some body help me

T

thuyan9i

Một con người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân tộc.Một vĩ nhân danh nhân văn hóa của thế giưói
Việt Nam mãi nhưó tên người:Hồ Chí Minh.NGười là cha là bác là anh và ngưòi c h ,người bác người anh ấy đã mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng.Nhưng hình ảnh người vẫn sống mãi trong t*** tim con người đất Việt.bác hồ vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc,lúc sinh thời người luôn mong mỏi đuợc vào miền nam để thăm đồng bào nam bộ.cũng như bác,đồng bào miền nam luôn mong muốn được ra thăm lăng bác.may mắn hơn ai hết,nhà thơ viễn phương,1 người chiến sĩ cách mạng sau bao năm mong mỏi,mãi đến năm 1976 khi dất nước hoàn toàn giải phóng anh mới có dịp ra thăm lăng bác và đã thể hiện niềm cảm xúc thiêng liêng chân thành tha thiết đối với bác.

Đối với tác giả cũng như tất cả mọi con người VN, ngay từ phút đầu đến thăm lăng, trong lòng ông đã trào lên niềm xúc động, nghẹn ngào

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"

Giọng thơ là lời thưa của người con miền Nam đã trải wa 1 cuộc chiến tranh ác liệt và đã giành thắng lợi trở về tìm đến bên lăng cha. "Con ở miền Nam"- mấy tiếng ấy cũng đủ gợi lên bao nỗi tang thương từ 1 miền đất bị vùi dập trong khói lửa của chiến tranh, nhưng cũng rất tự hào vì đã đứng vững để làm nên chiến công vĩ đại.... Nhớ lúc sinh thời, Người luôn nghĩ đến miền Nam, đến đất nước, mong miền Nam được giải phóng. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

"Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác nỗi mong cha" (Bác ơi!)

Thế mà miền Nam ko đón đc Bác vào thăm trong ngày vui đại thắng. Nay Bác đã ra đi, nỗi đau mất mát ấy lấy gì bù đắp? Vì thế, ngay từ đầu, giọng thơ của VP có gì đó xót tủi.
Đến với Bác, dù ngay giữa lòng HN, mà cảnh vật sao giản dị, thân quen:

"Đã thấy trong sương...
....thẳng hàng"

Không phải đền đài tráng lệ, uy nghi mà chỉ là hàng tre giản dị, "hàng tre bát ngát". Bát ngát của tre và bát ngát của sương, là những nét vẽ mờ tỏ, đậm nhạt, tạo nên nét đẹp lung linh như tranh thủy mạc. Từ hình ảnh tả thực ấy, tác giả liên tương, khái quát, nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ "hàng tre xanh xanh VN"-một biểu tượng của dân tộc. Hai tiếng "xanh xanh" ko chỉ gợi ý niệm về màu sắc mà còn gợi lên sức sống bất diệt của dân tộc. HÀng tre ấy mang bao phẩm chất cuả con người VN: nhũn nhặn, thanh cao, thẳng thắn, dẻo dai, kiên cường, bất khuất... dù "bão táp mưa sa" vẫn luôn đứng sát bên nhau, đoàn kết giúp đỡ nhau mà "đứng thẳng hàng". Dấu hiệu đầu tiên nơi Bác là 1 dấu hiệu VN vì Bác là con người VN đẹp nhất.
Nhà thơ hòa vào dòng người, chầm chậm bước đi. Trong giây phút đó, cảm hứng của VP đã thăng hoa, tạo ra những hình ảnh tuyệt đẹp về Bác và tấm lòng nhân hậu của nhân dân đối với Bác.

"Ngày ngày mặt trời...
....rất đỏ"

Câu thơ kéo dài 1 nhịp theo dòng suy tưởng của tác giả. Mặt trời trên cao kia là mặt trời của tự nhiên, nó đem đến ánh sáng và nguồn sống cho vạn vật. Nhưng mặt trời ấy còn "thấy" một và nhận ra "một mặt trời trong lăng rất đỏ". Hình ảnh nhân hóa ấy chứa đựng bao niềm tôn kính, ngưỡng mộ đối với Bác. "Mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ biểu hiện sự kỳ vĩ về phẩm chất, tài năng, đạo đức, về sự hi sinh và to lớn của Người đối với đất nước và dân tộc. Bác là một mặt trời đỏ rực màu cách mạng, mặt trời đó vẫn mãi mãi rực sáng đem lại sự sống và hạnh phúc cho muôn dân, mặt trời cách mạng đó soi đường dẫn lối cho mọi thế hệ vững chắc đi lên. Và cũng như mặt trời trên cao kia, Bác mãi sống trong lòng dân tộc, sống mãi với non sông đất nước. ( đoạn này có lủng củng ko nhỉ, hay là lẩm cẩm wá:11
Ko fải chỉ một t*** tim tác giả biết cảm nhận vẻ đẹp vĩ đại ở Bácmà còn hàng triệu t*** tim, hàng triệu con người ngày ngày đến viếng lăng.
"Ngày ngày dòng người...
...mùa xuân"

Không khí thưong nhớ bao trùm theo nhịp thơ chầm chậm, âm điệu trầm trầm như bước chân của người đ trong cuộc tưởng niệm. Nhưng ko fải là cuộc tưởng niệm bình thường mà là cuộc tưởng niệm ca ngợi vinh quang của Bác, và tràng hoa tưởng niệm là một tràng hoa hết sức đặc biệt, nó được kết bằng hàng triệu tấm lòng để dâng lên Người, dâng lên "bảy mươi chín mùa xuân". Một hình ành hoán dụ kết hợp với ẩn dụ độc đáo, lấy 1 nét trong cuộc đời Bác (79 tuổi) để chỉ Người. Con người ấy đã sống 1 cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã đem lại mùa xuân trường cửu cho đất nước, cho dân tộc. Quả thật, VP đã rất khéo trong việc chọn lửa giọng điệu, ngôn ngữ và hình ảnh thích hợp để diễn tả sâu sắc niềm kính yêu, ngưỡng mộ đối với Bác.
Trong khuôn khổ cảu 4 câu thơ trên, VP đã 2 lần sử dụng điệp từ "ngày ngày": "Ngày ngày mặt trời đi wa trên lăng","Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ". Hai câu thơ chỉ 2 hiện tượng khác nhau: 1 về thiên nhiên, 1 về đời sống, nhưng ý nghĩa lại tương đồng, ý tứ bó kết lại với nhau. Đó là tình cảm của nhân dan ta đối với Bác Hồ cũng tự nhiên, gần gũi như đất trời, vĩnh hằng như quy luật của vũ trụ. Khô thơ thật hàm súc và giàu sức khái quát.

Vào lăng viếng Bác, trong lòng nhà thơ nhói lên nỗi đau và niềm tiếc thương vô hạn vì mất mát, dù bản thân nhà thơ cũng như bao thế hệ vẫn cảm nhận là Bác ko hề mất mà chỉ "nằm trong giấc ngủ bình yên" sau 1 chặng đường 79 năm chưa hề nghỉ ngơi.
"Bác nằm trong...
....trong tim".
Giấc ngủ của Bác bình yên giữa 1 vúng ánh sáng nhè nhẹ "diẹu hiền" như 1 "vầng trăng". Con người tha thiết yêu trăng như vậy, thế mà chưa bao h đc bình yên ngắm trăng. Và bây h thì con người ấy cũng đã đc yên nghỉ cùng người bạn tri kỉ này.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật (the truth is always the only one:70. Bác mất thật rồi! Cảm xúc VP dâng trào và bật thành lời.

"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi....
...trong tim"

Ở đây có sự hòa quyện giữa 2 cảm xúc: cảm xúc về sự bất tử, trường tồn cuả Bác, cảm xúc về nỗi đau nhớ Bác khôn nguôi". Bác mãi mãi là "trời xanh" bất diệt, vĩnh viễn ở trên đầu và ở trong tâm tưởng mỗi người, với non sông đất nước. Nhưng Bác mất thật rồi, Bác ko còn trên cõi đời này nữa. Cái thiếu vắng ấy lấy gì bù đắp được? Một từ "nhói" vút cao lên nói hộ ta bao nĩô đau đớn, xót xa. Đó là niềm rung cảm rất chân thật của bất kỳ con người VN nào vào lăng viếng Bác.

Xót xa, lưu luyến mấy rồi cũng phải chia tay. Bác nằm lại với "giấc ngủ bình yên", còn cháu rời Bác rồi.

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt"

Câu thơ có z nuối tiếc, nghẹn ngào. Một tiếng "thương", một hình ảnh "trào nước mắt" là trọn vẹn tình cảm của VP với Người . Đó là niềm kính yêu, là lòng quý trọng,, biết ơn đối với con người cao thượng và vĩ đại đã dành trọn cuộc đời mình cho dân tộc. Đó là nỗi xót xa đau đến lặng người vì sẽ ko còn đc thấy Bác nữa.
Chân bước đi mà lòng đầy lưu luyến. Nỗi niềm đó đc bộc lộ trong mấy câu thơ cuối bài giàu hình ảnh:

"Muốn làm con chim....
....chốn này"

Nhịp điệu câu trở nên dồn dệp với điệp ngữ "muốn làm" nhắc lại đến 3 lần đã nhấn mạnh ước ngyện sâu sắc, chân thành của tác giả. Và hàng loạt hình ảnh ẩn dụ cụ thể hóa ước nguyện đó: "con chim" dâng tiếng hót, "bông hoa" dâng hương thơm, "cây tretrung hiếu" canh giữ cho giấc ngủ bình yên của Bác. (hình ảnh cây tre đoạn này, em làm biếng wa':74. Tất cả đều ở bên lăng, quanh lăng. Tất cả đều nói lên tấm lòng kính yêu vô hạn của tác giả và cũng là cảu nhân dân đối với Bác.
Vieng lang Bac cua VP da goi gam vao` tam hon nguoi doc nhung dieu thieng lieng cao ca. Do la tinh yeu cua khong chi rieng tac gia ma con voi tat ca nguoi dan mien nam. Phai chang qua bai tho nay tac gia muon thuc tinh long yeu nuoc & niem kinh yeu voi lanh tu cua chung ta- nguoi dang de chung ta noi guong-Nguoi cha cao voi muon thuo. Mai ve mien nam dang trao nuoc mat ... Nhung dong ket tran day tinh yeu & long cam men ay van mai dong trong tam tri chung ta ngay nay!?!
 
H

hoatuvi143

chị ơi bài này chị tự viết hay văn mẫu đấy??
sr vì nếu văn mẫu là chít em đó
 
C

congaigiaitoan_5

Anh hoatuvi ơi! Anh post bài thơ Viếng Lăng Bác cho em đọc thử nào!Nhỡ đâu em lại giúp được!!!
 
L

luvship

Anh hoatuvi ơi! Anh post bài thơ Viếng Lăng Bác cho em đọc thử nào!Nhỡ đâu em lại giúp được!!!
chỉ sợ em giúp không đc thôi, tại mỗi bài đều có than điểm khác nhau, đc chia sẵng thành các phần khác nhau rồi.
nếu em có giúp thì giúp đc thêm ý văn, lời văn, dù gì cũng cảm ơn em.
 
H

hoatuvi143

ừ bài nè em
"con ở miền nam ra thăm lăng bác
đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
ôi ! hàng tre xanh xanh việt nam
bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
kết tràng hoa dâng 79 mùa xuân

bác nằm trong giấc ngủ bình yên
giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
vẫn biết trời xanh là mãi mải
mà sao nghe nhói ở trong tim

mai về miền nam thương trào nước mắt
mai về miền nam nhớ bác khơn nguôi
muốn làm đóa hoa hương tỏa đâu đây
muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

nếu giúp được anh xin cảm ơn hj`
 
Last edited by a moderator:
C

congaigiaitoan_5

Anh chờ tí! Hai ngày nữa em đưa cho anh bài của em nha! Có lẽ hơi muộn.Nếu dở thì đừng chê nha, tội nghiệp!
 
B

boycute_loveyou

chờ mình một chút mình post lên cho
nhưng phải lâu đấy vì rất dài
văn chính cống không hề có chút văn mẫu đâu yên tâm
 
B

boycute_loveyou

chờ mình một chút mình post lên cho
nhưng phải lâu đấy vì rất dài
văn chính cống không hề có chút văn mẫu đâu yên tâm
trời ngại đánh quá liệu mai có được không
bây giờ thì ít cũng phải đến mười giờ mới song
chờ được không
 
B

boycute_loveyou

chờ mình một chút mình post lên cho
nhưng phải lâu đấy vì rất dài
văn chính cống không hề có chút văn mẫu đâu yên tâm
nhưng lâu đấy phải mười giờ mới song chờ được không
 
B

boycute_loveyou

viễn phương là một trong những nhà thơ xuất hiện xớm nhất của văn nghệ giải phóng miền nam, Thơ viễn phương thương nhỏ nhẹ giàu tình cảm . "VLB" là một trong những bài thơ như thế. bài thơ đã thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính của nhà thơ và cũng là của nhân dân ta đối với bác
Như đứa con xa quê, nay mới có dịp được trở về thăm người cha già đã mất. Từ trong lòng nhà thơ đã trào dâng bao nỗi xúc động nghẹn ngào. Mở đầu bài thơ, tác giả đã viết
"Con ở miền nam ra thăm lăng bác"
"con ở miền nam"-mấy tiếng xưng hô ấy vừa bao hàm một nỗi đau vừa mang một niềm tự hào khôn tả. Nhà thơ đã lựa chọn cách xưng hô con-Bác, thể hiện tình cảm gần gũi thân thương và sự kính trọng như tình cảm ruột thịt gia đình. Nhà thơ xưng con với bác bởi vì sâu thẳm trong lòng ông thănmr sâu trong lòng nhân dân miền nam Bác luôn là cha già nhân hậu hiền từ
"Bác nhớ miền nam nỗi nhớ nhà
Miền nam nhớ bác nỗi mong cha"-tố hữu-
"con" không phải là cách xưng hô mới đối với bác, Nhà thơ Nguyễn đình thi hay xuân diệu... đã từng xưng hô như vậy . Nhưng con trong cách xưng ho của viễn phương lại mang một ý nghĩa đặc biệt "con ở miên nam". Miền nam nơi thành đồng của tổ quốc, trong chiến tranh là mảnh đất đi trước về sau, muôn vàn gian khổ. Miền nam cũng là nơi Bác hằng ao ước khát khao mong nhớ. Chính vì thế mà tác giả dùng từ "thăm" chứ không phải từ "viếng". "Thăm" là thăm nơi bác ở thăm chỗ bác làm. Khi đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng ấy, cảm xúc của nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng như bước vào giấc mơ tưởng chừng như không có thật, Câu thơ vừa bộc lộ nỗi vui mừng khôn xiết lại vừa thật xót xa.Một cái gì như bị kìm nén bấy lâu bỗng òa ra tức tưởi nghẹn ngào.Hai mảnh đất, hai địa đầu của tổ quốc dã được nối liền bằng một cuộc hành hương.
Ấn tượng đầu tiên của tác giả phía trước lăng bác là hình ảnh hàng tre. Trong quan sát của tác giả, hình ảnh hàng tre hiện lên trong xương mù dưới bầu trời hà nội
"đã thấy trong************************************************.........đứng thẳng hàng"
trước lăng bác và trong lòng viễn phương tre như dài ra rộng ra và mông mênh. Tre vẫn uy nghi và xanh mãi màu xanh việt nam. Hàng tre ấy gợi cho ta nhớ đến cuộc sống âm thầm lặng lẽ đã sát cánh cùng dân tộc chốing kẻ thù chung của loài tre. Tre mang màu xanh của đất nước màu xanh của dân tộc. Cây tre tượng trưng cho phẩm chất cao quý của con người việt nam cần cù thủy chung
"nòi tre đâu chịu mọc cong
chưa lên đã thẳng như trông lạ thường"
viễn phuong đã thật thành công khi sử dụng hình ảnh ẩn dụ để gợi sự gần gũi thân quen của lăng bác . Lăng bác như bóng dáng quê hương. Đi giữa hàng tre đúng dưới tre mà viễn phuơng không khỏi thất lên
"ôi!hàng tre xanh xanh việt nam"
chỉ với thán từ ôi mà bao cảm xúc nghẹn ngào tràn ngập cả câu thơ. Tất cả dân tộc đã về đây vây quanh bác xếp thành hàng ngũ chỉnh tề giữ giấc ngủ bình yên cho người. Nhưng độc đáo hơn tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa tre việt nam là con người việt nam một dân tộc với sức sống bền bỉ kiên trì
tiếp nối dòng suy tưởng ấy, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh tuệt đẹp để nói lên cảm nhận của mình khi đứng trước lăng
"ngày ngày.....................rất đỏ"
khổ thơ bắt đầu bằng hình ảnh mắt trời. "ngày ngày" là khoảng thời gian lặp đi lặp lại ngày tiếp ngày tháng tiếp tháng, đó là quy luật của tự nhiên của vũ trụ. "mặt trời" ở câu thơ trên là mặt trời của thiên nhiên đem sự sống ánh sáng cho muôn loài. Đó là mặt trời vĩnh hằng trường tồn mãi cùng thơi gian. Từ hình ảnh mặt tròi của thiên nhiên , nhà thơ liên tưởng bác nằm trong lăng cũng là một vầng mặt trời. Như vậy "mặt trời" ở đây mang một ý nghĩa mới đay là hình ảnh ẩn dụ rất đặc biệt. Hơn nữa bác ở đây còn "nằm trong lăng" CÒN LÀ MỘT MẶT TRỜI RẤT ĐỎ.tRONG CẢM THỨC CỦA NHÀ THƠ VÀ CỦA CẢ NHÂN DÂN VIỆT NAM BÁC MÃI MÃI LÀ MỘT VẦNG MẶT TRỜI RỰC RỠ VĨ Đại đã soi sáng đường đi chodân tộc việt nam bằng cả sự nghiệp vĩ đai của người
so sánh ví bác với mặt trời tác giả nhằm cá ngợi sự nghiệp vĩ đại của bác đồng thời thể hiện tình cảm tôn kính lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ và của cả nhân dân ta đối với bác. ví bác với mặt trời là cách ví quen thuộc của các nhà thơ. Nhưng nhận ra lúc bác ở trong lăng người vẫn là một vầng mặt trời rất đỏ để sóng đôi trường tồn vĩnh hằng cùng mặt trời thiên nhiên thì quả thật đó là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của viễn phương bởi vầng mặt trời ấy đẫ soi đường chỉ lối cho dân tộc giành đọc lập tự do thống nhất đất nước. Bác đã cùng nhân dân vượt qua trăm nghìn gian khổ hi sinh để đi tới chiến thắng ving quang chọn vẹn. Bác đã tỏa hơi ấm tình thương bao la trong mỗi con người.Theo con đường cách mạng của bác dân tộc việt nam đã thoát khỏi ách nô lệ của thực dân và phong kiến.Công ơn của bác có thể được sáng ngang non cao biển rộng. Bởi thế ai cũng mong được gặp bácđược chiêm ngưỡng được bày tỏ tình cảm trước bác
"ngày ngày dòng************************************************...............mùa xuân"
"dòng người đi trong thương nhớ" là hình ảnh rất thực diễn tả đoàn người vào lăng viếng bác.mỗi con người trong dòng người ấy là một bông hoa tốt đẹp nhất kết thành tràng hoa dâng lên tuổi thọ của người.tràng hoa ấy dài bất tận cùng thời gian. tràng hoa ấy cũng chính là tấm lòng của người dân việt nam đối với bác. Quan hệ tình cảm giữa một vị lãnh tụ và nhân dân được diễn tả thật gần gũi giản dị mà tinh tế sâu sắc khôn cùng khiến cho người đọc cảm động và càng chân trọng tình cảm ấy.so sánh dong người vào thăm lăng bác như một tràng hoa là cách so sánh độc đáo mới mẻ chỉ có riêng trong thơ viễn phương. chữ "dâng" trong câu thơ kết chàng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân chứa đựng bao tình cảm bao nghĩa tình. nhà thơ không nói bảy mươi chín tuổi mà lại nói là bảy mươi chín mùa xuân đó là cách nói rất thơ cuộc đời bác đẹp như mùa xuân. Qua đó ta thấy được nghệ thuật lựa chon ngôn từ thật tinh tế biểu cảm và giàu giá trị hình tượng của tác giả
với những bước đi chầm chậm trong dòng người vào lăng viếng bác đây là dây phút ngẹn ngào nhất bởi trước mặt nhà thơ chỉ còn có bác kính yêu.Không gian và thời gian giường như ngưng tụ lại ở đây
"bác nằm...............hiền"
trong cảm nhận của mình nhà thơ như thấy bác đang ngủ một giấc ngủ bình yên sau cả một đời đấu trang cho dân tộc cho nhân loại. Nếu như khổ thơ trên tác giả ví bác với mặt troi rực rỡ thì giờ đây trong t*** tim của nhà thơ và của cả dân tộc bác lại là một "vầng trăng sáng dịu hiền". hình ảnh ẩn dụ này lại thêm mộtlaanf nữa khẳng định sự trường tồn vĩnh hằng của bác. Bác không chỉ là người cha cho ta sự sống , chỉ lối soi đường cho ta mà còn cho ta tình thương và lòng nhân ái bao la như ánh sáng dịu máy của vầng trăng như tình yêu hiền hòa của mẹ. Tiếp tục so sánh bác với những vật truòng tồn cùng thời gian, đến đây ta lại bắt gặp một hình ảnh trương tồn mãi mãi
"vẫn biết trời ....................tim"
Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước như mặt trời như vầng trăng như trời xanh
"Bác sống như trời đất của ta"-tố hữu_
đó là bởi vì bác đã hóa thân cùng thiên nhiên đất nước cùng dân tộc. Dù tin là như thế ấy nhưng người dân đất việt vẫn đau xót nối tiếc và không nguôi trước sự ra đi của bác. Quy luật của tạo hóa là có sinh có tử. Tuy nhiên bác mất đi là sự thật không gì có thể bù đắp đượclaf tổn thất lớn nhất đối với mỗi chúng ta.cả con người cả đất trời đều nhỏ lệ
"xuốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa"
dẫu biết đó là lẽ thường tình nhưng vẫn không ai tin đó là sự thật. điều đó xuất phát từ tình cảm tiếc thương không cùng của nhân dân và của cả tác giả dành cho vị lãnh tụ vĩ đại HCM. ví bác với các hình ảnh rộng lớn kì vĩ khiến người đọc phải suy ngẫm về cái bất diệt, cái vô cùng của vũ trụ rồi ngẫm đến cái bất diệt cái vô cùng cao cả của một cong người. Nếu như câu thơ trên là lí trí nói đến cái chung thì ở câu thơ dưới là tình cảm bộc lộ niềm riêng
"mà sao đau...............tim"
Lí trí thì thấy rõ Bác đã trở thành bất tử hòa nhập với trời xanh với cái cao cả vĩnh hằng nhưng tình cảm thì lại nhói đau.Cụm từ "vẫn biết"-"mà sao" dường như là một sự đối lập.Đó là sự đối lập giữa lí trí và tình cảm :càng nhận ra cái bất tử vĩnh hằng của bác thì nhà thơ càng đau trước nỗi đau mất bác.Đó là tam trạng đau đớn xúc động thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ khi lần đầu tiên được gặp bác .Đó cũng là tình cảm của biết bao người khi đã từng khóc khi để tang bác năm xưa:
"Bác đã đi rồi sao bác ơi"-tố hữu-
Bác ra đi chưa thỏa lòng mong mỏi là được trở lại nơi thành đồng của tổ quốc. Được trực tiếp gặp gỡ đông bào của miền nam ruột thịt.nhân dân miền nam day dứt không nguôi bởi không được rước bác vào lăng. Sự vĩ đại rực rỡ của người được nhân dấn ghi nhớ ngàn đời
 
Last edited by a moderator:
B

boycute_loveyou

mới làm được có nửa bài
e bạn còn đó không
nếu có thì nhớ nhắn lên mình còn biết đường mà đánh tiếp nhé
trời mệt quá
còn dài lắm
 
B

boycute_loveyou

ê bạn còn ở đó không vậy
bạn trả lời đi chứ
mình còn biết đường mà viết tiếp
còn hai mặt giấy thếp nữa cơ
 
H

hoatuvi143

vậy được rùi bạn ơi
cám ơn nha
*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*_*
 
Top Bottom