[sinh12]bài tập về di truyền học quần thể

N

nh0c_coi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài :
ở gà

AA:lông đen

Aa:lông đốm

aa:lông trắng

một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm,10 con lông trắng.

1/cấu trúc di truyền nói trên của quần thể gà có cân bàng không?

2/với diều kiện gì thì qthể đạt trạng thái cân bằng?

3/xđịnh cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thai cân bằng ..
Bài làm
chia tỉ lệ ta có:

P: 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa

=>tần số của alen A: 0.41+0.58:2=0.7=p

a: 0.01+0.58:2=0.3=q

a) nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì theo Hacdi-Vanbec cấu trúc di truyền của P phải thỏa mãn:

( p^2 )AA: 2pqAa: ( q^2 )aa

<=>0.49AA: 0.42Aa :0.09aa

=> P chưa đạt trạng thái cân bằng

dự đoán P sẽ đạt trạng thái cân bằng sau một lần ngẫu phối:

khi xảy ra ngẫu phối ta có:

P : ( 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa) x ( 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa)

gP: 0.7A; 0.3a 0.7A; 0.3a

F1: 0.49AA : 0.42Aa : 0.09aa

=> thoả mãn định luật Hacdi- Vanbec => quần thể đạt trạng thái cân bằng chỉ sau một lần ngẫu phối!!!

;)ừm bài này làm như thế có dc hum , sai sót chổ nào mong các bạn chỉ giáo cho naz !!!;)
 
Last edited by a moderator:
N

nh0c_coi

và sau đây là một số bài trắc ngiệm về chủ đề trên , post lên cho pà con cùng làm naz !!!!;);)
Câu hỏi 1:
Quần thể là một tập hợp cá thể ..... (K: khác loài, C: cùng loài, H: khác loài hoặc cùng loài), chung sống trong một khoảng không gian ..... (X: xác định, Y không xác định), ở một thời điểm ..... (M: không nhất định, N: nhất định):
A. K, Y, M
B. K, X, N
C. H, X, N
D. C, X, N
E. C, Y, N




Câu hỏi 2:
Điều nào dưới đây về quần thể là không đúng:
A. Quần thể là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung
B. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định
C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời
D. Về mặt di truyền học quần thể được phân làm hai loại: quần thể giao phối và quần thể tự phối


Câu hỏi 3:
Thành phần kiểu gen của một quần thể có tính chất:
A. Đặc trưng và không ổn định
B. Đặc trưng và ổn định
C. Không đặc trưng nhưng ổn định
D. Đa dạng
E. Không đặc trưng và cũng không ổn định

Câu hỏi 4:
Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong thiên nhiên vì:
A. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể
B. Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể về mặt sinh sản
C. Sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra thường xuyên
D. Có sự hạn chế trng giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong một loài
E. Tất cả đều đúng

Câu hỏi 5:
Cấu trúc di truyền và quần thể tự phối:
A. Đa dạng và phong phú về kiểu gen
B. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp
C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
D. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp
E. Có sự đa dạng về kiểu gen


Câu hỏi 6:
Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở:
A. Quần thể giao phối
B. Quần thể tự phối
C. Ở loài sinh sản dinh dưỡng
D. Ở loài sinh sản hữu tính
E. Tất cả đều sai


Câu hỏi 7:
Điều nào dưới đây nói về quần thể giao phối là không đúng:
A. Nét đặc trưng của quần thể giao phối là sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể
B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình
C. Các cá thể trong quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể có sự giao phối với nhau
D. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về rất nhiều chi tiết
E. Quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn tới sự đa hình về kiểu gen


Câu hỏi 8:
Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng:
A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ
C. Số cá thể đồng hợp tăng, số thể dị hợp giảm
D. Thể hiện đặc điểm đa hình
E.

Câu hỏi 9:
Trong một quần thể giao phối nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra:
A. 8 tổ hợp kiểu gen
B. 10 tổ hợp kiểu gen
C. 6 tổ hợp kiểu gen
D. 4 tổ hợp kiểu gen
E. 3 tổ hợp kiểu gen



Câu hỏi 10:
Trong một quần thể giao phối giả sử gen thứ nhất có 3 alen, gen thứ hai có 4 alen, các gen di truyền phân li độc lập, thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra:
A. 6 tổ hợp kiểu gen
B. 60 tổ hợp kiểu gen
C. 10 tổ hợp kiểu gen
D. 30 tổ hợp kiểu gen
E. 16 tổ hợp kiểu gen
\Rightarrow nào cùng làm cùng tranh luận ná các bạn !!!!:):p
 
N

nh0c_coi

Còn đây nữa nè !!!
câu 1

Tần số nhóm máu O (1)
Tần số nhóm máu A (2)
Tần số nhóm máu B (3)
Tần số nhóm máu AB (4)



NGA
(1) 32,9
(2) 35,8
(3)23,2
(4) 8,1

ẤN ĐỘ
39,2
24,5
37,2
8,1

VIỆT NAM
48,3
19,4
27,9
4,2



Bảng số liệu sau biểu thị tần số các nhóm máu (%) ở một số quần thể .Qua bảng số liệu đã chứng tỏ:

Chọn một đáp án dưới đây

A. Tỷ lệ các nhóm máu ở các quần thể là không cân bằng
B. Tỷ lệ các nhóm máu ở các quần thể đặc trưng cho từng quần thể người
C. Tỷ lệ các nhóm máu ở các quần thể là cân bằng và đặc trưng cho từng quần thể người
D. Tỷ lệ các nhóm máu ở các quần thể là không cân bằng và không đặc trưng cho mỗi quần thể người
câu 2
Một đàn bò có 64% con lông nâu, lông khoang là 36%. Hãy cho biết sự tương quan tỷ lệ giữa tần số của 2 alen, biết rằng alen quy định tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy chọn một hoặc vài đáp án dưới đây

Chọn một hoặc nhiều đáp án dưới đây

A. 3/2 B. 0.25
C. 2/3 D. 4
câu 3
Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen .Giả sử quần thể đang ở trạng thái cân bằng ,trong đó tỉ lệ các cá thể thân đen chiếm 36% ,người ta chọn ngẫu nhiên trong số đó 10 cặp (10 cái và 10 đực ) đều có thân xám cho chúng giao phối từng cặp .Biết thân xám là trội so với thân đen và màu thân do 1 gen quy định .

Xác suất để cả 10 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp là bao nhiêu ?

Chọn một đáp án dưới đây

A. 0.0031 B. 0.00042
C. 0.00054 D. 0.0045
câu 4
Bệnh teo cơ ở người do đột biến gen lặn gây ra và biểu hiện ở trẻ sơ sinh với tần số là 1/2000.Gen trội qui định tính trạng bình thường.Số người có kiểu gen đồng hợp trong cộng đồng 10000 người là bao nhiêu ?

Chọn một đáp án dưới đây

A. 9565 B. 9252
C. 9464 D. 9717

câu 5
Ở loài mèo nhà,cặp alen D,d quy định màu lông nằm trên NST giới tính X(D D :lông đen,D d:tam thể,d d:lông vàng).Trong một quần thể mèo ở thành phố Luân Đôn người ta ghi được số liệu về các kiểu hình sau:

-Mèo đực:311 lông đen,42 lông vàng

-Mèo cái:277 lông đen,7 lông vàng,54 tam thể

Tần số các alen D và d trong quần thể trong điều kiện cân bằng lần lượt là:

Chọn một đáp án dưới đây

A. 0,85 và 0,15 B. 0,726 và 0,274
C. 0,654 và 0,346 D. 0,893 và 0,107

Còn nhìu lém , nhưng thui post nhiu đây thui ha !!!;););)
 
D

duyquang97

Đề bài :
ở gà

AA:lông đen

Aa:lông đốm

aa:lông trắng

một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm,10 con lông trắng.

1/cấu trúc di truyền nói trên của quần thể gà có cân bàng không?

2/với diều kiện gì thì qthể đạt trạng thái cân bằng?

3/xđịnh cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thai cân bằng ..
Bài làm
chia tỉ lệ ta có:

P: 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa

=>tần số của alen A: 0.41+0.58:2=0.7=p

a: 0.01+0.58:2=0.3=q

a) nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì theo Hacdi-Vanbec cấu trúc di truyền của P phải thỏa mãn:

( p^2 )AA: 2pqAa: ( q^2 )aa

<=>0.49AA: 0.42Aa :0.09aa

=> P chưa đạt trạng thái cân bằng

dự đoán P sẽ đạt trạng thái cân bằng sau một lần ngẫu phối:

khi xảy ra ngẫu phối ta có:

P : ( 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa) x ( 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa)

gP: 0.7A; 0.3a 0.7A; 0.3a

F1: 0.49AA : 0.42Aa : 0.09aa

=> thoả mãn định luật Hacdi- Vanbec => quần thể đạt trạng thái cân bằng chỉ sau một lần ngẫu phối!!!

;)ừm bài này làm như thế có dc hum , sai sót chổ nào mong các bạn chỉ giáo cho naz !!!;)

Nói thiệt bạn biện luận dài dòng quá có thể rút gọn bớt vài đoạn :|
 
X

xiamei_1108

mình còn vài bài nè
1,Một quần thể có cấu trúc ban đầu như sau 21AA:10Aa:10aa.
Giả sử không có tác động của chọn lọc tự nhiên và đột biến.Cấu
trúc di truyền của quần thể sau 8 thế hệ ngẫu phối sẽ có cấu trúc như sau:
A.0.3969AA:0.4662Aa:0.1369aa B.0.402AA:0.464Aa:0.134aa
C.21AA:10Aa:10aa D.0.25AA:0.05Aa:0.25aa
 
D

dainghia1561991

chào nhoc_coi tui có vấn đề này muốn hỏi nha ! liên lạc cho tui : tevvvv2000 (nick) hoặc gởi email : dainghia1561991
 
D

dainghia1561991

cuu viện

chào nhoc_coi tui có vấn đề này muốn hỏi nha ! liên lạc cho tui : tevvvv2000 (nick) hoặc gởi email : dainghia1561991@gmail.com.vn
Tần số alen quần thể
Với một quần thể bất kì với thành phần kiểu gen:

AA ; Aa ; aa.

Tổng số cá thể của quần thể là n.

Khi đó, gọi f(A), f(a) lần lượt là tần số alen A,a; f(AA), f(Aa), f(aa) lần lượt là tần số kiểu gen AA, Aa, aa tính theo công thức:

Tần số kiểu gen bằng tỉ lệ một kiểu gen trên tổng số kiểu gen có thể có trong quần thể.

Ta có:

f(A) = = + = f(AA) + f(Aa) = p(A)

Tương tự, f(a) = f(aa) + f(Aa) = q(a)

Ví dụ: 1 quần thể cho: 0.4AA; 0.2Aa; 0.4aa. Có tần số A = 0.4+1/2 x 0.2 = 0.5. tương tự với tần số của a.

* Khi đề bài cho một quần thể và hỏi quần thể đó có cân bằng không, thì việc của bạn không phải là xem p+q có bằng 1 hay không, mà sau khi tính được p(A) và q(a) thì bạn phải xem f(AA) có bằng hay không; f(Aa) có bằng 2pq hay không và f(aa) có bằng hay không. Nếu bằng thì quần thể cân bằng và ngược lại.

Ví dụ: cũng ở quần thể phía trên. Rõ ràng có rất nhiều quần thể có cùng tần số alen A=a=0.5. Có thể là quần thể 0.3AA, 0.4Aa; 0.3aa cũng thỏa mãn. Tuy nhiên trong thực tế chỉ có 1 quần thể được gọi là cân bằng di truyền, ấy là khi quần thể đó có thành phần kiểu gen AA=0.25; Aa=0.5; aa=0.25.

* Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể:

- Nếu 1 quần thể không cân bằng thì sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, quần thể sẽ có thành phần kiểu gen: (AA) + 2pq(Aa) + (aa) = quần thể cân bằng.

- Nếu quần thể tiếp tục giao phối ngẫu nhiên thì các thế hệ kế tiếp không những tần số alen không đổi mà tần số các kiểu gen cũng được duy trì ổn định. Đó được gọi là trạng thái cân bằng của quần thể.

- Quy luật Hacdi-Vanberg cũng áp dụng cho gen trên NST giới tính. Tuy nhiên khác với gen trên NST thường, trạng thái cân bằng di truyền của quần thể không được thiết lập ngay sau một thế hệ. Vì NST Y không mang gen, ta có:

f(Y) = p(A); f(Y) = q(a)

Tần số các kiểu gen ở phần các cá thể cái:

(AA) + 2pq(Aa) + (aa)

Các dạng bài tập liên quan:

1. Cho thành phần kiểu gen của quần thể, xác định tần số alen, xác định quần thể có cân bằng hay không.

==> Tính theo công thức và cách tính phía trên.

2. Cho thành phần kiểu gen của quần thể, giả định quần thể ngẫu phối/tự thụ phấn. Hỏi tần số alen và thành phần kiểu gen sau n thế hệ.

==> Ngẫu phối thì ngay sau thế hệ đó, quần thể sẽ cân bằng, và duy trì sau n-1 thế hệ. Còn nếu là giao phối thì tỉ lệ dị hợp giảm đi 1 nửa sau mỗi thế hệ. Tỉ lệ đồng hợp được cộng thêm.

3. Cho 1 quần thể ở trạng thái cân bằng, tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn. Xác định tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

==> Vì đã cân bằng nên tỉ lệ aa=p.p. Vậy khai căn ra ta được tỉ lệ a. Từ đó làm nốt bài toán.
 
C

caothuyt2

Đề bài :
ở gà

AA:lông đen

Aa:lông đốm

aa:lông trắng

một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm,10 con lông trắng.

1/cấu trúc di truyền nói trên của quần thể gà có cân bàng không?

2/với diều kiện gì thì qthể đạt trạng thái cân bằng?

3/xđịnh cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thai cân bằng ..
Bài làm
chia tỉ lệ ta có:

P: 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa

=>tần số của alen A: 0.41+0.58:2=0.7=p

a: 0.01+0.58:2=0.3=q

a) nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì theo Hacdi-Vanbec cấu trúc di truyền của P phải thỏa mãn:

( p^2 )AA: 2pqAa: ( q^2 )aa

<=>0.49AA: 0.42Aa :0.09aa

=> P chưa đạt trạng thái cân bằng

dự đoán P sẽ đạt trạng thái cân bằng sau một lần ngẫu phối:

khi xảy ra ngẫu phối ta có:

P : ( 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa) x ( 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa)

gP: 0.7A; 0.3a 0.7A; 0.3a

F1: 0.49AA : 0.42Aa : 0.09aa

=> thoả mãn định luật Hacdi- Vanbec => quần thể đạt trạng thái cân bằng chỉ sau một lần ngẫu phối!!!

;)ừm bài này làm như thế có dc hum , sai sót chổ nào mong các bạn chỉ giáo cho naz !!!;)

-chỉ thế này thôi hả bạn thế còn câu 2 và 3 thì sao.
Với lại tớ thấy chỗ đự đoán P.....(ko cần thiết vì SGK sinh học 12 nâng cao đã khẳng định: Nếu thế hệ xuất phát của quần thể ko ở trạng thái cân bằng di truyền thì chỉ cần qua ngẫu phối đã tạo ra trạng thái cân bằng di truyền cho quần thể ngay ở thế hệ tiếp theo)
 
L

leanhquyet

Trích:
mình còn vài bài nè
1,Một quần thể có cấu trúc ban đầu như sau 21AA:10Aa:10aa.
Giả sử không có tác động của chọn lọc tự nhiên và đột biến.Cấu
trúc di truyền của quần thể sau 8 thế hệ ngẫu phối sẽ có cấu trúc như sau:
A.0.3969AA:0.4662Aa:0.1369aa B.0.402AA:0.464Aa:0.134aa
C.21AA:10Aa:10aa D.0.25AA:0.05Aa:0.25aa

Của bạn nè:

Từ cấu trúc của quần thể ban đầu ta dễ dàng có được
Tần số A = (21*2 + 10)/41*2 ~ 0,63
=> Tần số a ~ 0,37
Theo Dl H_V thì sau 1 thế hệ ngãu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng. Sau 8 thế hệ vẫn thế
vậy ta có 0,402 AA: 0,464Aa: 0,134aa
 
C

cmcm7

Đề bài :
ở gà

AA:lông đen

Aa:lông đốm

aa:lông trắng

một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm,10 con lông trắng.

1/cấu trúc di truyền nói trên của quần thể gà có cân bàng không?

2/với diều kiện gì thì qthể đạt trạng thái cân bằng?

3/xđịnh cấu trúc di truyền của quần thể khi đạt trạng thai cân bằng ..
Bài làm
chia tỉ lệ ta có:

P: 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa

=>tần số của alen A: 0.41+0.58:2=0.7=p

a: 0.01+0.58:2=0.3=q

a) nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì theo Hacdi-Vanbec cấu trúc di truyền của P phải thỏa mãn:

( p^2 )AA: 2pqAa: ( q^2 )aa

<=>0.49AA: 0.42Aa :0.09aa

=> P chưa đạt trạng thái cân bằng

dự đoán P sẽ đạt trạng thái cân bằng sau một lần ngẫu phối:

khi xảy ra ngẫu phối ta có:

P : ( 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa) x ( 0.41 AA : 0.58Aa : 0.01aa)

gP: 0.7A; 0.3a 0.7A; 0.3a

F1: 0.49AA : 0.42Aa : 0.09aa

=> thoả mãn định luật Hacdi- Vanbec => quần thể đạt trạng thái cân bằng chỉ sau một lần ngẫu phối!!!

;)ừm bài này làm như thế có dc hum , sai sót chổ nào mong các bạn chỉ giáo cho naz !!!;)


ở đoạn cuối P nhân vào Gp 0.7A 0.3a làm sao vậy không hiểu ?
 
T

tqjohn1801

Bài tập di truyền học quần thể

Một quần thể thực vật tự thụ có tỉ lệ kiểu gen thế hệ P là: 0.45AA : 0.3Aa : 0.25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1:
A. 0.525AA : 0.15Aa : 0.325aa
B. 0.36AA : 0.24Aa : 0.4aa
C. 0.36AA : 0.48Aa : 0.16aa
D. 0.7AA : 0.2Aa : 0.1aa

ĐÂY LÀ ĐỀ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2008. ĐÁP ÁN D, nhưng mình không biết cách giải, tính ra đáp án A hoài, không hiểu?????:)>-
 
Last edited by a moderator:
P

phuongdung282

aa không có khả năng sinh sản nên không tính aa nên chỉ có AA va Aa
Vậy quần thể phải là 0,6AA 0,4Aa
Áp dụng công thức tự phối là ra ngay
 
L

lananh_vy_vp

Một quần thể thực vật tự thụ có tỉ lệ kiểu gen thế hệ P là: 0.45AA : 0.3Aa : 0.25aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1:
A. 0.525AA : 0.15Aa : 0.325aa
B. 0.36AA : 0.24Aa : 0.4aa
C. 0.36AA : 0.48Aa : 0.16aa
D. 0.7AA : 0.2Aa : 0.1aa
bạn vào đây tham khảo nha!trong diễn đàn đã có rùi, bạn chịu khó search bài 1 tí ha!
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=46593
 
K

khackhiempk

mình còn vài bài nè
1,Một quần thể có cấu trúc ban đầu như sau 21AA:10Aa:10aa.
Giả sử không có tác động của chọn lọc tự nhiên và đột biến.Cấu
trúc di truyền của quần thể sau 8 thế hệ ngẫu phối sẽ có cấu trúc như sau:
A.0.3969AA:0.4662Aa:0.1369aa B.0.402AA:0.464Aa:0.134aa
C.21AA:10Aa:10aa D.0.25AA:0.05Aa:0.25aa

do ngẫu phối nên sau 1 hay 2 hay n thế hệ thì cấu trúc di truyền của quần thể cũng không thay đổi ( trong điều kiện không có tác động của các nhân tố tiến hóa)
 
Top Bottom