Sử 10 Sự ra đời của thành thị và sự phát triển của thương mại Tây Âu

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Trình bày sự ra đời của các thành thị trung đại ở Tây Âu ?
Sự ra đời của các thành thị trung đại Tây Âu:
- Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi. Sự tiến bộ được biểu hiện trước hết trong nông nghiệp.
+ Trong nông nghiệp: tạo ra những công cụ mới, sự hoàn thiện về kĩ thuật như chọn lai giống, luân canh.. Do khai hoang nên diện tích gieo trồng và đồng cỏ chăn nuôi được mở rộng. Năng suất lao động gia tăng, sản phẩm nông nghiệp trở nên phong phú, thừa thãi
+ Trong các ngành thủ công nghiệp, diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ. Đã có những thợ khéo tay chỉ làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn, mộc, đồ da, đồ gốm... Nhiều người có thể bỏ ruộng đất để làm nghề thủ công, sinh sống bằng sản phẩm trao đổi với nông dân.
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sản phẩm thủ công nghiệp không chỉ phục vụ cho các lãnh chúa phong kiến mà còn để trao đổi với nông dân quanh vùng.
- Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi lãnh địa hoặc bằng cách chuộc thân thể hoặc bỏ trốn, tìm đến những nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi mua bán rồi định cư lập nghiệp ở đó. Họ thường tập trung ở những ngã ba, ngã tư đường, bến sông, bến cảng, chân tường các lâu đài, tu viện hoặc các tháp cổ. Cư dân đông dần lên, thợ thủ công và thương nhân tập trung ngày một nhiều. Lúc đầu, nơi đó chỉ là một thị trấn nhỏ, sau phát triển lên thành thành thị.
- Có nhiều loại thành thị
+ Có thành thị do thợ thủ công và thương nhân xây dựng nên.
+Có thành thị do lãnh chúa phong kiến hay Giáo hội xây dựng nhằm khuếch trưởng ảnh hưởng chính trị của mình, các thành thị này thường được mọc lên bao quanh lâu đài và tu viện.
+Có thành thị được phục hồi từ những thành thị cổ đại
Câu 2, Nêu hoạt động kinh tế của các thành thị trung đại ở Tây Âu ?
Hoạt động kinh tế của các thành thị trung đại:
- Trong xã hội phong kiến, hàng hóa chủ yếu được sản xuất ra ở các thành thị. Vào thời trung kì trung đại, sản phẩm được làm ra từ các xưởng thủ công. Lúc đó, xưởng có quy mô nhỏ với các công cụ sản xuất thô sơ. Mỗi xưởng có một thợ cả là chủ xưởng, vài thợ bạn và thợ học việc.
- Những thợ thủ công trong thành thị trung đại tập hợp lại với nhau trong tổ chức gọi là phường hội. Đó là những thợ thủ công cùng làm nghề giống nhau trong một thành thị. Mục đích của phường hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi cho những thợ thủ công cùng ngành nghề và cuối cùng để đấu tranh chống sự áp bức, sách nhiễu của các lãnh chúa phong kiến địa phương.
- Mỗi phường hội đều có phường quy, trong đó quy định rõ mối quan hệ giữa các loại chợ, chỉ rõ quy cách, giá cả sản phẩm...
- Khi mới hình thành, trong thành thị chưa có tầng lớp thương nhân riêng biệt. Khi sản xuất hàng hóa càng phát triển, người thợ thủ công không thể tự bán hàng hay nhờ “mối hàng” được nữa - thương nhân “bao mua” đã xuất hiện, làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm. Để bảo vệ lợi ích cho các thương nhân về độc quyền buôn bán, trong thành thị xuất hiện các thương hội. Hằng năm, thương nhân châu Âu còn tổ chức các hội chợ lớn để vừa buôn bán, vừa tham gia vào các lễ hội và các trò chơi. Tại đây, người ta còn tiến hành kí những hợp đồng đặt hàng lớn, trao đổi tiền tệ và cho vay lãi.
Câu 3, Nêu vai trò của các thành thị trung đại ?
- Sự xuất hiện thành thị đã làm cho nền kinh tế hàng hóa phát triển càng cao, phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng thị trường, tạo điều kiện hình thành thị trường thống nhất.
- Thành thị xuất hiện đã làm cho các thiết chế dân chủ trong thành thị có vai trò to lớn trong việc xác lập nhu cầu và khả năng thực hiện lí tưởng xã hội mới, đối lập với chế độ phong kiến.
- Trong các thành thị, không khí dân chủ tự do là môi trường thuận lợi để phát triển văn hóa. Các trường đại học nổi tiếng như trường Đại học Bô-lô-nha ở I-ta-li-a, Đại học Xoóc-bon ở Pháp, Đại học O-xphớt, Cam-bơ-rít ở Anh được xây dựng trong các thành thị trung đại.
 
Top Bottom