CLB Hóa học vui Thắc mắc về một số hiện tượng

luandz

Học sinh
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
27 Tháng bảy 2020
127
82
46
19
Thanh Hóa
Trường THPT Triệu Sơn 1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tại sao khi để sát thước nhựa cứng với cục tẩy thì thước nhựa bị chảy ra, ai biết thì giải thích giúp mình với, cục tẩy thường không có vấn đề gì nhưng thước thường bị chảy ra và mờ mất các số, gây hỏng thước. Mình cần biết liệu nó có liên quan đến hóa học và cách giữ cho thước không bị hỏng khi để tiếp xúc lâu gần cục tẩy
 
  • Like
Reactions: Khoảng lặng..

Khoảng lặng..

Học sinh gương mẫu
Thành viên
4 Tháng tư 2020
1,185
3,332
331
Phú Yên
HOCMAI Forum
Tại sao khi để sát thước nhựa cứng với cục tẩy thì thước nhựa bị chảy ra, ai biết thì giải thích giúp mình với, cục tẩy thường không có vấn đề gì nhưng thước thường bị chảy ra và mờ mất các số, gây hỏng thước. Mình cần biết liệu nó có liên quan đến hóa học và cách giữ cho thước không bị hỏng khi để tiếp xúc lâu gần cục tẩy
Đó là do "Chất hóa dẻo" đó ạ, nếu mình đặt cục tẩy gần đồ nhựa thì vài ngày sau nó sẽ bị dính vào, em cũng bị rồi nè, nếu anh muốn cho thước không bị thì anh đừng để gần cục tẩy ạ.....Em nói không rõ cho lắm.....
 
Last edited:

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,758
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
Tại sao khi để sát thước nhựa cứng với cục tẩy thì thước nhựa bị chảy ra, ai biết thì giải thích giúp mình với, cục tẩy thường không có vấn đề gì nhưng thước thường bị chảy ra và mờ mất các số, gây hỏng thước. Mình cần biết liệu nó có liên quan đến hóa học và cách giữ cho thước không bị hỏng khi để tiếp xúc lâu gần cục tẩy
Trên thực tế, không hề có một chút ma thuật nào ở đây cả, và "hung thủ" lại có mặt ngay tại hiện trường lúc đó. Hóa ra, đây thực chất là một hiện tượng khoa học thú vị, vốn được gây ra bởi một loại hợp chất có trong tẩy được gọi là "chất hóa dẻo". Chúng là là những chất được thêm vào vật liệu để làm tăng độ mềm dẻo cho tẩy, giúp tẩy không bị cứng, vụn và dễ dàng hơn khi sử dụng.
Theo Wikipedia, chất hóa dẻo được sử dụng nhiều khi gia công các vật liệu polyme . Hàm lượng chất hóa dẻo thường từ 20-30%. Chất hóa dẻo thường là este của các hợp chất hữu cơ như DBP - dibutyl Phtalat, DOP - dioctyl phtalat, DIOP - diizooctyl phtalat… Chất hóa dẻo làm giảm nhiệt độ thủy tinh hóa , và nhiệt độ nóng chảy của polyme. Nó làm giảm tính cứng nhưng tăng tính bền, dai của vật liệu.
Do vậy, khi để cục tẩy gần những vật liệu nhựa khác, chất hóa dẻo trong tẩy sẽ "ăn thịt" hoặc nung chảy luôn các vật liệu đó. Bạn có thể kiểm tra bằng cách để cục tẩy cạnh một sợi dây thun, chỉ sau 2 ngày thôi sợi dây thun sẽ chỉ còn là một cục nhựa dẻo quẹo. Và đương nhiên, không hề có ma thuật gì ở đây cả.
Vậy nên, đừng đổ lỗi cho thời tiết nữa mà hãy bao bọc tẩy của mình cẩn thận hơn hoặc tách riêng chúng ra.
 
Top Bottom