụng lao động trình độ cao. Hiện nay, Thái Lan chỉ có lợi thế về lao động giá rẻ, nên khi tự do hoá thương mại Thái Lan cần phải nâng cao trình độ lao động và bảo vệ chất lượng môi trường nhằm mang lại lợi ích lâu dài, tránh để các yếu tố này làm giảm sức cạnh tranh của Thái Lan trong quá trình tự do hoá thương mại.

Một số động thái nổi bật nhất của Thái Lan thời gian gần đây trong việc thành lập các FTA như sau:
Với Mỹ: Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Adisai cho biết, Thái Lan đã được Quốc hội Mỹ ủng hộ việc tiến tới một hiệp định mậu dịch tự do, sau khi đã xoá bỏ sự hiểu lầm về vai trò của Thái Lan trong nhóm 21 nước chủ chốt (bao gồm cả những nước đang phát triển lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ) yêu cầu các nước phát triển phải mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng nông sản của các nước đang phát triển và cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và nội địa đối với nông sản trong đàm phán thương mại đa phương ở Cacun, Mexico. Bộ trưởng Adisai cho biết ông đã làm rõ quan điểm của Thái Lan với Đại diện thương mại Mỹ Zoellick và sau đó ông này đã giải thích với Tổng tổng Bush về quan điểm của Thái Lan là Thái Lan chỉ tham gia “nhóm 21” trên cơ sở tạm thời vì muốn đẩy nhanh cải cách nông nghiệp mà Thái Lan cho là vấn đề quan trọng trong WTO.

Mỹ và Thái Lan đã thảo luận về lộ trình việc thành lập FTA, theo đó trong hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Bush và Thủ tướng Thái Lan Thaksin, sẽ công bố việc đàm phán FTA giữa hai nước và từ Quí I năm 2004 sẽ triển khai đàm phán sau khi Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch về thành lập FTA, cũng như đối với các nước khác đã ký FTA với Mỹ.

Theo Ngân hàng Trung ương Thái Lan, Thái Lan sẽ không áp dụng mô hình FTA Mỹ-Singapore trong đàm phán FTA với Mỹ vì cơ cấu kinh tế-tài chính của Thái Lan khác của Singapore. Singapore là nước có nhiều kinh nghiệm về dịch vụ tài chính, trong khi Thái Lan hiện chưa sẵn sàng tự do hoá thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Vì thế, tiến trình đàm phán FTA với Mỹ khó có thể đạt được thoả thuận trong thời gian ngắn, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm. Hiện nay, công ty Bảo hiểm quốc tế Mỹ (AIA) đang tăng cường cạnh tranh nhằm giành 45-46% thị phần bảo hiểm tại Thái Lan, trong khi công ty bảo hiểm nhân thọ của Thái Lan là công ty bảo hiểm lớn nhất chỉ chiếm được 18% thị phần.
Không giống như FTA với Trung Quốc và Ấn Độ được gọi là các hiệp định “thu hoạch sớm”, chỉ bao gồm những sản phẩm sẵn sàng cắt giảm thuế quan theo một lịch trình thời gian thận trọng, mô hình FTA Thái Lan đang theo đuổi với Mỹ sẽ toàn diện hơn, bao gồm thương mại, đầu tư, dịch vụ và những lĩnh vực kinh tế quan trọng khác.

Với Trung Quốc: Trong hội đàm song phương giữa Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Adisai và Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Yu Qangzhou ngày 16/10, hai bên nhất trí sẽ tăng số lượng các mặt hàng cắt giảm thuế xuống còn 0% theo chương trình “thu hoạch sớm” của FTA Thái Lan-Trung Quốc sau khi hai bên chính thức thực hiện cắt giảm thuế đối với nông sản từ 1/10/2003, gồm: rau, quả.

Trong dịp Thủ tướng Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào thăm chính thức Thái Lan, ngày 18/10 Thái Lan đã đề nghị bổ sung các mặt hàng vào lộ trình thu hoạch sớm nhằm mở rộng FTA với Trung Quốc. Thái Lan dự kiến sẽ bổ sung vào danh sách cắt giảm thuế quan 109 mặt hàng, gồm các sản phẩm cao su, nhựa, gỗ, hoá chất, hải sản và thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến, sợi…

Với Australia: Ngày 16/10, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Adisai và Bộ trưởng Thương mại Australia Mark Wal đã hội đàm về tiến trình thành lập FTA song phương, bao gồm các quy định về xuất xứ hàng hoá và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Về quy định xuất xứ hàng hoá: Phía Australia yêu cầu sử dụng 55% nguyên liệu nội địa, nhưng Thái Lan chưa chấp thuận vì cho rằng tỷ lệ trên là quá cao, một số loại hàng hoá phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất.

Thực hiện Hiệp định về FTA giữa Thái Lan và Australia: Australia sẽ cắt giảm thuế quan xuống 0% đối với 5.080 mặt hàng (trên tổng số 6.108 mặt hàng); năm 2010: 789 mặt hàng; năm 2015: 235 mặt hàng còn lại. Phía Thái Lan sẽ cắt giảm thuế quan xuống 0% đối với 2.895 mặt hàng; năm 2010: 2.245 mặt hàng; 2015: 327 mặt hàng; 2020: 35 hàng.

UBQG (theo Bản tin từ báo chí Thái Lan của ĐSQ Việt nam tại Thái Lan)
 
Top Bottom