Sử 11 phong trào cần vương

H

hoangduong081198

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. So sánh phong trào cần vương với những phong trào yêu nước đầu thế kỉ 20. nêu ý nghĩa.
2. Tại sao phong trào Cần vương mất vua vẫn diễn ra tiếp được? từ đó giải thích lập luận Cần vương chỉ là một phong trào.

Các bạn giúp mình. cảm ưn nhìu!!!!!
 
N

nice_vk

1. Có thể so sánh trên những điểm chính sau đây:

*Bối cảnh lịch sử
+ Pt cần vương:
- Sau điều ước Patơnot, triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng thực dân Pháp. Sau cuộc phản công kinh thành Huế 7/1885 không thành Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đã hạ chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước giúp vua chống Pháp cứu nước.
+ Pt yêu nước đầu tk XX
- Cuối thế kỷ XIX, Pháp đã đàn áp phong trào Cần Vương, thi hành chính sách bóc lột và khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bị phân hoá, nhiều giai tầng mới xuất hiện (tư sản, công nhân, tiểu tư sản) bên cạnh giai cấp cũ còn tồn tại. Phong trào giải phóng dân tộc nhất là ở Châu Á lên cao theo khuynh hướng mới dân chủ tư sản đã tác động và ảnh hưởng đến Việt Nam.

*Lãnh đạo
+ Pt CV
- Vua Hàm Nghi và các sĩ phu yêu nước. Tiêu biểu là Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng…
+ Pt YN tk XX
Các sĩ phu, văn thân chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh và một số sĩ phu yêu nước tiến bộ.

*Lực lượng
+ PT CV
- Đông đảo quần chúng nhân dân, trước tiên là nông dân
+ PT YN
- Gồm nhiều tầng lớp, giai cấp khác như: Tư sản, địa chủ , phú nông, tiểu tư sản, nông dân.

*Mục tiêu
+ PTCV
- Đánh đuổi thực dân Pháp, giúp vua khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập ở Việt Nam.
+ PTYN
- Các phong trào bị phân hoá: Phong trào thì đánh đuổi thực dân Pháp khôi phục chế độ phong kiến, phong trào thì đánh đuổi Pháp thực hiện cải cách xã hội theo hướng mới.

* Kết quả và ý nghĩa lịch sử
+PTCV
- Đã giấy lên một phong trào đấu tranh vũ trang sôi nổi trong cả nước. Tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Pháp nhiều tổn thất lớn, Pháp phải mất trên 10 năm mới bình định được Việt Nam.
+ PTYN
- Tuy thất bại, phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Báo hiệu con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến đã hoàn toàn lỗi thời.
- Giấy lên các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sôi nổi. Như: Đưa 200 thanh niên Việt Nam sang Nhật học hỏi, Phong trào Duy Tân, Phong trào kháng thuế ở trung kỳ. Các phong trào thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân.
- Mặc dù thất bại nhưng nó đã thể hiện tinh thần yêu nước, sự tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân của các tầng lớp nhân dân và thể hiện tinh thần dân tộc là cơ sở trực tiếp sinh động để dân tộc ta lựa chọn con đường cứu nước mới.
 
K

kute2linh

Câu 1:
3152603304_107972053_574_574.jpg
 
K

kute2linh

Câu 2:

1. Vua Hàm Nghi là người ra chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu kháng Pháp, phò vua cứu nước, là linh hồn của cuộc kháng chiến. Do đó, việc nhà vua bị bắt năm 1888 (do bọn Việt gian phản bội) là tổn thất lớn của phong trào.
2. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, phong trào Cần Vương không phải là cuộc khởi nghĩa thống nhất như khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Nếu Lê Lợi bị bắt, phong trào Lam Sơn mất đi thủ lĩnh tối cao rất dễ tan rã. Nhưng Cần Vương diễn ra trên nhiều địa điểm khác nhau, có nhiều cuộc khởi nghĩa, vì thế, một nhân vật bị bắt thì còn nhiều căn cứ kháng Pháp.
3. Mặt khác, bối cảnh của phong trào Cần Vương cũng rất khác. Lúc này, tuy danh nghĩa là Cần Vương (phò vua) những thực ra là cứu quốc. Những người tham gia muốn đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại nền độc lập chứ không đơn thuần chỉ vì một vị vua nữa.
4. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn sôi sục, dù có bị đàn áp dữ dội nhưng những người hết lòng vì đất nước còn nhiều.
 
Top Bottom