Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Năm 1862, một nhà khảo cổ học người Pháp, lần đầu tiên phát hiện ra mấy trăm thành cổ bị chìm lắng suốt hơn 1000 năm ở phía bắc sa mạc lớn Syria. Từ những điện miếu cao vút với tường rộng và trên lớp nham thạch đá trắng rải trên nền đất, chúng ta dễ nhận thấy sự phồng vinh xưa kia của những thành cổ này.
"Thành cổ ở Syria"
Theo sử sách ghi chép, hơn 6000 năm trước, đây là trục giao thông từ Syria đến các nước ở Phương Tây và phương Đông, là một trong những vùng đất phát sinh nền văn minh cổ đại. Một thành phố phát triển thịnh vượng như vậy, tại sao lại trở thành Thành phố chết như bậy giờ?
Một nhà khảo cổ học cho rằng, có thể do nguyên nhân suy thoái kinh tế. Vào năm 611, vua Parsian đánh hạ Antiosz, cắt đứt con đường giao thông thông đến các nước phương Tây khiến các thương nhân hay đi qua vùng đất này phải chuyển đường. Thương phẩm ở đây không thể lưu thông nên kinh tế bị trì trệ, thành cổ cũng từ cảnh hưng thịnh đi đến suy vong.
"Thành cổ ở Syria"
Có nhà khảo cổ học cho rằng nguyên nhân kinh tế không ảnh hưởng lớn đến sự suy vong của thành cổ, mà cho rằng nước vẫn là tài sản quý báu nhất. Tuy thành cổ có hệ thống sông ngòi, kênh mương đan chằng chịt, có nhiều bể chứa nước, nhưng nếu trời không mưa thì nước sẽ trở thành vấn đề quan trọng đảm bảo sự sinh tồn hay diệt vong đối với người đân nơi đây. Thêm vào đó, đế quốc La Mã cách vùng đất này không xa, đế quốc Bizantine cũng đang ngày càng phồn vinh, đa số dân trong thành cổ sẽ chuyển đến nơi khác sinh sống là điều không thể tránh khỏi. Cùng với dòng chảy thời gian, thành cổ này cũng trở nên hoang tàn.
Nguồn: Bí ẩn mãi mãi là bí ẩn
"Thành cổ ở Syria"
Theo sử sách ghi chép, hơn 6000 năm trước, đây là trục giao thông từ Syria đến các nước ở Phương Tây và phương Đông, là một trong những vùng đất phát sinh nền văn minh cổ đại. Một thành phố phát triển thịnh vượng như vậy, tại sao lại trở thành Thành phố chết như bậy giờ?
Một nhà khảo cổ học cho rằng, có thể do nguyên nhân suy thoái kinh tế. Vào năm 611, vua Parsian đánh hạ Antiosz, cắt đứt con đường giao thông thông đến các nước phương Tây khiến các thương nhân hay đi qua vùng đất này phải chuyển đường. Thương phẩm ở đây không thể lưu thông nên kinh tế bị trì trệ, thành cổ cũng từ cảnh hưng thịnh đi đến suy vong.
"Thành cổ ở Syria"
Có nhà khảo cổ học cho rằng nguyên nhân kinh tế không ảnh hưởng lớn đến sự suy vong của thành cổ, mà cho rằng nước vẫn là tài sản quý báu nhất. Tuy thành cổ có hệ thống sông ngòi, kênh mương đan chằng chịt, có nhiều bể chứa nước, nhưng nếu trời không mưa thì nước sẽ trở thành vấn đề quan trọng đảm bảo sự sinh tồn hay diệt vong đối với người đân nơi đây. Thêm vào đó, đế quốc La Mã cách vùng đất này không xa, đế quốc Bizantine cũng đang ngày càng phồn vinh, đa số dân trong thành cổ sẽ chuyển đến nơi khác sinh sống là điều không thể tránh khỏi. Cùng với dòng chảy thời gian, thành cổ này cũng trở nên hoang tàn.
Nguồn: Bí ẩn mãi mãi là bí ẩn
Last edited: