Sử 12 So sánh

A

anhtraj_no1

1/CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ:
Chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kì trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, toà án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, CĐQCCC có từ thế kỉ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu CĐQCCC thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết lập nhà nước tư sản trên nguyên tắc tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, CĐQCCC cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu.

2/Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua chúa nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.
 
V

volongkhung

1/CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ:
Chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kì trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, toà án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, CĐQCCC có từ thế kỉ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu CĐQCCC thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết lập nhà nước tư sản trên nguyên tắc tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, CĐQCCC cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu.

2/Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua chúa nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu.
Bạn có thể nói cụ thể hơn những ý chính được không ???
 
H

hocmai.lichsu

Về cơ bản, khi so sánh hai chế độ này em cần lưu ý:
Giống nhau:
- Đều có vua
- Đều là hình thức nhà nước theo thể chế quân chủ.
Khác nhau
- Về người đứng đầu
+ Quân chủ chuyên chế: Vua có quyền lực tối cao
+ Quân chủ lập hiến: Vua chỉ là đại diện, thực quyền trong tay Quốc hội.
- Giai cấp lãnh đạo:
+ Quân chủ chuyên chế: giai cấp PK
+ Quân chủ Lập hiến: Tư sản hoặc liên minh tư sản + quý tộc mới.
- Quân chủ chuyên chế: là thể chế của hình thái Phong kiến.
- Quân chủ lập hiến: Là thể chế nhà nước của hình thái TBCN.

Chúc em thành công
 
L

lunxinh_1609

Mọi người trả lời giúp em câu hỏi này với ạ
1.Chiến tranh thuốc phiện đã dẫn đến hậu quả gì đối với Trung Quốc.
2.Nêu nội dung cơ bản của thuyết Tam dân.
3.Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
 
I

ilovemyfriendforever

Mọi người trả lời giúp em câu hỏi này với ạ
1.Chiến tranh thuốc phiện đã dẫn đến hậu quả gì đối với Trung Quốc.
2.Nêu nội dung cơ bản của thuyết Tam dân.
3.Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
1,Trước tiên em có thể nói sơ qua về chiến tranh thuốc phiện.
Sau đó từ những kết quả mà cuộc chiến tranh gây ra,em có thể suy ra một vài hậu quả sau:
-Với sự thất bại trong cuộc chiến tranh thuốc phiện,Nhà Thanh buộc phải ký với Anh bản hiệp ước Nam Kinh,một hiệp ước bất bình đẳng,bán quyền lợi của đất nước cho thực dân Anh:
Sau đó em trình bày về hiệp ước này nhé.
Với hiệp ước Nam Kinh,TQ từ một quốc gia PKiến độc lập,biến thành một nước nửa thuộc địa,nửa phong kiến.
-Sau thất bại của chiến tranh thuốc phiện,các nước ĐQ khác lần lượt ép triều đình nhà Thanh ký các hiệp ước bất bình đẳg(Mỹ-Nhật...),biến TQ thành chiếc "bánh ngọt" để các nước ĐQ tranh nhau xâu xé.
2,Thuyết Tam dân(Tôn Trung Sơn):
-Dân tộc độc lập:hình như là đánh đuổi ĐQ và các thế lực xâm lược,dành độc lập về cho dân tộc.
-Dân quyền tự do:Thi hình các quyền tự do-dân chủ cho nhân dân như quyền bầu cử,kêu gọi trưng cầu dân ý để lập ra các cơ quan:lập-hành-tư pháp.
-Dân sinh hạnh phúc:Thi hành quyền về đất đai của nhân.
@;Em về gg nhá,chị ko học kỹ về nó. :(
3,Em nhận xét theo các nội dung sau:
-Khuynh hướng đấu tranh(ở đây là khuynh hướng dân chủ tư sản).
-Lãnh đạo.
-Mục tiêu đấu tranh.
-Lực luợng tham gia.
-Hình thức-phương pháp đấu tranh.
-Quy mô.
-Kết quả-ý nghĩa.
Em làm theo cá ý này,nếu ko chắc thì cứ post bài nên để mọi người cugx đọc và góp ý nhé. :)
 
L

lunxinh_1609

Và đây là 1 số câu hỏi về cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của pháp ở nước ta ạ:
1,TD Pháp đã thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Đông Dương như thế nào?
2,Hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 đối với kinh tế và sư phân hóa giai cấp ở VN ? Những mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN lúc đó?
3,Phân tích thái độ của các giai cấp trong xã hội nước ta đối với sự thống trị của TD pháp và tay sai Sau chiến tranh thế giới thứ 1?
4,Chơng trình khai thác thuộc địa lần 2 của TD pháp có điểm gì mới so với cuộc khai thác lần thứ nhất?

Câu hỏi về phong trào dân tộc dân chủ ở VN 1919 - 1925
1,Tình hình giai cấp tư sản và tiểu tư sản VN từ sau đại chiến 1 đến 1925?
2,Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta 1919 - 1925,tại sao các phong trào đó lần lượt thất bại?
3,Sự hình thành giai cấp công nhân VN? Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân chuyển sang đấu tranh tự giác?vì sao?
4,quá trình giai cấp công nhân Vn vươn lên tự tự phát đến tự giác

Câu hỏi về Nguyễn Ái Quốc:
1,Con dường tìm chân lí của NAQ có gì là độc đáo?Khác với con đường truyền thống của những con người đi trước như thế nào?
2,Hoàn cảnh lịch sử,quá trình tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác - lênin của Nguyễn Ái Quốc?
3,Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1925?
4,Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ 1 người yêu nước trở thành 1 người cộng sản?


Mọi người cùng thảo luận nhé!:D
 
Last edited by a moderator:
I

ilovemyfriendforever

Và đây là 1 số câu hỏi về cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của pháp ở nước ta ạ:
1,TD Pháp đã thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần 2 ở Đông Dương như thế nào?
2,Hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 đối với kinh tế và sư phân hóa giai cấp ở VN ? Những mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN lúc đó?
3,Phân tích thái độ của các giai cấp trong xã hội nước ta đối với sự thống trị của TD pháp và tay sai Sau chiến tranh thế giới thứ 1?
4,Chơng trình khai thác thuộc địa lần 2 của TD pháp có điểm gì mới so với cuộc khai thác lần thứ nhất?

Câu hỏi về phong trào dân tộc dân chủ ở VN 1919 - 1925
1,Tình hình giai cấp tư sản và tiểu tư sản VN từ sau đại chiến 1 đến 1925?
2,Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta 1919 - 1925,tại sao các phong trào đó lần lượt thất bại?
3,Sự hình thành giai cấp công nhân VN? Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân chuyển sang đấu tranh tự giác?vì sao?
4,quá trình giai cấp công nhân Vn vươn lên tự tự phát đến tự giác

Câu hỏi về Nguyễn Ái Quốc:
1,Con dường tìm chân lí của NAQ có gì là độc đáo?Khác với con đường truyền thống của những con người đi trước như thế nào?
2,Hoàn cảnh lịch sử,quá trình tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác - lênin của Nguyễn Ái Quốc?
3,Trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1925?
4,Quá trình chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc từ 1 người yêu nước trở thành 1 người cộng sản?


Mọi người cùng thảo luận nhé!:D


Đưa câu hỏi dần dần thôi em,em đưa lên 1 loạt thế này biết làm câu nào trước,câu nào sau,với lại mỗi người một vấn đề thì biết làm sao??


Chúng ta bắt đầu với câu này nhé:

2,Hậu quả của cuộc khai thác thuộc địa lần 2 đối với kinh tế và sư phân hóa giai cấp ở VN ? Những mâu thuẫn cơ bản của xã hội VN lúc đó?

Theo chị thấy câu 1 ko khó,câu này có vẻ ổn để mọi người thảo luận. :)
 
L

lunxinh_1609

Đưa câu hỏi dần dần thôi em,em đưa lên 1 loạt thế này biết làm câu nào trước,câu nào sau,với lại mỗi người một vấn đề thì biết làm sao??


Dạ em sẽ chú ý hơn:D
Nhưng chị có thể trả lời sớm cho e :
Câu 4.Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 có gì khác so với khai thác lần 1?
Câu 2.Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nươc ta 1919 - 1925 tại sao lần lượt thất bại?
Câu 4.Quá trình giai cấp công nhân việt nam vươn lên từ tự phát thành tự giác?
Câu 1.Con đường tìm chân lí của Nguyễn Ái Quốc có gì là độc đáo?Khác với con đường truyền thống của những người đi trước như thế nào?

Nhanh lên chị ạ,em sắp phải nộp bài cho cô rồi nhưng vẫn không biết làm sao:-SS
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

Đưa câu hỏi dần dần thôi em,em đưa lên 1 loạt thế này biết làm câu nào trước,câu nào sau,với lại mỗi người một vấn đề thì biết làm sao??


Dạ em sẽ chú ý hơn:D
Nhưng chị có thể trả lời sớm cho e :
Câu 4.Chương trình khai thác thuộc địa lần 2 có gì khác so với khai thác lần 1?
Câu 2.Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nươc ta 1919 - 1925 tại sao lần lượt thất bại?
Câu 4.Quá trình giai cấp công nhân việt nam vươn lên từ tự phát thành tự giác?
Câu 1.Con đường tìm chân lí của Nguyễn Ái Quốc có gì là độc đáo?Khác với con đường truyền thống của những người đi trước như thế nào?

Nhanh lên chị ạ,em sắp phải nộp bài cho cô rồi nhưng vẫn không biết làm sao:-SS


ôi lâu lắm rồi mới lại được vào học mãi, nhớ quá;))


câu 4: khi so sánh sự khác nhau giữa hai cuộc khai thác thuộc địa em dựa trên những tiêu chí sau đây nhé:
- hoàn cảnh

-quy mô

-nội dung ( công nghiệp , nông nghiệp, thủ công nghiệp)

-tác động

câu 1: con đường tìm chân lí cứu nước của Bác khác so với con đường truyền thống của các bậc tiền bối trước ở những điểm sau:

- động cơ, cách thức ra đi tìm đường cứu nước

-quan điểm cứu nước

- thực tiến hoạt động

em dựa vào những ý trên để làm nhoé;)), chúc em thành công:)
 
L

lunxinh_1609

câu 4: khi so sánh sự khác nhau giữa hai cuộc khai thác thuộc địa em dựa trên những tiêu chí sau đây nhé:
- hoàn cảnh

-quy mô

-nội dung ( công nghiệp , nông nghiệp, thủ công nghiệp)

-tác động


Dựa vào các ý của chị,em làm như sau,có gì thiếu sót mong mọi người bổ sung nhé:D
I/Cuộc khai thác thuộc địa lần 1:
a,Hoàn cảnh:năm 1958 TD pháp nổ súng xâm lược VN .Từ 1858 - 1884:TD pháp xâm lược nước ta đến 1896 thì hoàn thành công cuộc bình định và bắt đầu khai thác thuộc địa đến 1918.

b,Quy mô:Khai thác triệt để,toàn diện trên mọi lĩnh vực cả kinh tế và xã hội.

c,Nội dung:
-Bóc lột nhân công,vơ vét tài nguyên thiên nhiên...
-Cướp đoạt khai thác ruộng đất,biến TD pháp và giáo hội thiên chúa thành địa chủ lớn,duy trì hình thức bóc lột phong kiến,chủ đạo là phát canh thu tô...
-Đầu tư khai thác mỏ,chú trọng các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến
-Từ 1897 - 1914,pháp đầu tư vào VN 424 triệu phrăng,tập tring vào xây dựng cơ sở hạ tầng,điện nước,giao thông để phục vụ mục đích quân sự...

d,Tác động:

-Những chuyển biến về kinh tế:Toàn bộ chính sách khai thác,đầu tư,bóc lột ở Đông Dương là 1 chính sách hẹp hòi,ích kỉ,nhằm trói chặt kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế pháp.Tuy nhiên chính sách cai trị của TD pháp cũng tạo ra sự biến đổi trong đời sống kinh tế VN,đó là sự xâm nhập của phương thức TBCN dẫn đến sự tan rã của nền kinh tế tự nhiên làm kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển.Dù vậy đây mới chỉ là hình thức tư bản của TD được thể hiện bằng sự kết hợp giữa phương thức bóc lột của PK và TB trên phạm vi cả nước,làm KT VN què quặt,yếu ớt.

-Những chuyển biến về xã hội:dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa,XH VN có sự biến đổi,giai cấp cũ tiếp tục tồn tại và phân hóa,1 số giai cấp và tầng lớp mới ra đời:
+.Giai cấp địa chủ:đại địa chủ :ngày càng giàu có--->nhanh chóng trở thành tay sai cho pháp // Trung,tiểu đại chủ cị TD đàn áp--->có tinh thần kháng pháp.
+.nông dân:1 phần tiếp tục nhận ruộng đất của địa chủ // 1 bộ phận ra thành phố hoạc vào các đồn điền,hầm mỏ làm công nhân.
+.tư sản:tư sản mại bản - tư sản dân tộc.
+.tiểu tư sản.
+.công nhân.



II/Cuộc khai thác thuộc địa lần 2:

Cuộc khai thác thuộc địa lần 2:
1,Hoàn cảnh:
-Sau đại chiến 1,các nước thắng trận phân chia lại TG,hình thành 1 trật tự Tg mới - trật tự Vecxai-Oasinhton.Sau chiên tranh này,pháp tu là nướ thắng trận nhưng chịu tổn thất nặng nề nên tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp lại.
-Trong giai đoạn này,phong trào đấu tranh của nước ta gặp nhiều điện thuận lợi:cách mạng tháng 10 nga thắng lợi,nước nga Xô viết ra đời,quốc tế cộng sản thành lập.
--->Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần 2 từ sau chiến tranh TG 1(1919) đến trước cuộc khủng hoản KT TG(1929 - 1933)

2,Quy mô:toàn diện.

3,Nội dung:
-Trong vòng 6 năm (1924 - 1929),pháp đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng vào Đông Dương mà chủ yếu là VN.
-Vốn đầu tư nhiều nhất là vào nông nghiệp đặc biệt là các đồn điền cao su.
-Công nghiệp:đầu tư vào khai thác mỏ:than sắt;công nghiệp nhẹ.
-Thương nghiệp: Pháp nắm độc quyền và ngân hàng Đông Dương như 1 con bạch tuộc thâu tóm toàn bộ nền KT Đông Dương.
-Để phục vụ cho việc khai thác,P đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thồn vận tải.

4,Tác động:
-Những chuyển biến về KT:KT VN phát triển yếu ớt,phụ thuộc vào chính quốc.Tuy nhiên nhiều yếu tố tiến bộ,tích cực của KT TBCN ít nhiều được truyền bá vào VN như khoa học kĩ thuật,cơ sở hạ tầng...
-Những chuyển biến về xã hội (cái này có rất rõ trong sgk các bạn xem trong đó nha)
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

hì, trước hết chị cảm ơn vì sự nhiệt tình của em nhé;))

thứ hai , về câu trả lời của em nè;)) em có thấy câu trả lời của mình làm bật lên được sự khác nhau giữa hai cuộc khai thác thuộc địa chưa? em có thấy là nó hơi nghiêng về trình bày 2 cuộc khai thác thuộc địa của Pháp hok? ( chị cứ góp ý thẳng, có gì em bỏ qua nhóe;)) ] hì hì
 
L

lunxinh_1609

hì, trước hết chị cảm ơn vì sự nhiệt tình của em nhé;))

thứ hai , về câu trả lời của em nè;)) em có thấy câu trả lời của mình làm bật lên được sự khác nhau giữa hai cuộc khai thác thuộc địa chưa? em có thấy là nó hơi nghiêng về trình bày 2 cuộc khai thác thuộc địa của Pháp hok? ( chị cứ góp ý thẳng, có gì em bỏ qua nhóe;)) ] hì hì


Dạ,e cũng thấy bài em làm nghiêng hẳn về trình bày thì phải.Em làm có gì không đúng chị cứ góp ý thẳng cho em biết nhá,không hôm sau nhờ câu này mà rớt đại học thì em oán lắm ấy chứ:d

Sự khác biệt giữa cuộc khai thác thuộc địa lần 1 và lần 2:
Hoàn cảnh:
-Lần 1:p háp sau khi bình định nước ta đã bắt đầu vào công cuộc khai thác thuộc địa--->tính chất chủ động
-Lần 2:Sau đại chiến 1,P tuy là nước thắng trận nhưng lại chịu tổn thất nặng nề nên đẩy mạnh khai thác thuộc địa để bù đắp lại--->mang tính bị động
(Cái này là suy nghĩ của em,không biết có đúng không nữa:-??)

Phần tiếp theo là em gg nhưng cũng cảm thấy đúng nên post lên,mọi người cùng tham khảo và cho ý kiến nhé:D

-Về mục tiêu:Giống như cuộc khai thác 1,cuộc khai thác thuộc địa lần này vẫn theo đuổi 1 ý đồ nham hiểm:bòn rút của thuộc địa để làm giàu cho chính quốc nhưng không cho thuộc địa có cơ hội để cạnh tranh với chính quốc.
-Về thời gian:cuộc khai thác thuộc địalần 2 bắt đầu ngay sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và chấm dứt trước cuộc khủng hoảng KT TG (1929 - 1933).
-Về cơ cấu đầu tư:Đã có sự thay đổi căn bản,nếu như trước đại chiến 1 chủ yếu là vốn của đầu tư nhà nước thì trong cuộc khai thác này,vốn đầu tư củ tư bản tư nhân đứng ở vị trí hàng đầu.
-Về cường độ:cuộc khai thác thuộc địa diến ra với cường độ mạnh.Chỉ tính riêng trong 6 năm(1924 - 1929)tổng số vốn đầu tư của P vào Đông dương đã tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.
-Về các lĩnh vực đầu tư:có sự thay đổi vị trí rất lớn,nếu như trong khai thác lần 1,khai khoáng chiếm vị trí hàng đầu thì trong cuộc khai thác này thì vị trí đó thuộc về nông nghiệp.
-Thương nghiệp : Gồm ngoại thương và nội thương cũng có những bước tiến mới. Xuất hiện các chợ lớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Ngoại thương là lĩnh vực buôn bán mà Pháp độc quyền. Thực dân Pháp dựng hàng rào thuế quan để bảo hộ hàng hóa chính quốc bằng cách đánh thuế cao hàng hóa nước ngoài, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc và Nhật Bản đã hạn chế đến mức tối đa hàng ha của nước ngoài nhập vào Đông Dương, tạo điều kiện tốt nhất cho hàng hóa Pháp tràn ngập thị trường Việt Nam. Trước chiến tranh, thị phần hàng hóa Pháp ở Đông Dương chiếm 37%, cuối những năm 1920 đã lên tới 63%. Đặc trưng của nền thương mại thuộc địa được phản ánh rõ nét trong cơ cấu xuất nhập. Xuất chủ yếu là những mặt hàng nguyên liệu, nông sản phẩm ; Nhập chủ yếu là những mặt hàng công nghiệp, kỹ thuật, những mặt hàng tiêu dùng cao cấp từ Pháp.
 
Last edited by a moderator:
M

meongocxi

chị bổ sung thêm nhé;))
về hoàn cảnh:
-cuộc KT thuộc địa lần 1 : Pháp tiến hành khai thác sau khi đã bình định tạm thời phong trào cách mạng VN
=> Pháp khai thác để vơ vét và xây dựng cơ sở cho nền thống trị lâu dài ở VN.
-cuộc KT thuộc địa lần 2: như em nói đó=> nhu cầu bù đắp phải lớn hơn

về tác động:
-cuộc KT lần 1 :
+ mặc dù có du nhập luồng kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng nền kinh tế VN vẫn còn lạc hậu
+ xã hội chưa có sự phân hóa sâu sắc
- cuộc KT thuộc địa lần 2
+ làm xuất hiện một số ngành kinh tế mới, kinh tế có bước phát triển hơn , các yếu tố kinh tế tư bản du nhập vào nước ta một cách sâu sắc hơn.
+ xã hội VN có sự phân hóa sâu sắc ( nêu dẫn chứng chứng minh)
 
L

lunxinh_1609

Bây giờ cả nhà cùng làm câu tiếp theo nhé:D

Hậu quả của chương trình khai thác thuộc địa lần 2 đối với KT và sự phân hóa xã hội ỏ VN?Những mâu thuân cơ bản của xã hội Vn lúc đó?
 
Top Bottom