CLB lịch sử TÊN GỌI PLEIKU TRONG TRUYỀN THUYẾT

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Địa danh Pleiku có nguồn gốc từ tên của một làng Jrai (plơi Aku). Trong tiếng Jrai, aku có nghĩa là cái đuôi, vì nguyên âm a đứng trước một phụ âm là âm câm, nên khi đọc nó không được thể hiện. Đến nay, mặc dù viết là Pleiku nhưng địa danh này vẫn được thống nhất hiểu là có nguồn gốc từ plơi Aku tức làng Đuôi.
Về nguồn gốc địa danh Pleiku, hiện nay xuất hiện hai truyền thuyết:
1- Truyền thuyết thứ nhất do Rơmah Del sưu tầm và dịch
Ngày xưa ở làng Brel có 2 gia đình gả con cho nhau. Theo đúng tục lệ của người Jrai, sau khi lấy vợ, người chồng phải về ở rể suốt đời nên khi làm lễ cưới cô dâu phải lo mọi lễ vật.
Cưới được mấy hôm, cô dâu phải làm lễ tạ ơn cha mẹ chồng. Nàng giết một con lợn rất to và một con trâu đực. Hơn một tháng sau, người chồng phải làm lễ tạ ơn cha mẹ vợ tại làng mình. Vì là gia đình giàu có lại rất có uy tín nên anh em họ hàng và lũ làng kéo đến chia vui rất đông. Rượu ghè nhiều không đếm xuể. Già làng phân công những người có kinh nghiệm giết bò, còn việc thui và mổ heo thì giao cho lũ thanh niên.
Chúng hí hửng vừa đùa giỡn, vừa xẻ thịt nướng ăn và ăn luôn cả cái đuôi lợn. Khi bày lễ vật ra cúng, không có đuôi lợn, người nhà lật đật xuống dưới gọi lũ thanh niên giết lợn khác. Nhưng cũng như lần trước, lần này vì quá đói chúng lại ăn mất cái đuôi. Cứ như thế, lục đục mãi đến tối buổi lễ mới bắt đầu.
Để trừng phạt lũ thanh niên đã ăn vụng đuôi lợn, già làng đặt tên làng này là plei Ku nghĩa là cái đuôi với dụng ý mỗi khi gọi đến tên làng thì bọn thanh niên phải xấu hổ vì hành động của mình.
Từ làng gốc đó, sau này plei Ku còn tách ra nhiều làng nhỏ: plơi Ku Roh, plơi Ku Tong, plơi Ku Blang,…
2- Truyền thuyết thứ hai do Ty Thông tin tỉnh Pleiku (VNCH) sưu tầm và công bố vào đầu thập niên 60 của thế kỷ XX
Nhân một ngày hội lớn, người Jrai quần tụ quanh nhà rông để tộc trưởng cúng Yang. Giữa lúc dân làng đang vui mừng nhảy múa quanh con trâu cúng Yang, thì xảy ra một cuộc xô xát giữa 2 con trai tộc trưởng. Họ tranh nhau cái đuôi trâu, bởi theo phong tục của người Jrai, nếu ai chiếm được đuôi trâu để tế Trời - Đất là một vinh dự lớn.
Cuối cùng, người chiếm được đuôi trâu được lưu lại vùng đất này và đặt tên làng là Aku (cái đuôi) với dụng ý đề cao chiến thắng của mình. Người không chiếm được đuôi trâu phải dạt đi, lập các làng mới.
Trên thực tế, các địa danh thường đề cao uy danh của cộng đồng, chứ không mấy khi gắn với những nguồn gốc bất lợi cho uy tín của bộ phân cư dân chủ thể.
Pleiku đã trở thành một địa danh tồn tại độc lập suốt gần một thế kỷ. Dù bắt đầu từ nghĩa gốc plơi Aku tức là làng đuôi, nhưng đến nay Pleiku đã được chấp nhận như một tên riêng và mang tải những giá trị riêng của nó. Lịch sử luôn vận động mà lịch sử của các địa danh cũng không là ngoại lệ.
Và tên gọi Pleiku đã gắn với cả quá trình hình thành và phát triển của vùng đất này, nó đã tồn tại với tư cách là một địa danh - một tên riêng, với những giá trị lịch sử - văn hóa riêng chứ không đơn thuần chỉ được hiểu với nghĩa làng Đuôi.
Trên đây chỉ là những truyền thuyết và chắc rằng nó có sau cái tên Pleiku, nếu nghiên cứu kỹ ta thấy cả hai truyền thuyết này đều chưa thuyết phục về nguồn gốc của tên gọi Pleiku vì người Jrai không đặt tên làng theo sự kiện mà chỉ đặt theo tên sông, núi, phương hướng, cây cối, ... hoặc theo tên người lập làng.

inbound2745415154076881988.jpg
Nguồn ảnh: Cá nhân chụp.

Nguồn bài và ảnh: Đỗ Xuân Giang
 
Top Bottom