Sử 11 Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội Việt Nam
- Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
- Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh.
* NHỮNG BIỆN PHÁP KHAI THÁC CỦA THỰC DÂN PHÁP:
- Về chính trị: chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án...; biến vua quan Nam triều thành bù nhìn, tay sai. Chúng bóp nghẹt tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
- Về văn hóa: Chúng thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti,vong bản, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan, đồi phong bại tục. Mọi hoạt động yêu nước của nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề thống trị.

Chuyển biến kinh tế:
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi:
Quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến.
Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình xã hội Việt Nam. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn, bên cạnh các giai cấp XH cũ, còn hình thành các giai cấp, tầng lớp xã hội mới:
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Địa chủ càng bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung và đại địa chủ.
+ Đại địa chủ: dựa vào thực dân Pháp nên giàu có.
+ Có một số địa chủ bị phá sản. Vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai.
- Giai cấp nông dân chiếm khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột rất nặng nề. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt. Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chế độ cho vay nặng lãi... của đế quốc và phong kiến đã đẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lối thoát. Một số ít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Còn số đông vẫn phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vô cùng nặng nề ngay trên mảnh đất mà trước đây là sở hữu của chính họ.
Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Giai cấp nông dân có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to lớn nhất, một động lực cách mạng mạnh mẽ. Giai cấp nông dân khi được tổ chức lại và có sự lãnh đạo của một đội tiên phong cách mạng, sẽ phát huy vai trò cực kỳ quan trọng của mình trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
Các giai cấp, tầng lớp mới:
- Tâng lớp tư sản: hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé. Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều,thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối bị chèn ép của tư bản Pháp nên không thể phát triển được ( có mâu thuẫn về quyền lợi với bọn đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ có tinh thần chống đế quốc và phong kiến, tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
- Tầng lớp tiểu tư sản: bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do:
+ Địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bị đe dọa phá sản, thất nghiệp. Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng. Đặc biệt là tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước vào trận chiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo và đóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị. Giai cấp tiểu tư sản là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.
- Giai cấp công nhân: là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp xây dựng một số cơ sở công nghiệp và thành phố phục vụ cho việc xâm lược và bình định của chúng ở nước ta.Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của đế quốc Pháp, giai cấp công nhân đã hình thành. Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp công nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng, từ 10 vạn (năm 1914) tăng lên hơn 22 vạn (năm 1929), trong đó có hơn 53.000 công nhân mỏ (60% là công nhân mỏ than), và 81.200 công nhân đồn điền.
Đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân Việt Nam còn non trẻ, nhưng đã hưỡng ứng tích cực phong trào đấu tranh của các bộ phận xã hội khác.
( Hình thành những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng mới.
 
Top Bottom