Tây Tiến

T

thanhloanhappy_263

đây là ý của mình có j sai bạn đừng giận
Tấy Tiến........Về Xuôi
Sông Mã xa rồi. tây tiến xa rồi. ngồi ơ phù lưu chanh, quang dũng nhớ về chiến trườn xưa và những người đồng đội cũ một thời chiến đấu vô cùng gian khổ mà rực lửa anh hùng. Giữa nhà thơ và những ngày tây tiến có cả một khoảng cách thời gian và ko gian thăm thảm(đường lên...một chia phôi). nhưng hồn người tây tiến thì vẫn gắn với"tây tiến mùa xuân ấy":"hồn ai sầm nứa chẳng về xuôi", có nghĩa là gắn với những ngày tháng đẹp nhất của doàn quan tây tiến, một đoàn quan hào hùng anh dũng đã đi vào lịch sử của dân tộc như một chứng tích ko thể wên. ra di mặc dù biết có thể sẽ chẵng bao giờ way trờ về nhưng họ vẫn quyết tam ra đi. họ di vì quê hương, vì đất nước, vì những người ở lại. có cũng lè nét dẹp và cái vĩ đại nhất của đoàn quân tay tiến.//.
co j bạn gui bài góp y cho minh luôn nhà. minh vùa suy nghĩ vùa làm ko biết có ok ko nữa
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
- Tư thế lên đường: Người lính lên đường chiến đấu hy sinh vì lý tưởng trong Tây Tiến với tư thế chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ/ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Lại một lần nữa khi viết về người lính, về chiến tranh, Quang Dũng không né tránh những hy sinh mất mát, cái bi thương được gợi lên qua hình ảnh những nấm mồ hoang nơi rừng sâu biên giới. Những nấm mồ nơi rừng sâu không người hương khói, ít người qua lại gợi lên sự bùi ngùi thương cảm xót xa. Tuy nhiên cứ mỗi khi chìm vào trong đau thương thì cảm xúc thơ của Quang Dũng được nâng lên đôi cánh lý tưởng của cảm hứng lãng mạn.
Cái bi thương dường như được vợi đi bởi câu thơ xuất hiện nhiều từ Hán Việt mang sắc thái trang trọng cổ kính “Biên cương mồ viễn xứ” đã biến những nấm mồ hoang nơi rừng sâu biên giới thành những mồ chí tôn nghiêm vĩnh hằng.
Cái bi thương bị át đi bởi vẻ đẹp lý tưởng: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Hai chữ “chẳng tiếc” đặt giữa câu thơ nói lên thái độ thanh thản dứt khoát, hoàn toàn tự nguyện của những con người quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đời xanh gợi tuổi trẻ với bao hoa mộng, hy vọng nhiều là thế đẹp là thế đáng yêu là thế mà sẵn sàng hiến dâng cho Tổ quốc, hỏi có sự hy sinh nào cao đẹp hơn thế
- Cái chết của người lính được bao phủ bởi hào quang của cảm hứng lãng mạn và bi tráng: "áo bào thay chiếu ... khúc độc hành''
Nếu bằng cái nhìn hiện thực trần trụi đơn thuần thì cái chết của người lính gợi lên bao niềm thương cảm xót xa khi các anh về nơi an nghỉ cuối cùng một manh chiếu che thi thể cũng không có, vẫn có một cách hiểu khác về câu thơ áo bào thay chiếu (là có chiếu mà không có áo bào) nhưng qua cái nhìn lãng mạn thì chiếc áo người lính bạc vì mưa nắng, rách vì bom đạn đã trở thành chiếc áo bào sang trọng.
Người lính ra đi dẫu không có tiếng kèn đưa tiễn của đám quân nhạc thì đã có khúc độc hành của dòng sông Mã, với chữ “gầm”, sông Mã đã gầm lên, tác giả đã trao cho con sông khúc nhạc hồn tử sĩ vừa đau thương vừa uất hận. Dường như cả đất trời, cả quê hương đang nghiêng mình tiễn đưa người lính về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nghệ thuật nói giảm “Anh về đất" vừa làm vơi đi nỗi đau thương vừa vĩnh viễn hoá sự hy sinh cao đẹp. Đối với người lính Tây Tiến chết chưa phải là hết, các anh về đất là về với Đất Mẹ hiền Tổ quốc.Cái chết của người lính có gợi lên sự bi thương nhưng không bi luỵ trái lại vẫn mang vẻ đẹp hào hùng tráng lệ.
 
Top Bottom