Địa 6 [Thắc mắc] Địa lí khối 6

Status
Không mở trả lời sau này.
K

khanhtoan_qb

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là pic thắc mắc của chúng ta
Ai có bất kì thắc mắc hay vấn đề chưa hiểu liên quan đến bài học thì hỏi tại pic này nha
Thể lệ của pic
Địa lí khối 6 sẽ chính thức hoạt động vào ngày: 26 - 8 - 2011 (ngày mốt í)

- Hình thức hoạt động: Dưới dạng lí thuyết + bài tập bám sát chương trình học cơ bản của chúng ta.(giải quyết hết các BT ở VBT cũng như ở SGK) Ở mỗi bài mình sẽ post Lí thuyết trước sau đó là bài tập để chúng ta cùng thảo luận.
- Ai có bất kì thắc mắc hay vấn đề chưa hiểu liên quan đến bài học thì hỏi tại đây ngay để chúng ta cùng suy nghĩ nha ;))

~~ Chú ý:
- Không giới hạn già trẻ, gái trai... tất cả đều có quyền tham gia vào Địa lí lớp 6
- Không đăng kí cũng có quyền tham gia thảo luận

- Nếu như không đăng kí mà tham gia thảo luận thì sẽ del không thương tiếc
- Mọi người có thể nêu lí thuyết + bài tập nhưng báo trước cho tui một tiếng để tránh gây loãng pic.

Cụ thể là ở đây
p/s Mọi người cúng nhau học tốt nhé :D
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

hiẹn tượng cực quang trong bầu khí quyển trái đất thường được nhìn thấy ở đâu?giải thích nguyên nhân của nó?
 
S

saklovesyao

hiẹn tượng cực quang trong bầu khí quyển trái đất thường được nhìn thấy ở đâu?giải thích nguyên nhân của nó?

Cực quang trong bầu khí quyển thường được nhìn thấy ở Bắc-Nam cực và một số vùng khác trên thế giới (chủ yếu có nhìu nước ;)) )

Giải thích hiện tượng
Cực quang có thể sinh ra bằng tương tác của các hạt cao năng lượng (thông thường là điện tử) với các nguyên tử trung hòa trong lớp trên của khí quyển Trái Đất. Các hạt cao năng lượng này có thể kích thích (do va chạm) các điện tử hóa trị được liên kết với nguyên tử trung hòa. Các điện tử bị kích thích sau đó có thể trở về trạng thái thấp năng lượng nguyên thủy của chúng và trong quá trình đó giải phóng ra các photon (ánh sáng). Quá trình này giống như sự phóng điện plasma trong đèn neon.
Trích Wikipedia


À, hình như đây đâu phải là bài lớp 6 đâu nhỉ ! Dù sao cũng thanks cho bạn một cái, nếu mình trả lời đúng thì thanks lại nha :D
 
H

hardyboywwe

Cực quang trong bầu khí quyển thường được nhìn thấy ở Bắc-Nam cực và một số vùng khác trên thế giới (chủ yếu có nhìu nước ;)) )

Giải thích hiện tượng

Trích Wikipedia


À, hình như đây đâu phải là bài lớp 6 đâu nhỉ ! Dù sao cũng thanks cho bạn một cái, nếu mình trả lời đúng thì thanks lại nha :D


bạn đã trả lời đúng rùi đấy ;))
câu hỏi tiếp theo:hãy cho biết khái niệm:sông là gì?lưu vực sông và phụ lưu của sông?bạn có thể cho biết hiện nay con sông nào là dài nhất trên thế giới?
 
H

hardyboywwe

sau đây là 1 vài thông tin về trái đất nek
Trái Đấthành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượngmật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên "thế giới", "hành tinh xanh" hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển của Trái Đất đã có thay đổi đáng kể bầu khí quyển và các điều kiện vô cơ khác, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống. Các đặc điểm vật lí của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quĩ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.
Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệu năm qua. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo; nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống, chưa từng phát hiện sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác. Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn.
Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện nay, thời gian Trái Đất di chuyển hết 1 vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 vòng nó tự quay quanh trục của chính nó. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quĩ đạo, tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính của hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì “Công phá Mạnh muộn” đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng.
Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn 200 quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng.
 
H

hardyboywwe

bây giờ mình cho thêm 1 câu hỏi nữa nhé ;))
bạn hãy cho biết sao Hỏa có mấy hành tinh?tên của nó là gì?(câu này ko dễ nhưng nếu cá bạn yêu thiên văn thì có thể biết)
 
I

ilovemyfriendforever

bây giờ mình cho thêm 1 câu hỏi nữa nhé ;))
bạn hãy cho biết sao Hỏa có mấy hành tinh?tên của nó là gì?(câu này ko dễ nhưng nếu cá bạn yêu thiên văn thì có thể biết)


Sao Hoả vốn đã là một hành tinh rồi mà bạn.Sao lại còn hỏi “Có mấy hành tinh” nữa???
Hình như câu hỏi có vấn đề,có phải ý bạn muốn hỏi:Sao Hoả có mấy vệ tinh ko?
 
S

saklovesyao

bây giờ mình cho thêm 1 câu hỏi nữa nhé ;))
bạn hãy cho biết sao Hỏa có mấy hành tinh?tên của nó là gì?(câu này ko dễ nhưng nếu cá bạn yêu thiên văn thì có thể biết)

Chị ilovemyfriendforever sửa đúng rồi đó. Phải là: Sao hỏa có mấy vệ tinh tự nhiên
Trả lời: Sao Hỏa có hai tiểu vệ tinh, Phobos và Deimos
 
H

hardyboywwe

đsung rồi,mình nhầm chữ 'vệ'
sao Hỏa có 2 vệ tinh là phobos và Deimos,nhưng Phobos ngày càng xích lại gần sao hỏa--->rỗng ruôt----->nhân tạo.đó là điều các nhà khoa học đang cố gắng trả lời?
 
H

hardyboywwe

hãy cho biết cây cầu Thuận phước(Đà Nẵng)-cây cầu treo dây võng hiện đại nhất Việt nam hiện nay có chiều dài là bao nhiêu?
 
S

saklovesyao

Axxxx !
Thông số cầu đây :D

Cầu dài 1856 m và là cầu treo dây võng dài nhất Việt Nam
Chiều rộng cầu: 18 m
Số làn xe: 4
Trọng tải: 13 tấn
Độ tĩnh không thông thuyền: 27 m
3 nhịp dây võng liên tục dài: 655m
Số lượng trụ tháp: 2
Độ cao tháp trụ: 80m tính từ bệ cọc
Khoảng cách giữa 2 trụ: 405 m
 
L

luutieuthu71

1) Dụng cụ đo độ ẩm của không khí và tính lượng mưa rơi ở 1 địa phương là gì?
2) Thế nào là không khí bị bão hoà?
3) Sự ngưng tụ là sao?
 
S

saklovesyao

1. Dụng cụ đo độ ẩm là ẩm kế. Dụng cụ đo mưa ở 1 địa phương là thùng đo mưa (vũ kế)
2. Không khí bị bão hòa là không khí không chứa được thêm hơi nước nữa (lượng nước trong không khí đã lên đến mức tối đa)
3. Sự ngưng tụ là hiện tượng không khí bão hòa vẫn được tiếp thêm hơi nước hoặc bị hóa lạnh do gặp phải 1 khối khí lạnh nào đó hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hơi nước đọng lại thành hạt nước
 
L

luutieuthu71

1) Kinh tuyến là gì? Nếu mỗi đường kinh tuyến cách nhau 0 độ thì có bao nhiêu đường kinh tuyến?
2) Vĩ độ là gì? Nếu mỗi đường vĩ tuyến cách nhau 0 độ thì có bao nhiêu đường vĩ tuyến?
3) Đường kinh tuyến gốc ở đâu? Đường vĩ tuyến gốc còn có tên là gì? Dài bao nhiêu?
4) Bán kính của Trái Đất?
 
T

tiendat_no.1

1,Kinh tuyến là một nửa vòng tròn trên bề mặt Trái Đất,nối liền các Địa cực ,.360 đường .
2,vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. 91 đường .
3. kinh tuyến gốc chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn.
vĩ tuyến gốc Còn gọi là xích đạo ,dài khoảng 40.075,0 km.
4,là 6380 km
 
N

ngobin3

1,Kinh tuyến là một nửa vòng tròn trên bề mặt Trái Đất,nối liền các Địa cực ,.360 đường .
2,vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. 91 đường .
3. kinh tuyến gốc chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich thuộc Luân Đôn.
vĩ tuyến gốc Còn gọi là xích đạo ,dài khoảng 40.075,0 km.
4,là 6380 km

Mĩnh nghĩ là 181 đường!!!!!!!!!!!!!!!!!
:D:D:D:D:D:D;););););)
 
I

i_love_u_forever

Đề thi cuối học kì II địa lí lớp 6 nèk

Câu 1: Nêu giá trị của sông ngòi (1 điểm)
Câu 2: Thủy triều là gì? Nêu nguyển nhân sinh ra thủy triều (1 điểm)
Câu 3: Nêu vị trí, nhiệt độ, lượng mưa và gió của 3 đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới (3 điểm)
Câu 4: Dựa vào bảng số liệu lượng mưa trong năm ở Tp. Hồ Chí Minh:
Tháng 1: 18mm
Tháng 2: 14 mm
Tháng 3: 16mm
Tháng 4: 35mm
Tháng 5: 110mm
Tháng 6: 160mm
Tháng 7: 150mm
Tháng 8: 145mm
Tháng 9: 158mm
Tháng 10: 140mm
Tháng 11: 55mm
Tháng 12: 25mm
a) Tính tổng lượng mưa trong năm ở Tp. Hồ Chí Minh (1 điểm)
b) Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (tháng 5,6,7,8,9,10) ở Tp. Hồ Chí Minh (1 điểm)
c) Tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô (tháng 11,12,1,2,3,4) ở Tp. Hồ Chí Minh (1 điểm)
Câu 5: Điền vào các số trên hình dưới đây: dòng sông chính, phụ lưu, chi lưu (2 điểm)
Chú ý: Hình 59 Hệ thống sông và lưu vực sông
--------------------Hết-------------------
:D:p:):cool:%%-~O):khi (65)::khi (21)::khi (203)::khi (10)::khi (42)::khi (31)::khi (192)::khi (116)::khi (105)::khi (8)::M04::M038:
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom