Sóng ánh sáng

H

huynhtantrung

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa, khoảng cách giữa 2 khe a=1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn (E) là D=3m. Đặt sau một trong hai khe sáng một bản mặt song song bề dày e=10 micromet ta thấy hệ thống dịch chuyển trên màn quan sát 1 đoạn x0 = 1,5 cm. Tính chiết suất của chất làm bản mặt song song?
a/1,5
b/ 1,3
c/ 1,4
d, 1,6

2/Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng lamda(1) = 0,4 micromet và lamda(2) = 0,6 micromet vào hai khe của thí nghiệm I âng. Biết khoảng cách giữa hai khe a=1mm, khoảng cách từ hai khe tới màn D= 3m, bề rộng vùng giao thoa quan sát được trên màn L =1,3cm. Số vị trí vân sáng của hai bức xạ trùng nhau trong vùng giao thoa là:
a/3
b/1
c/ 4
d/2
Thầy cho em hỏi bài này có cách giải nhanh ko?

3/ Chiếu vào mặt bên một lăng kính có góc chiết quang A= 60 độ một chùm ánh sáng hẹp coi như một tia sáng. Biết góc lệch của tia sáng màu vàng là cực tiểu. Chiết suất của lăng kính với tia mà vàng là nv = 1,52 và màu tím nt= 1,54. Góc ló của tia màu tím là:
a/ 51,2 độ
b/29,6
c/30,4
d/43,2

4/ Trong thí nghiệm giao thoa của I-âng, khoảng cách hai khe S1, S2: a= 2mm , khoảng cách từ hai khe tới màng D =2 m. Nguồn sáng dùng trong thí nghiệm gồm hai bức xạ lamda1= 0,4 micromet và lamda(2)= 0,5 micromet. với bề rộng của trường giao thoa L=13mm, người ta quan sát thấy số vân sáng có bước sóng lamda(1) và lamda(2) trùng nhau là
a/9
b/3
c/7
d/5

5/ Khi chiếu chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 102,5 nm qua chất khí hidri ở nhiệt độ và áp suất thích hợp người ta thấy chất khí đó phát ra ba bức xạ có các bước sóng lamda(1)<lamda(2)<lamda(3). Biết lamda(3)=656,3nm. Giá trị của lamda(1) và lamda(2) là:


Thày hướng dẫn chi tiết các bài trên giúp em! Cảm ơn thầy! ( các bài trên có Công thức nhanh ko thầy?)
 
H

huynhtantrung

thầy ơi! các dạng bài trên trong bài tập thầy Thạo em chưa gặp bao giờ! xin thầy hướng dẫn giúp em
 
F

futurechampion

bạn chú ý nhé

thầy ơi! các dạng bài trên trong bài tập thầy Thạo em chưa gặp bao giờ! xin thầy hướng dẫn giúp em
Từ khi chuyển đổi sang hình thức thi mới từ năm 2007 . Thì đã có một số chỉnh sửa như sau
+ Bỏ chương Quang hình kể từ năm 2008
Nên các bài toán liên quan đến chương này coi như cũng bỏ theo . Bài này ,và các bài toán về Lưỡng lăng kính Frexnen cũng như thấu kính Biê cũng ko thấy xuất hiện trong các kì thi nữa , còn về các bài toán về hiện tượng tán sắc ánh sáng như thể loại
+ Tìm độ lệch của chùm tia ló
+ Tìm điều kiện để tia ló không ra khỏi thấu kính ...
Những bài này được sắp xếp vào chuyên đề Sóng ánh sáng cũng được mà Thấu kính quang học cũng được nên người ta cũng ít động chạm tới
Còn bài toán bạn hỏi thì thuộc vào phần " Tính chất sóng của ánh sáng " nhưng có ghép thêm bản mỏng
Bản chất vấn đề như sau
+ Khi có thêm bản mỏng chắn sáng ( ánh sáng vẫn truyền qua được ) thì Như ta đã biết ánh sáng sẽ bị chậm lại do với truyền trong môi trường không khí nên quãngdduwownff truyền sáng vì thế mà cũng gia tăng như sau
Gọi S1 và S2 là các khe của thí nghiệm I âng
thời gian để ánh sáng từ S1 truyền qua bản chắn là
[TEX]t = \frac{e}{v}[/TEX] trong đó e là độ dày và v là vận tốc ánh sáng
Thời gian đó ánh sáng truyền trong không khí được
[TEX]s = ct = c.\frac{e}{v} = ne ( n= \frac{c}{v}[/TEX]
Vậy bản mỏn làm chậm đi tốc độ truyền của tia sáng dẫn đến sự kéo dài quảng đường nếu như ta coi rằng thay vì Quãng đường ngắn tốc độ chậm bằng Quãng đường dài tốc độ tương đương
[TEX]delta s = s - e = (n-1)e [/TEX]
suy ra [TEX]d_{1}' = d_{1} + (n-1)e[/TEX]
Tóm lại chứng minh tiếp ra được
độ lệch của Điểm O trên màn chắn là
[TEX]\frac{ax_{o}}{D} - (n-1)e=0[/TEX]
\Rightarrow[TEX]x_{o} =\frac{(n-1)eD}{a}[/TEX]

Vậy còn vấn đề gì bạn ko hiểu Pm cho mình nhé
Chúc bạn học tốt
Kí Tên bacho.1
 
Top Bottom